Trở lại
Tạo hình làm đầy Dr Smas Restylane- Môi căng mọng Dr.Vegan Cấy HA Thuần Chay Dr.Vegan Trẻ Hoá Đa Điểm MD Codes Dr Smas Juvederm Dr. Smas Teoxan Tái Sinh Vùng Mắt Dr. Smas HA Thuần Chay Trán Dr. Smas HA Thuần Chay Thái Dương Dr. Smas HA Thuần Chay Rãnh Cười Dr. Smas HA Thuần Chay Môi Dr. Smas HA Thuần Chay Tai Dr. Smas HA Thuần Chay Má Dr. Smas HA Thuần Chay Full Face Dr.Vegan Trẻ Hoá Đa Điểm MD Codes - Trán Dr.Vegan Trẻ Hoá Đa Điểm MD Codes - Thái Dương Dr.Vegan Trẻ Hoá Đa Điểm MD Codes - Rảnh Cười Dr.Vegan Trẻ Hoá Đa Điểm MD Codes - Hóp Má Dr.Vegan Trẻ Hoá Đa Điểm MD Codes - Full Face Dr.Vegan - Phân Giải HA Thuần Chay Dr. Smas HA Thuần Chay Cằm Dr.Vegan - Phân Giải MD Codes Dr.Young Collagen Cấy Mô Sinh Học - Vùng mặt Dr.Young Collagen Cấy Mô Sinh Học - Vùng Cổ Dr.Young Collagen Cấy Mô Sinh Học - Bàn tay

Nâng cơ

Dr. Seoul Khử Thâm Quầng Mắt Dr.Young Skin Mặt Dr.Young Skin Tay Dr.Young Neo Collagen Mặt Dr.Young Collagen vùng cổ Dr.Young Neo Collagen Tay Dr.Young Skin Cổ Dr.Young Collagen C Plus - Đa Nguyên Bào Dr.Vip Nâng Cơ Không Kim ECM

Xóa nhăn

Dr.Vip Xóa Nhăn Không Kim ECM Vùng Mắt Dr.Vip Xóa Nhăn Không Kim ECM Vùng Cổ Dr.Vip Xóa Nhăn Không Kim ECM Vùng Tay Dr.Enzym Xoá Nhăn Dr. Enzym Xoá Nhăn - Đuôi Mắt Dr. Enzym Xoá Nhăn - Vùng Trán Dr. Enzym Xoá Nhăn - Thon Gọn Hàm Dr. Enzym Xoá Nhăn - Cười Hở Lợi
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ rất phổ biến và được đông đảo khách hàng lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên trước khi quyết định sử dụng dịch vụ, các chị em thường có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp. Tất cả những câu hỏi về tiêm filler đã được Thẩm mỹ làm đầy cập nhật và giải đáp tại bài viết dưới đây.

Giải đáp các thắc mắc về phương pháp tiêm filler
Giải đáp các thắc mắc về phương pháp tiêm filler

Tiêm filler có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đối với các câu hỏi như “có bầu tiêm filler được không” trên các diễn đàn, hội nhóm làm đẹp. Không ít ý kiến cho rằng phương pháp này không xâm lấn, chỉ tác động ngoài da nên không ảnh hưởng đến thai nhi. Thế nhưng các bác sĩ khuyến cáo rằng, trong thời gian mang thai bạn không nên thực hiện thẩm mỹ dù có xâm lấn hay không.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu chính thức nào công bố về việc filler có hại hay an toàn với thai phụ. Tuy nhiên, cơ thể người mẹ trong thời gian này đang vô cùng nhạy cảm, hệ đề kháng miễn dịch yếu đi và hormone rối loạn. Một số người có cơ địa dữ sau khi tiêm filler thường phải sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau chứa thành phần không tốt cho thai nhi.

Vì vậy, tốt nhất chị em đang có thai không nên thực hiện bất cứ can thiệp nào vào cơ thể, phòng ngừa các biến chứng rủi ro nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con.

Không nên tiêm filler vào bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ
Không nên tiêm filler vào bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ

Đăng ký ngay để nhận tư vấn miễn phí của Bác sĩ

 

Nâng mũi rồi có tiêm filler được không?

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ xâm lấn, sử dụng chất liệu sụn để nâng cao sống mũi và điều chỉnh dáng mũi theo mong muốn khách hàng. Trong trường hợp kết quả thẩm mỹ không được như mong muốn, nhiều người băn khoăn nâng mũi rồi có được tiêm filler nữa hay không. Theo các chuyên gia, sau khi nâng mũi bạn vẫn có thể thực hiện tiêm bồi filler.

