Phương pháp tiêm filler được FDA chứng nhận an toàn và cấp phép hoạt động. Đây là giải pháp giúp tín đồ làm đẹp khắc phục tình trạng má hóp, thái dương lõm, tạo má baby… Thông thường, quy trình tiêm filler chỉ kéo dài từ 45 – 60 phút, tuy nhiên nhiều người thắc mắc tiêm filler má bao lâu thì mềm. Để có được câu trả lời chuẩn xác nhất cho vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Seoul Center.
Có nên tiêm filler má không?
Phương pháp tiêm filler được đánh giá là an toàn, có thể mang đến hiệu quả thẩm mỹ tức thì mà không cần can thiệp dao kéo, xâm lấn sâu. Chính vì thế, bạn có thể lựa chọn phương pháp tiêm filler má để nhanh chóng có được vẻ đẹp hoàn mỹ như mong đợi.
Ngoài ra, nếu bạn thuộc một trong những nhóm đối tượng sau đây thì vẫn có thể thực hiện tiêm filler má:
- Người từ đủ 18 tuổi, đảm bảo sức khỏe để tiêm filler
- Người muốn khắc phục tình trạng má hóp, nhăn nheo, thiếu sức sống.
- Người muốn sở hữu khuôn mặt cân đối, tươi trẻ hơn nhưng sợ phẫu thuật xâm lấn sâu.
- Người có khuyết điểm gò má lệch, không cân xứng.
- Người muốn sở hữu gò má bầu bĩnh, đáng yêu
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, chỉ nên thực hiện tiêm filler má khi đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe. Nếu bạn đang mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, gan thận, máu khó đông, rối loạn chức năng, đang mang thai chỉ không nên thực hiện tiêm filler.
Filler an toàn – Tiêm nhẹ nhàng – Đẹp dài lâu
Những rủi ro khi tiêm filler má
Phương pháp tiêm filler má được Bộ Y tế cấp chứng nhận về độ an toàn và được sử dụng trong ngành thẩm mỹ với mục định làm đầy, xóa nhăn các vùng da, tạo đường nét giúp khuôn mặt đầy đặn hơn. Tuy nhiên, tiêm filler má có thể tồn tại một số rủi ro nếu bạn thực hiện ở những cơ sở kém uy tín như:
- Cơ địa bị dị ứng với chất làm đầy, dẫn đến sưng tấy, ngứa ngáy, hoặc nổi mẩn đỏ.
- Sử dụng filler giả có thể chứa các chất độc hại, gây ra dị ứng, nhiễm trùng, hoặc thậm chí hoại tử da.
- Rò rỉ chất làm đầy do bác sĩ tiêm filler quá nông, gây ra tình trạng sưng tấy, bầm tím.
- Tê liệt dây thần kinh dưới da do kỹ thuật tiêm quá sâu, filler chèn ép các mạch máu, dẫn đến tình trạng máu không thể lưu thông và bị hoại tử da.
- Sưng nề, bầm tím, đau nhức do tác động của kim tiêm
- Nếu dụng cụ tiêm hoặc khu vực tiêm không được khử trùng đúng cách, có thể dẫn đến nhiễm trùng.
- Tiêm filler không đúng vị trí gây ra biến dạng, mất cân đối khuôn mặt.
- Filler có thể vón cục, tạo thành các nốt sần dưới da.
Để rõ chi tiết về vấn đề tiêm filler làm đầy má hóp có an toàn không trước khi thực hiện thì bài viết trên đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn nhé.
Tiêm filler má bao lâu thì mềm?
Tiêm filler má sẽ mềm sau 2 – 3 ngày nếu bạn thực hiện tiêm filler ở những đơn vị uy tín, được bác sĩ giỏi tay nghề thực hiện. Lúc này, bạn sẽ nhận thấy vùng má trở nên căng đầy, baby và mềm mại tự nhiên. Ngoài ra, với những người có cơ địa nhạy cảm hơn có thể cần 5 – 7 ngày để filler mềm.
Sau khi nắm được thông tin chuẩn xác tiêm filler má bao lâu thì mềm, bạn cần thường xuyên theo dõi quá trình hồi phục để kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường ở vùng điều trị. Nếu nhận thấy vùng tiêm filler bị cứng trên 10 ngày kèm với các biểu hiện bầm, đau dữ dội thì có thể đã bị viêm nhiễm, bạn cần tái khám để bác sĩ đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nguyên nhân khiến má bị cứng sau tiêm filler
Má bị cứng sau khi tiêm filler là tình trạng phổ biến, xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như phản ứng cơ thể, loại filler, phản ứng sưng, viêm, kỹ thuật tiêm,…
Phản ứng tự nhiên của cơ thể
Kim tiêm tác động đến các mô cơ vùng mặt trong quá trình tiêm filler sẽ khiến cơ thể xuất hiện một số phản ứng tự nhiên nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của những vật thể lạ. Vì thế, bạn sẽ nhận thấy da mặt xuất hiện tình trạng cứng sau tiêm filler. Tuy nhiên, hiện tượng má bị cứng thường chỉ kéo dài trong vài giờ, sau khi cơ thể đã tương thích thì sẽ quay lại trạng thái bình thường.
