Khá nhiều chị em cảm thấy lo lắng về tình trạng tiêm filler bị bầm tím. Vị trí thâm bầm có thể xuất hiện ở cằm, má, thái dương,… Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng Seoul Center tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý tình trạng da bầm tím sau khi tiêm filler qua bài viết sau.
Dấu hiệu tiêm filler bị bầm tím
Bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết tình trạng tiêm filler bị bầm tím như sau:
- Màu sắc vùng da đã tiêm filler bị biến đổi, khác biệt so với bình thường.
- Tình trạng bầm tím kéo dài và không có dấu hiệu giảm nhẹ mà ngày càng lan rộng ra những khu vực khác.
- Vị trí tiêm filler có cảm giác đau nhức, khó chịu và cơn đau ngày càng tăng.
- Vùng da đã tiêm filler xuất hiện vết bầm tím.
Tiêm filler bị bầm tím nguyên nhân do đâu?
Một số lý do dẫn đến tình trạng tiêm filler bị bầm tím như chất lượng filler kém, tay nghề kỹ thuật viên yếu, dùng filler quá liều,… Cụ thể những nguyên nhân làm vùng da tiêm filler xuất hiện vết thâm, bầm tím gồm:
Tiêm filler kém chất lượng
Chất lượng của filler là một trong những nguyên nhân khiến vết thương “tiêm filler bị bầm tím”. Hiện nay, các sản phẩm filler giả, kém chất lượng trên thị trường rất nhiều. Nếu sử dụng loại filler này sẽ làm gia tăng nguy cơ biến chứng sưng bầm vùng da đã tiêm filler.
Kỹ thuật viên tay nghề kém
Cho dù tiêm filler là kỹ thuật đơn giản nhưng đòi hỏi kỹ thuật viên phải có trình độ chuyên môn cao, thao tác thực hiện chính xác. Chỉ một lỗi sai sót có thể làm filler lan sang vị trí khác gây bầm tím và biến chứng trên da.
Sử dụng filler quá liều lượng
Lượng filler tiêm vào cơ thể quá liều cũng tác động không tốt đến kết quả làm đẹp. Nếu sử dụng lượng filler quá ít sẽ khiến hiệu quả thẩm mỹ không đúng như mong muốn. Ngược lại dùng lượng filler quá nhiều sẽ khiến da bầm tím, biến chứng nguy hiểm.
Chăm sóc sau tiêm filler không đúng
Ngoài những nguyên nhân đã nêu trên, cách chăm sóc không phù hợp cùng làm da bị bầm tím. Nếu sau khi tiêm filler, bạn thường xuyên chạm, sờ vào vị trí tím có thể khiến tình trạng bầm tím ngày càng lan rộng. Không chỉ như vậy, vết thương còn có cảm giác đau nhức, rất khó chịu.
Sau khi tiêm filler da bị bầm tím phải làm sao?
Khi gặp tình trạng da bị bầm tím sau tiêm filler, bạn có thể áp dụng một số cách xử lý sau đối với từng trường hợp nhẹ hay nặng cụ thể như sau:
Đối với trường hợp nhẹ
Trong trường hợp tiêm filler bị bầm tím nhẹ do phản ứng của cơ thể, bạn có thể áp dụng một cách xử lý sau đây:
Tuân thủ hướng dẫn vệ sinh đúng chuẩn
Mỗi ngày bạn chỉ dùng nước muối sinh lý và bông y tế để vệ sinh vết thương. Khi làm sạch cần chú ý không để nước dính vào vết thương có làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, không nên dùng các sản phẩm vệ sinh vết thương có chứa thành phần cồn dễ khiến da kích ứng, châm chích rất khó chịu.