Tuy nhiên, việc kết hợp cả hai phương pháp này không được khuyến khích. Bởi vì sau khi nâng mũi, tiêm filler có thể gây ra những rủi ro ngoài mong muốn. Một vài biến chứng thường gặp bao gồm các mô tế bào kích ứng với filler, filler không bám vào sụn mũi dẫn đến tiêm filler mũi bị tràn gây ảnh hưởng đến việc chỉnh hình dáng mũi. Vậy nên nếu bạn muốn có được hiệu quả làm đẹp tốt nhất thì chỉ nên lựa chọn một phương pháp làm đẹp phù hợp nhất đối với mình và thực hiện tại địa chỉ tiêm filler uy tín.

Nâng mũi rồi có thể tiêm filler nhưng không nên thực hiện
Nâng mũi rồi có thể tiêm filler nhưng không nên thực hiện

Xem thêm: Nên tiêm mũi filler hay nâng mũi phẫu thuật?

Tiêm filler sau 1 thời gian bị sưng có sao không?

Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn, tuy nhiên vẫn có một số tác động đến sự thay đổi của các tế bào bên trong cơ thể. Tiêm filler bị sưng hay bầm tím là một trong những hiện tượng thường thấy sau khi tiêm filler. Các vùng bị sưng tấy sau khoảng tầm 3 – 4 ngày là có thể hồi phục hoặc bạn có thể thực hiện chườm đá để vết sưng xẹp nhanh hơn.

Khi nào nên thực hiện chườm nóng và chườm nóng có làm tan filler không? Cùng phổ cập những thông tin này để áp dụng nhé.

Thế nhưng trường hợp đã tiêm filler 1 thời gian nhưng lại xuất hiện tình trạng sưng tấy là một vấn đề không thường hay xảy ra. Việc này hoàn toàn có thể xuất phát từ việc cơ thể không thích nghi được với thành phần filler hoặc bị dị ứng làm cơ thể đào thải chất lạ ra ngoài. Nếu gặp phải vấn đề này thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là liên hệ đến cơ sở thẩm mỹ và báo cho các bác sĩ phụ trách để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Thăm khám với bác sĩ nếu tình trạng sưng đau kéo dài
Thăm khám với bác sĩ nếu tình trạng sưng đau kéo dài

Tiêm filler có kiêng gì không?

Sau khi tiêm filler, bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học theo lời tư vấn của bác sĩ để có kết quả tốt hơn. Nhiều người thắc mắc rằng sau tiêm filler ăn hải sản có sao không, tiêm filler có được ăn thịt gà không và rất nhiều vấn đề liên quan. Seoul Center sẽ tổng hợp những câu hỏi về tiêm filler ăn kiêng và giải đáp.

Những loại thực phẩm cần kiêng cữ trong thời gian này gồm có:

  • Thịt bò: Thịt bò và các loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt chó nên được loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày của những bạn vừa tiêm filler. Loại thực phẩm này chứa các hắc sắc tố khiến vết tiêm dễ thành sẹo thâm mất thẩm mỹ.
  • Thịt gà, thịt vịt: Thành phần của thịt gà, thịt vịt và thịt gia cầm nói chung khiến vùng điều trị có hiện tượng ngứa ngáy, sưng đỏ kéo dài và khiến vết thương lâu lành hơn.

Để tìm hiểu chi tiết hơn tiêm filler có ăn được thịt vịt không và kiêng trong bao lâu thì click ngay bài viết đã được chia sẻ tại đây nhé.

  • Hải sản: Trong hải sản có chứa một lượng chì nhất định, đặc biệt là hải sản có vỏ như tôm, cua sẽ khiến bạn dễ bị dị ứng. Vết tiêm sẽ bị sưng đỏ, mưng mủ và tăng nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo lồi.
  • Các loại trứng: Với câu hỏi tiêm filler có được ăn trứng không, các bác sĩ cho biết bạn có thể ăn trứng nhưng chỉ với một lượng rất nhỏ vì trứng dễ gây sẹo trắng, mất màu da tại vết tiêm.
Không ăn thịt gà, thịt vịt sau khi tiêm filler
Không ăn thịt gà, thịt vịt sau khi tiêm filler

Xem thêm: Tiêm filler kiêng gì? Kiêng ăn bao lâu?

