Tiêm filler đã không còn là một phương pháp làm đẹp xa lạ với nhiều người vì giúp khắc phục mọi khuyết điểm trên da một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người lo lắng về tình trạng tiêm filler bị phồng ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống. Cùng Seoul Center khám phá tất tần tật các kiến thức liên quan đến tiêm filler bị sưng phồng chỉ qua 5 phút đọc.
Nguyên nhân tiêm filler bị phồng là gì?
Thực tế chỉ ra rằng, filler là một chất làm đầy có tác dụng lấp đầy các mô dưới da giúp khắc phục những vùng da bị hóp, lõm vào trong giúp da căng mịn, hài hòa hơn. Thông thường sau khi tiêm filler, vị trí tiêm thường xuất hiện các dấu hiệu sưng phồng. Sau đây là một số nguyên nhân chính khiến tiêm filler bị sưng phồng trên da:
Liều lượng tiêm không phù hợp với thể trạng cơ thể
Trước khi tiến hành tiêm filler vào vị trí chỉ định, bác sĩ cần phải nắm rõ tình trạng cơ thể của khách hàng và ước lượng dung dịch hợp lý khi tiêm vào cơ thể. Nếu như bạn tiến hành tiêm filler quá liều lượng tương thích với cơ thể sẽ gây ra những kích ứng không đáng có điển hình là filler bị tràn đến các khu vực lân cận gây biến dạng khuôn mặt nghiêm trọng.
Tiêm filler bao nhiêu là đủ? Cùng lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia
Tay nghề kỹ thuật tiêm còn kém
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tiêm filler bị phồng da là do ảnh hưởng từ kỹ thuật của người tiêm. Nếu tay nghề không đảm bảo các tiêu chí về kỹ thuật sẽ dễ xác định lệch vị trí, đâm quá sâu hoặc quá nông giúp kết quả tiêm filler không được đảm bảo.
Sau một thời gian, vùng tiêm sẽ xuất hiện tình trạng sưng phồng, nổi cộm, dùng tay sờ vào ta có thể dễ dàng cảm nhận được filler đang nằm bên dưới lớp da. Chính vì thế, tay nghề chuyên môn kém không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ mà còn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng sau tiêm filler.
Tại đây Seoul Center đã tổng hợp những thông tin tiêm filler sau 1 năm bị sưng để bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.
Phản ứng của cơ thể với filler sau khi tiêm
Cơ thể sau khi đột ngột tiếp xúc với một chất lạ sẽ dễ xảy ra các phản ứng phản xạ khiến vùng da bị sưng phồng sau tiêm kèm theo các dấu hiệu: nổi mẩn, sưng tấy, phồng rộp tại vị trí tiêm. Một trong những nguyên nhân chính tác động đến là:
- Dị ứng với thành phần có trong chất làm đầy.
- Filler sử dụng kém chất lượng, không đảm bảo chất lượng nguồn gốc xuất xứ.
- Cơ thể chưa thích ứng kịp với filler sau khi tiêm.
Nhìn chung, các phản ứng này có thể xuất hiện kèm theo các dấu hiệu: ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức bất thường,.. ở các vùng da lân cận.
Ngoài ra tình trạng tiêm filler môi bị nổi mụn nước cũng rất nguy hiểm mà bạn nên tham khảo qua để biết hướng xử lý phù hợp nhé.
Theo các bác sĩ và chuyên gia nhận định, tình trạng da bị sưng phồng sau khi tiêm filler là một trong những dấu hiệu bình thường, không quá phức tạp. Nếu tìm ra nguyên nhân để xử lý kịp thời thì tình trạng sưng phồng sẽ nhanh chóng thuyên giảm trong thời gian sớm nhất.
Tiêm filler bị phồng da có nguy hiểm không?
Nhìn chung tiêm filler bị sưng phồng không là một vấn đề quá nguy hiểm. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào mức độ để xác định tình trạng chính xác nhất. Vì vậy, da xuất hiện tình trạng sưng phồng sau tiêm filler có thể là một biểu hiện bình thường hoặc cảnh báo những biến chứng bất thường.
Tình trạng “tiêm filler bị phồng” rộp xuất hiện ở khá nhiều khách hàng sau khi tiêm filler. Bạn có thể dễ dàng nhận biết da bị phồng do tiêm filler qua các dấu hiệu như: bề mặt da sưng, phồng, rộp nhô cao hơn bề mặt da bình thường.