Sử dụng đá lạnh chườm vết thương
Khi tiêm filler bị bầm tím có thể khắc phục bằng cách chườm đá lạnh. Bạn nên bọc đá lạnh vào khăn mềm và thấm đều lên vùng da xung quanh vị trí tiêm filler. Tuyệt đối không để nước dính vào vết thương có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Sử dụng thuốc kháng sinh theo toa thuốc bác sĩ đã kê
Sau khi thực hiện tiêm filler, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh cho bạn để chống tình trạng sưng viêm, tan máu bầm. Bạn cần đảm bảo uống đủ liều, đúng thời gian đã được chỉ định, tránh lạm dụng kháng sinh quá nhiều. Tuyệt đối không tự ý uống bất cứ loại thuốc nào mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
>>Xem thêm: Tổng hợp các câu hỏi về tiêm filler
Đối với trường hợp nặng
Với những trường hợp đã áp dụng các biện pháp xử lý như trên nhưng không đạt hiệu quả đúng mong đợi. Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
Những ca tiêm filler bị bầm tím quá nặng kèm theo nhiễm trùng vết thương, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật loại bỏ filler ra khỏi cơ thể. Trường hợp sau khi filler được nạo ra khỏi cơ thể hoàn toàn làm vùng tiêm bị biến dạng, bác sĩ sẽ can thiệp chỉnh hình để tránh ảnh hưởng đến ngoại hình của khách hàng.
Hướng dẫn giảm tình trạng bầm tím da sau tiêm filler
Muốn hạn chế tối đa tình trạng da bầm tím sau khi tiêm filler, bạn có thể áp dụng một số cách như giảm tối đa các vận động mạnh, che chắn vết thương cẩn thận mỗi khi ra ngoài,…
Chỉ nên vận động nhẹ nhàng sau khi tiêm filler
Khi mới đưa vào cơ thể, chất làm đầy cần một khoảng thời gian mới tương thích với cơ thể. Do đó, bạn cần tránh vận động từ 10 – 14 ngày nhằm hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng.
Che chắn cẩn thận khi ra đường
Muốn filler bên trong cơ thể nhanh chóng ổn định, bạn không nên để vết tiêm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Mỗi khi ra ngoài, hãy chú ý che chắn vết thương thật cẩn thận.
Nằm ngủ đúng tư thế
Tư thế nằm ngủ sau khi tiêm filler phải luôn nằm ngửa. Tuyệt đối tránh nằm sấp hay nằm nghiêng có thể làm vùng da tiêm filler tiếp xúc với mặt phẳng cứng dẫn đến nguy cơ lệch vị trí filler đã đưa vào cơ thể.
Kiêng các loại thực phẩm có thể làm vết thương kích ứng, đau nhức
Một số loại thực phẩm có thể làm vết tiêm filler gặp phải biến chứng sưng đỏ, bầm tím nghiêm trọng như trứng, thịt bò, hải sản,… Bên cạnh đó, hãy chú ý bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất,… cho cơ thể nhằm rút ngắn tối đa thời gian hồi phục của vết thương.
Ngừng sử dụng thuốc có thành phần chống đông máu
Nhằm hạn chế tình trạng vết thương bầm tím, bạn cần ngừng ngay các loại thuốc, thực phẩm có chứa thành phần chống đông máu trước khi tiến hành tiêm filler 10 – 15 ngày. Bên cạnh đó, cần lưu ý hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêm filler.
Tuyệt đối không hút thuốc lá và dùng chất kích thích
Thành phần nicotin trong thuốc lá và một số chất kích thích có thể làm gia tăng nguy cơ filler bị cứng , vón cục. Do đó, trước khi tiêm filler, bạn cần ngừng ngay thuốc lá, rượu bia, cà phê,… khoảng 2 tuần. Trà sữa cũng không phải là lựa chọn phù hợp với bạn trong giai đoạn chuẩn bị tiêm filler bởi hàm lượng đường khá cao, dễ gây kích ứng vết thương sưng đỏ.
Chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín
Để hạn chế tình trạng tiêm filler bị bầm tím, bạn nên lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, chuyên nghiệp. Cơ sở phải có giấy chứng nhận hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp với hệ thống trang thiết bị, hỗ trợ làm đẹp hiện đại, được nâng cấp, bảo dưỡng định kỳ.
Đội ngũ bác sĩ yêu cầu trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ. Trước khi tiêm filler, chuyên gia y tế phải thăm khám, kiểm tra và đảm bảo sức khỏe của khách hàng đảm bảo điều kiện can thiệp thẩm mỹ.
Tình trạng tiêm filler bị bầm tím là phản ứng bình thường của cơ thể, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lựa chọn những thẩm mỹ viện chuyên nghiệp với đầy đủ trang thiết bị, nhân sự nhằm hạn giảm tối đa tác dụng phụ có thể gặp phải. Seoul Center là địa chỉ tiêm filler uy tín, chất lượng mà chị em có thể tham khảo khi muốn tìm kiếm nơi làm đẹp tận tâm, trách nhiệm.
Bình luận bài viết