Loại filler sử dụng tiêm má
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại filler khác nhau. Mỗi loại sẽ có thành phần và cơ chế hoạt động riêng biệt. Vì thế, nếu bạn sử dụng loại filler có tính cứng, lâu mềm hoặc không tương thích với cơ thể thì vùng má sẽ bị cứng lâu hơn bình thường.
Phản ứng sưng, viêm
Nếu filler được tiêm vào vị trí có nhiều mạch máu, có thể dẫn đến sưng tấy và viêm, khiến má bị cứng. Nếu vùng má bị sưng, bạn có thể giảm sưng bằng cách chườm đá, nhưng má bị viêm thì cần nhờ đến sự thăm khám và điều trị sớm của bác sĩ vì đây là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Vậy khi nào nên chườm nóng và chườm nóng có làm tan filler không? Cùng phổ cập những thông tin này để áp dụng nhé.
Kỹ thuật tiêm của bác sĩ
Việc tiêm filler không đúng kỹ thuật cũng có thể gây tổn thương mô, dẫn đến sưng viêm và cứng má. Khi bác sĩ thiếu kinh nghiệm tiêm quá sâu, quá nhanh hoặc áp dụng áp lực quá mạnh lên má có thể làm tăng nguy cơ gây cứng và sưng sau tiêm filler.
Phản ứng dị ứng
Một số người có thể dị ứng với thành phần trong filler, dẫn đến sưng tấy, ngứa ngáy, hoặc nổi mẩn đỏ, khiến má bị cứng. Hiện tượng này cũng thường xảy ra đối với những người tiêm filler ở địa chỉ kém uy tín nên bạn cần nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia để khắc phục kịp thời.
Tiêm filler má bao lâu thì đẹp?
Sau tiêm filler má, bạn cần từ 7 – 10 ngày để vùng điều trị có được vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa hơn. Lúc này, bạn sẽ nhận thấy vùng điều trị dần ổn định, các đường nét dần thay đổi như mong đợi.
Tuy nhiên, đây không phải là thời gian chính xác dành cho tất cả mọi người vì quá trình hồi phục còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Cơ địa của mỗi người, nếu bạn kích ứng với thành phần HA thì có thể sau 4 – 5 tháng vùng má mới ổn định và có được vẻ đẹp như mong đợi.
- Chất lượng filler đảm bảo an toàn thì sẽ rút ngắn thời gian hồi phục và sớm cho bạn kết quả như ý.
- Tay nghề bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, liều lượng sẽ cho bạn kết quả hoàn hảo, không xuất hiện biến chứng sau tiêm filler má.
Để tham khảo chi tiết hơn về vấn đề tiêm filler bao lâu thì đẹp và thấy rõ hiệu quả thì đã được Seoul Center gói gọn qua bài viết trên đây. Cùng tìm hiểu nhé.
Điều cần lưu ý trước khi tiêm filler má
Tiêm filler là dịch vụ thẩm mỹ phổ biến, được rất nhiều cơ sở làm đẹp áp dụng nhằm mang đến cho khách hàng vẻ đẹp tươi trẻ hơn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện tiêm filler bạn cần tuân thủ theo những lưu ý sau đây để tránh biến chứng nguy hiểm:
- Lựa chọn địa chỉ tiêm filler uy tín để đảm bảo thực hiện dịch vụ một cách an toàn và có chế độ bảo hành chuyên nghiệp, minh bạch.
- Tìm hiểu về công dụng, hiệu quả, thời gian duy trì, rủi ro và biến chứng có thể xảy ra sau khi tiêm filler má.
- Nhờ bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng làn da và sức khỏe để đảm bảo bạn không bị dị ứng với thành phần của filler. Dựa vào đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn loại chất filler phù hợp dành cho mỗi khách hàng.
- Báo cho bác sĩ biết về các bệnh lý nền, thuốc đang sử dụng và dị ứng với bất kỳ chất nào. Nếu bạn đang gặp tình trạng miễn dịch như lupus, xơ cứng bì thì không nên tiêm filler vì có thể xuất hiện biến chứng.
- Ngừng sử dụng các thuốc chống đông máu, aspirin hoặc vitamin E trong vòng 1 tuần trước khi tiêm filler. Đặc biệt, bạn không nên hút thuốc trước khi tiêm filler vì các chất Nicotine sẽ khiến vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng.