Tự tiêm filler tại nhà có được không?

Tiêm filler là một trong những phương pháp thẩm mỹ đơn giản, các bác sĩ chỉ cần sử dụng kim tiêm thông thường để đưa filler vào các vị trí đã được xác định sẵn. Cũng chính điều này đã khiến nhiều người cảm thấy mình có thể hoàn toàn tự thực hiện tiêm filler tại nhà. Tuy nhiên, tự tiêm filler tại nhà sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Bạn tuyệt đối không nên thực hiện tiêm filler tại nhà. Phương pháp này tuy có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế, bạn cần phải trải qua đào tạo chính quy để biết kỹ thuật tiêm đúng cách, ví dụ như tính toán lượng filler cần sử dụng hoặc vị trí tiêm.

Chỉ cần một trong hai yếu tố kể trên không được đáp ứng, tiêm sai vị trí và liều lượng filler quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như: tràn filler, filler gây tắc nghẽn mạch máu, filler bị vón cục,… Lượng filler tiêm sai vị trí nhưng không được loại bỏ ra khỏi cơ thể kịp thời có thể dẫn đến hoại tử.

Chính vì vậy để đảm bảo an toàn cho bản thân thì bạn không nên tự thực hiện tiêm filler hay sử dụng bất kỳ các dịch vụ quảng cáo tiêm filler tại nhà giá rẻ khác.

Sau khi tìm hiểu về vấn tự tiêm filler được không thì tiêm filler cần bằng cấp gì không? Bạn đã biết không, cùng phổ cập thông tin này trước khi quyết định thực hiện nhé.

Tuyệt đối không được tự tiêm filler tại nhà
Tuyệt đối không được tự tiêm filler tại nhà

Tiêm filler không như ý có hút ra được không?

Không ít trường hợp các chị em sau khi tiêm filler cảm thấy không hài lòng và thắc mắc rằng, tiêm filler không như ý có hút ra được không. Việc hút filler ra khỏi cơ thể sau khi tiêm là điều khó có thể thực hiện, tuy nhiên nếu muốn loại bỏ filler thì các bác sĩ có thể thực hiện tiêm tan filler cho bạn.

Ngoài ra còn vấn đề tiêm filler cằm bao lâu thì tan được nhiều người tim đọc mà bạn cũng nên tham khảo qua.

Sau khi tiêm vào cơ thể, filler sẽ hình thành khối mô và kết dính với các tế bào khác xung quanh nên gần như không thể hút chúng ra. Tuy nhiên, đối với những loại filler có gốc axit hyaluronic thì bác sĩ sẽ sử dụng hợp chất đặc biệt để tiêm vào vùng thẩm mỹ. Hợp chất này có công dụng làm tan filler thành nước, sau đó được cơ thể đào thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên.

Việc tiêm chất làm tan filler hoặc nạo vét filler thường được sử dụng trong các trường hợp filler bị vón cục, tắc nghẽn mạch máu hoặc một số biến chứng khác. Nhưng nếu sau khi tiêm filler mà không có kết quả như ý thì bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này để loại bỏ chất làm đầy ra khỏi cơ thể.

Có thể loại bỏ filler ra khỏi cơ thể bằng cách tiêm tan filler
Có thể loại bỏ filler ra khỏi cơ thể bằng cách tiêm tan filler

Tiêm tan filler có đau không?

Các chị em thường khá lo lắng tiêm tan filler sẽ gây đau đớn khó chịu, tuy nhiên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này vì quy trình thực hiện diễn ra rất nhanh chóng và bạn sẽ hầu như không cảm nhận được gì.

Kỹ thuật tiêm tan filler cũng được thực hiện như tiêm filler, các bác sĩ sẽ gây tê rồi sử dụng kim tiêm để đưa chất hòa tan vào trong vùng điều trị. Chính vì vậy mà bạn sẽ không cảm thấy đau khi áp dụng phương pháp này.

Xem thêm: Tiêm filler thì bao lâu tan hết? Filler có tự tan không?

Ngoài ra, chất tan filler cũng không có tác dụng phụ mà chỉ hóa lỏng phần mô đặc đã hình thành trước đó. Thế nên một số chị em hỏi có bầu có tiêm tan filler được không thì câu trả lời là có, bạn có thể thực hiện cách này để đưa filler ra khỏi cơ thể, bảo vệ cho sức khỏe mẹ và con.

