Tiêm tan filler thường được sử dụng để điều trị cho những trường hợp bị gặp biến chứng do filler. Nhưng cũng chính vì thế mà nhiều khách hàng bắt đầu quan tâm không tiêm tan filler có sao không, có thật sự cần thiết để điều trị biến chứng?
Cùng Thẩm mỹ filler tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết sau đây bạn nhé!
Tiêm tan filler là gì? Các loại thường gặp?
Tiêm tan filler là phương pháp phân hủy filler đã tiêm trước đó nhằm khắc phục tình trạng sưng, cứng, vón cục, biến chứng sau khi tiêm filler, giúp vùng điều trị trở về tình trạng ban đầu nhanh chóng.
Kỹ thuật tiêm tan Filler cũng tương tự như tiêm Filler thông thường, điểm khác biệt sẽ nằm ở hoạt chất sử dụng. Nếu tiêm filler là sử dụng chất làm đầy thì tiêm tan sẽ sử dụng một chất làm tan loại filler đã dùng trước đó.
Chất tiêm tan được sử dụng trong dịch vụ tiêm tan filler là một loại thuốc được gọi là hyaluronidase. Đây là một enzyme tự nhiên trong cơ thể có tác dụng phá vỡ các liên kết của hyaluronic acid(thành phần chính trong filler), phân giải filler đã tiêm trước đó thành những phân tử nhỏ và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể theo quá trình đào thải tự nhiên.
Các sản phẩm chứa Hyaluronidase thường được dùng để tiêm tan filler như: Liporase; Malinda và Hyalaze. Mỗi loại sẽ có giá và hàm lượng khác nhau tùy theo đơn vị sản xuất.
Tuy nhiên, điều quan trọng khi tiêm tan filler mà các chị em phụ nữ cần nhớ là chất lượng chất tiêm tan và trình độ tay nghề của bác sĩ. Bởi nếu bác sĩ tiêm không đúng kỹ thuật, sản phẩm tiêm tan kém chất lượng thì nguy cơ gây sưng, biến chứng không mong muốn,
Khi nào cần tiêm tan filler?
Tiêm tan Filler tuy là giải pháp hiệu quả nhanh chóng và khá an toàn khi được thực hiện đúng kỹ thuật, chất tiêm tan chất lượng. Thế nhưng không phải trường hợp nào tiêm tan Filler cũng phù hợp. Dưới đây là những trường hợp mà bạn nên tiêm tan Filler như sau:
- Những khách hàng đã tiêm filler nhưng xuất hiện tình trạng filler vón cục dưới da, dẫn đến viêm sưng biến dạng hoặc có cảm giác đau buốt tại vùng tiêm.
- Lượng filler khi tiêm vào cơ thể bị phân bố không đồng đều khiến cho việc tạo hình gặp nhiều khó khăn. Cần có sự can thiệp để điều chỉnh hoặc loại bỏ filler nhằm đưa vùng da trở về trạng thái ban đầu.
- Có dấu hiệu xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn động mạch cục máu đông hoặc thay đổi màu sắc vùng da tiêm filler. Được bác sĩ thẩm mỹ chỉ định tiêm tan filler ngay lập tức.
Nhiều khách hàng không nắm rõ được tình trạng da sau tiêm filler nên lo sợ, nhất là tiêm vùng cằm bởi đây là vùng quan trọng trên khuôn mặt. Cùng tìm hiểu tiêm filler cằm bao lâu thì tan?
Không tiêm tan filler có sao không?
Đối với những ai đang thắc mắc không tiêm tan filler có sao không thì đáp án chắc chắn là có. Bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe khi gặp biến chứng mà không có sự hỗ trợ của tan filler. Thường thấy là:
Bệnh nhân bị viêm sưng hoặc biến chứng do filler gây kích ứng rất nguy hiểm, nếu không được tiêm tan filler kịp thời có thể bị biến dạng vùng da, sưng phồng hoặc tệ hơn là hoại tử. Bắt buộc phải tiêm tan filler để xử lý sơ bộ tổn thương trước khi điều trị chuyên sâu.
Trong một số trường hợp, lượng filler xâm nhập có thể làm nhiễm trùng máu, tắc mạch máu, gây khó khăn trong điều trị và khắc phục hậu quả. Đối với những ca bệnh này, cần tới sự hỗ trợ của bác sĩ y tế, phát hiện từ sớm và có biện pháp cấp cứu ngay lập tức.
Với những khách hàng chỉ đơn giản là không thỏa mãn với diện mạo sau tiêm filler thì có thể bỏ qua việc tiêm tan. Nhưng sẽ phải chờ đợi trong một khoảng thời gian, ít nhất là 5 – 7 tháng để vùng tiêm filler hồi phục về trạng thái ban đầu.
Như vậy có thể khẳng định rằng tiêm tan filler là điều cực kỳ cần thiết nếu gặp phải bất cứ vấn đề nào về sức khỏe hay thẩm mỹ. Với mục đích hạn chế tối đa thương tổn có thể xảy đến đối với bản thân.
Đối với trường hợp tiêm tan filler mũi, cần nắm rõ tiêm tan filler bao lâu thì nâng mũi được để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau tiêm gây biến chứng.
Những rủi ro và biến chứng nhẹ sau khi tiêm tan filler
Sau khi tiêm tan filler, một số khách hàng có thể gặp phải một số rủi ro, biến chứng nhẹ như:
- Bầm tím và sưng tấy sau khi tiêm tan filler ở mức độ nhẹ, nhưng tình trạng này có thể tự biến mất trong vòng 48-72 giờ sau tiêm.
- Đau nhức nhẹ hoặc châm chích nhưng những cảm giác này sẽ hết sau 24-48 giờ sau tiêm tan.
- Đỏ và đau xung quanh vùng tiêm tan filler, đây là tình trạng thường gặp sau tiêm tan filler, sau 2-7 ngày chúng sẽ biến mất.
Có thể thấy, những rủi ro, biến chứng nhẹ này sẽ hết sau một khoảng thời gian nhất định. Thế nhưng nếu bạn theo dõi và nhận thấy các tình trạng này kéo dài không dứt, thì bạn nên liên hệ cơ sở thực hiện để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Đối với khách hàng bị hạn chế về tài chính, có thể áp dụng cách làm tan filler tại nhà. Tuy nhiên để tránh để lại biến chứng, nên đến địa chỉ tiêm filler uy tín trước đó để thực hiện.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề không tiêm tan filler có sao không. Hãy chủ động theo dõi và thăm khám định kỳ thường xuyên để xác định tình trạng sức khỏe cũng như có biện pháp xử lý kịp thời nếu vùng tiêm filler gặp vấn đề. Trong trường hợp cần tiêm tan filler, liên hệ ngay tới Hotline 1800 3333 của Seoul Center để được hỗ trợ ngay bạn nhé!
Bình luận bài viết