Sau đây là những tình huống nguy hiểm mà bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám điều trị kịp thời:
- Khu vực sưng phồng ngày càng lan rộng, khiến khuôn mặt bị biến dạng lệch hẳn sang một bên
- Vùng da phồng sau tiêm filler đi kèm là những cảm giác tê nhức, đau mỏi, khó chịu
- Vùng tiêm filler bị bầm tím và có dấu hiệu phồng rộp,vết bầm ngày càng lan rộng trên da
- Các tổn thương trên da có xu hướng lâu lành, xuất hiện tình trạng viêm loét nặng
- Với các khu vực tiêm filler quanh mắt sẽ dễ xuất hiện các dấu hiệu thị lực suy giảm
- Toàn thân có dấu hiệu suy nhược, mệt mỏi, khó thở đi kèm.
Một số phương án xử lý phổ biến khi tiêm filler bị sưng phồng
Tiêm filler bị phồng không phải là một biểu hiện quá hiếm gặp sau khi tiêm filler. Tùy vào mức độ sưng phồng mà bác sĩ sẽ xác định mức độ và có phương án xử lý hiệu quả.
Trường hợp bị phồng nhẹ
Trường hợp cơ thể có biểu hiện kích ứng nhẹ sau khi tiêm filler, bác sĩ sẽ có những giải pháp chăm sóc, vệ sinh da tại nhà phù hợp cùng với các bài tập massage nhẹ giúp filler trong cơ thể không bị vón cục, cải thiện tình trạng phồng da sau tiêm chất làm đầy.
Trường hợp tiêm quá liều filler
Trong trường hợp cơ thể bị ảnh hưởng do tiêm quá liều lượng filler, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp tiêm tan filler bằng enzyme hyaluronidase để giúp thúc đẩy quá trình phân hủy filler diễn ra nhanh hơn, giảm bớt tình trạng sưng phồng trên da.
Trường hợp chèn mạch khi tiêm filler
Tiêm filler không đúng kỹ thuật sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Với tình trạng này, máu sẽ không được hỗ trợ lưu thông và khiến da bị sưng phồng. Khi cơ thể đến giai đoạn biến chứng nặng, không thể thực hiện giải pháp tiêm tan thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp nạo vét filler.
Tiêm filler vào mạch máu là tình trạng nguy hiểm mà bạn nên tham khảo qua để nắm rõ thông tin phòng hờ những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra nhé.
Một số trường hợp khác
Bên cạnh đó, cũng có một vài trường hợp cơ thể khách hàng bị dị ứng với thuốc tiêm. Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành kê thuốc chống dị ứng cho khách hàng để tình trạng sưng phồng được thuyên giảm.
Cách phòng tránh tình trạng tiêm filler bị sưng phồng trên da
Sau đây là một số lưu ý để phòng ngừa tình trạng tiêm filler gặp biến chứng trên da:
- Tìm kiếm và ưu tiên lựa chọn các trung tâm thẩm mỹ làm đẹp uy tín chất lượng để tiêm filler.
- Đảm bảo bác sĩ phụ trách thực hiện có tay nghề, được đào tạo bài bản và có chuyên môn kỹ thuật cao.
- Hỏi và nắm kỹ các thông tin liên quan đến filler được sử dụng trước khi tiêm trực tiếp vào cơ thể.
- Không tự ý mua filler được rao bán trên mạng, không rõ nguồn gốc xuất xứ để tiêm trực tiếp vào cơ thể.
- Kiểm tra filler trước khi tiêm có còn nguyên vẹn không, nhãn mác như thế nào?,..
- Kiểm tra cẩn thận kim tiêm có bị rỉ sét không trước khi tiêm vào cơ thể
- Đọc kỹ bảng thành phần filler trước khi tiêm, khai báo đầy đủ chi tiết tình trạng sức khỏe cơ thể với bác sĩ trong quá trình thăm khám.
- Liệt kê chi tiết các loại thuốc mà bạn đang sử dụng song song để điều trị bệnh với bác sĩ.
Tiêm filler an toàn – Không đau – Hiệu quả dài lâu
Qua bài viết này, Seoul Center đã đem đến cho bạn các kiến thức liên quan đến tiêm filler bị phồng và cách xử lý phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tiêm filler cần tư vấn, bạn vui lòng liên hệ Hotline 1800 3333 để được giải đáp kịp thời.
Bình luận bài viết