Tiêm tan filler không đau do đã được gây tê từ trước
Tiêm tan filler không đau do đã được gây tê từ trước


Địa chỉ tiêm filler an toàn không đau

form-3

Tiêm filler có tập gym, chơi thể thao được không?

Việc tiêm filler xong có được tập gym hay chơi thể thao hay không là chủ đề được nhiều người quan tâm vì đối với họ, những hoạt động này đã là một thói quen để duy trì sức khỏe và vóc dáng thon gọn. Việc tập gym hay chơi thể thao không ảnh hưởng gì đến kết quả thẩm mỹ nhưng bạn cũng cần hạn chế tập luyện ngay sau khi vừa tiêm.

Để đảm bảo an toàn sau khi tiêm filler thì tốt nhất trong 1 – 2 tuần đầu bạn không nên hoạt động mạnh, đặc biệt là bơi lội, đánh cầu hoặc khiêu vũ vì có khả năng khiến vùng điều trị bị va đập. Nếu muốn tập thể dục, bạn nên ngồi thiền hoặc đi bộ nhẹ nhàng. Sau khi filler ổn định hẳn, bạn có thể quay lại tập gym và chơi thể thao như bình thường.

Tập gym và chơi thể thao tối thiểu 1 tuần sau tiêm filler
Tập gym và chơi thể thao tối thiểu 1 tuần sau tiêm filler

Bao lâu thì nên tiêm dặm filler?

Hiệu quả làm đẹp của phương pháp tiêm filler thường kéo dài tối đa 24 tháng. Để duy trì kết quả thẩm mỹ lâu dài thì bạn cần phải thực hiện tiêm dặm filler thường xuyên sau khoảng thời gian nêu trên.

Tùy vào cơ địa cũng như loại filler sử dụng mà thời điểm tiêm dặm filler của mỗi người cũng dao động khác nhau. Nhưng nhìn chung sau khoảng 2 năm, filler sẽ bắt đầu có dấu hiệu tan dần bên trong cơ thể, các vị trí được làm đầy bằng filler sẽ xẹp dần để trở lại nguyên trạng. Để duy trì hiệu quả làm đẹp tốt nhất thì bạn nên tiêm dặm filler trong khoảng thời gian này.

Nếu bạn có cơ địa trao đổi chất nhanh, dễ sinh nhiệt thì tốt nhất bạn nên thường xuyên tái khám để theo dõi tình trạng vùng tiêm filler, cũng như được bác sĩ tư vấn tiêm filler bao lâu thì dặm lại được cho phù hợp.

Sau khoảng từ 2 năm nên tiêm dặm filler 1 lần
Sau khoảng từ 2 năm nên tiêm dặm filler 1 lần

Tiêm filler có nặn mụn được không?

Các bạn gái đang gặp vấn đề da liễu như mụn thường đặt câu hỏi như tiêm filler có nặn mụn được không? Điều này còn tùy thuộc vào vị trí mà bạn đã lựa chọn tiêm filler.

Đối với các bạn đang thắc mắc tiêm filler mũi có được nặn mụn không? Bạn có thể nặn mụn ở các vùng da khác nếu chỉ tiêm filler ở vùng mũi và môi. Tuy nhiên bạn hãy nhớ thông báo với bác sĩ da liễu cũng như kỹ thuật viên để tránh họ vô tình va chạm hoặc đè mạnh vào hai vùng này nhé.

Nếu các bạn đã tiêm filler xóa nếp nhăn, rãnh cười, tiêm filler má hoặc làm đầy thái dương, v…v thì bạn không nên thực hiện nặn mụn, đặc biệt là sau khi vừa thực hiện làm đẹp xong. Filler chưa kịp định hình đã bị tác động đến sẽ gây vón cục, chèn ép vào mô da.

Nếu muốn nặn mụn, bạn hãy chờ tối thiểu 1 – 2 tháng sau khi vùng điều trị đã hoàn toàn ổn định, tuy nhiên các chuyên gia thẩm mỹ cũng khuyên bạn nên cân nhắc các phương pháp điều trị mụn ít tác động ngoại lực khác như peel mụn, chấm dược chất điều trị lên nốt mụn v…v.

Tối thiểu 1 tháng sau bạn mới được nặn mụn
Tối thiểu 1 tháng sau bạn mới được nặn mụn

Bài viết về tiêm filler bị nổi mụn sẽ giúp bạn có những cách khắc phục hiệu quả đã được Seoul Center tổng hợp.

Tiêm filler có tác hại gì không?

Bất cứ phương pháp làm đẹp nào cũng có rủi ro nhất định, vậy nên không hề lạ khi nhiều bạn trẻ e ngại tiêm filler sau này có ảnh hưởng gì không. Tuy nhiên như các bạn đã biết, tiêm filler là phương pháp được đánh giá là an toàn và không để lại di chứng về sau.

Kỹ thuật thực hiện tiêm filler không đòi hỏi phải tác động dao kéo nên cấu trúc mũi không bị thay đổi. Cùng với đó là chất làm đầy filler có thành phần lành tính, qua một thời gian sẽ dần tiêu biến một cách tự nhiên mà không gây hại đến các mô da. Chính vì thế mà bạn có thể yên tâm thực hiện tiêm filler mà không cần lo lắng tiêm filler có ảnh hưởng gì về sau không.

Tiêm filler không để lại tác dụng phụ sau này
Tiêm filler không để lại tác dụng phụ sau này

Tiêm filler nhiều lần có hại không?

Bản chất của phương pháp này vốn đã đòi hỏi khách hàng cần tiếp tục áp dụng thực hiện để duy trì kết quả thẩm mỹ. Vậy nên dù có tiêm filler nhiều lần thì bạn cũng không bị ảnh hưởng xấu gì đến sức khỏe.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bạn cần lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín cũng như filler có chất lượng cao. Nếu bác sĩ có tay nghề không tốt hoặc filler sử dụng là loại trôi nổi, độc hại thì trong quá trình tiêm filler lần tới, vùng điều trị sẽ bị tổn thương và kéo đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm da bội nhiễm, hoại tử,…

Lựa chọn filler chất lượng tốt để tiêm filler an toàn
Lựa chọn filler chất lượng tốt để tiêm filler an toàn

Niềng răng có tiêm filler được không?

Nếu bạn đang niềng răng hoặc thường xuyên phải đi khám nha khoa, Seoul Center khuyên bạn chỉ nên thực hiện tiêm filler tại môi hoặc mũi. Đây là những vùng sẽ bảo đảm được kết quả thẩm mỹ nếu bạn tiêm filler và vẫn niềng răng.

Khi khám nha khoa, bạn bắt buộc phải há to miệng hết cỡ nên các cơ mặt phải liên tục kéo căng trong thời gian dài. Chính vì vậy nếu tiêm filler tại má, cằm, tạo hàm V-line trong khi vẫn niềng răng thì chất làm đầy dễ bị xô lệch và dịch chuyển sang vị trí khác. Nếu sờ lên mặt và đột nhiên cảm giác có mảng cứng dưới da, hoặc vùng tiêm filler thiếu cân đối thì bạn cần liên hệ với bác sĩ để xử lý.

Khi niềng răng không nên tiêm filler vì dễ ảnh hưởng kết quả thẩm mỹ
Khi niềng răng không nên tiêm filler vì dễ ảnh hưởng kết quả thẩm mỹ

Môi dày tiêm filler được không?

Nhiều bạn sở hữu cánh môi quá dày, không cân đối nên mong muốn tiêm filler để cải thiện khuyết điểm ở môi. Thế nhưng phương pháp này hầu như không thể khắc phục khuyết điểm môi dày.

Ngay từ tên gọi, filler đã cho thấy công dụng của mình là làm đầy và tăng thể tích. Chính vì vậy tiêm filler rất phù hợp với các bạn có môi mỏng muốn tạo đôi môi đầy đặn hoặc môi trái tim. Đúng là filler có tác dụng giúp săn chắc và co cơ nhưng không nhiều nên không thể cải thiện môi dày triệt để. Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn các phương pháp khác phù hợp hơn.

Tiêm filler không cải thiện hiệu quả tình trạng môi dày
Tiêm filler không cải thiện hiệu quả tình trạng môi dày

Bị tiểu đường có tiêm filler được không?

Không chỉ tiêm filler, những bạn có bệnh tiểu đường không nên thực hiện bất cứ phương pháp thẩm mỹ nào. Các tác hại của căn bệnh này rất dễ gây nguy hiểm cho bạn trong quá trình tiêm filler cũng như chăm sóc sau đó.

Dù đây là phương pháp không xâm lấn nhưng vẫn để lại vết thương hở, trong khi đó người có bệnh tiểu đường thường có thời gian lành thương lâu hơn rất nhiều. Hơn nữa, các loại thuốc của bệnh tiểu đường rất dễ gây ra các tác dụng phụ khi tiêm filler. Điều này sẽ khiến vết tiêm dễ bị nhiễm trùng, mưng mủ cũng như filler không tự ổn định được, rất có thể tràn sang các vùng khác và gây hoại tử.

Người có bệnh tiểu đường không nên tiêm filler hay thực hiện thẩm mỹ
Người có bệnh tiểu đường không nên tiêm filler hay thực hiện thẩm mỹ

Tiêm filler mũi có đeo kính được không?

Sau khi tiêm filler xong, các bác sĩ thường hướng dẫn các bạn về chế độ chăm sóc và bảo vệ vùng điều trị. Trong đó bao gồm lưu ý không tác động lên vết thương nên bạn không được đeo kính khi mới làm đẹp xong.

Khi đeo kính, phần đế đỡ kính sẽ đè lên hai bên sống mũi để giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của kính. Điều này rất dễ gây xô lệch, biến dạng filler mũi và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. Nếu có vấn đề về thị lực, bạn nên cân nhắc sử dụng kính áp tròng trong thời gian này.

Đến khi vùng mũi đã ổn định hoàn toàn, ít nhất 1 tuần kể từ khi thực hiện tiêm filler thì bạn có thể đeo kính lại, cũng như sử dụng các vật dụng có tác động lực lên mũi như khẩu trang, khăn che v…v.

Không nên đeo kính trong khoảng thời gian này
Không nên đeo kính trong khoảng thời gian này

Tiêm filler cằm có được nằm nghiêng không?

Trong sinh hoạt hàng ngày khi vừa tiêm filler tạo dáng cằm V line, bạn nên kê cao gối đầu và hạn chế nằm nghiêng, đặc biệt là trong vòng 1 – 3 ngày đầu sau khi vừa làm đẹp để tránh ảnh hưởng đến vùng cằm.

Nằm nghiêng khi vừa tiêm filler cằm sẽ khiến lượng filler chưa kịp ổn định sẽ bị dồn ứ về một bên và tạo ra hiện tượng filler vón cục, cằm bị lệch v…v. Chưa kể trong lúc ngủ bạn có thể vô tình nằm đè lên cằm, khiến chất làm đầy bị tràn sang khu vực khác hoặc lan lên vùng mắt.

Hãy cố gắng nằm ngửa trong thời gian này, bạn có thể chèn thêm hai chiếc gối nhỏ hai bên để tránh xoay đầu trong lúc ngủ.

Nằm nghiêng khi ngủ dễ ảnh hưởng đến vùng cằm vừa tiêm filler
Nằm nghiêng khi ngủ dễ ảnh hưởng đến vùng cằm vừa tiêm filler

Trên đây là tổng hợp những câu hỏi về tiêm filler đã được chuyên gia tại Thẩm mỹ viện quốc tế Seoul Center giải đáp. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về phương pháp làm đẹp này. Nếu như bạn muốn biết thêm nhiều thông tin hơn về các phương pháp làm đẹp có thể liên hệ với Seoul Center qua hotline 1800 3333 để được tư vấn nhiều hơn.

Để Phục Vụ Tốt Nhất Cho Quý Khách, Dịch Vụ Trên Được Thực Hiện Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Thẩm Mỹ Seoul Center.

Tư vấn cùng chuyên gia

Tư vấn cùng chuyên gia

Đặt lịch Đặt lịch Chi nhánh Chi nhánh Tư vấn khách hàng ngay Bác sĩ tư vấn Gọi để tư vấn Hotline Chat ngay Chat ngay
logo-white
Để lại thông tin để
logo
liên hệ với bạn nhé!
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
MIỄN PHÍ
close form
ĐẶT LỊCH HẸN

để được hỗ trợ tốt nhất.

Đặt lịch hẹn
Đặt lịch hẹn
CHỌN CHI NHÁNH

mà bạn muốn đặt lịch

Chọn khu vực

Chọn chi nhánh
Vui lòng chọn khu vực

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, 18/01/2025

Vui lòng chọn chi nhánh trước khi đặt lịch hẹn.

Bạn đang đặt hẹn vào ngày 00/00/0000 00:00
Đặt lịch hẹn thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Đặt lịch hẹn