- Không trang điểm, không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa AHA/BHA trong ngày tiêm filler để tránh xuất hiện tác dụng phụ.
Chăm sóc đúng cách sau tiêm filler giúp vùng má nhanh mềm
Hiện tượng má bị cứng sau filler khá phổ biến, đa phần nguyên nhân đến từ việc khách hàng không biết cách chăm sóc, vệ sinh. Do đó, để giúp không còn lo lắng tiêm filler má bao lâu thì mềm và nhanh chóng có được vùng má baby mềm mại, Seoul Center đã tổng hợp các lưu ý quan trọng sau đây:
Giảm sưng vùng điều trị
Sau tiêm filler, vùng má thường xuất hiện tình trạng sưng nhẹ do cơ thể phản ứng khi tiếp xúc với các vật thể lạ. Để giúp giảm sưng nhanh chóng, bạn có thể áp dụng 2 cách đơn giản sau:
- Chườm đá để giảm sưng: Dưới tác dụng của nhiệt độ lạnh, vùng má có thể giảm đau, sưng nhanh chóng. Khi chườm lạnh, bạn nên bỏ đá vào túi chườm để tránh tình trạng bị bỏng lạnh và không để nước tiếp xúc với vết tiêm gây nhiễm trùng.
- Massage má nhẹ nhàng: Nếu filler bị vón cục cũng sẽ khiến má bị căng cứng. Do đó, bạn hãy đến đơn vị thẩm mỹ để được thăm khám, chuyên viên sẽ thực hiện các động tác massage để làm mềm vùng má.
Tránh hoạt động mạnh sau tiêm
Sau tiêm filler má, bạn cần tránh thực hiện các hoạt động có tác động mạnh đến vết kim tiêm như sau:
- Không dùng tay xoa bóp, véo vùng tiêm nhằm tránh lây lan vi khuẩn từ tay lên má và hạn chế làm di chuyển filler so với vị trí ban đầu.
- Không nên nằm nghiêng vì có thể gây tác động lực lên vùng má, gây nên tình trạng biến dạng vùng má.
- Hạn chế tập thể dục, chạy bộ, đá bóng,… cho đến khi vùng tiêm hồi phục hoàn toàn.
Bạn có thể tham khảo mức giá tiêm filler tại đây bất cứ khi nào có nhu cầu thực hiện nhé.
Kiêng dùng mỹ phẩm và tuân thủ bước chăm sóc da đúng cách
Bạn nên tuân thủ theo các lưu ý về việc sử dụng sử dụng mỹ phẩm cung là cách làm filler nhanh mềm và có được vẻ đẹp như ý:
- Kiêng trang điểm ít nhất 5 – 7 ngày để vết thương lành và filler ổn định nhằm hạn chế xuất hiện tình trạng viêm nhiễm.
- Không nên sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa acid hoặc retinoid vì có thể làm vùng tiêm filler lâu lành hơn.
- Bạn có thể tẩy trang vùng mặt sau 3 – 5 ngày nhưng ưu tiên sử dụng các sản phẩm không chứa dầu, cồn để tránh tình trạng da bị kích ứng.
- Có thể sử dụng thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ để vết thương nhanh lành.
Ngoài ra để biết rõ thời gian duy trì hiệu quả cũng như tình trạng sau khi tiêm filler thì cùng Seoul Center tham khảo bài viết tiêm filler bao lâu thì tan hết nhé.
Tái khám sau tiêm filler má
Thông thường, sau tiêm filler, bác sĩ sẽ đặt lịch tái khám để theo dõi quá trình hồi phục vết thương của khách hàng. Bạn cần tuân thủ thực hiện theo đúng thời gian lịch hẹn để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu phát hiện vùng điều trị xuất hiện các biểu hiện bất thường thì bạn cần tìm bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn tiêm filler bao lâu thì dặm lại được và có biện pháp xử lý kịp thời.
Chế độ dinh dưỡng
Như chúng ta đã biết đáp án của câu hỏi tiêm filler má bao lâu thì mềm phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống. Nếu bạn ăn uống khoa học, kiêng khem sau tiêm filler má phù hợp sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Vì thế, bạn hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây về chế độ dinh dưỡng để có kết quả thẩm mỹ hoàn hảo:
- Uống đủ nước (ít nhất 2 lít) mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu, hạn chế tình trạng tích tụ màu bầm ở vết kim tiêm giúp làn da được cấp ẩm và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.
- Nạp nhiều dưỡng chất vitamin A, E, omega-3 từ rau xanh, hoa quả, các loại hạt, cá hồi,… để tăng cường tái tạo da.
- Nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein để kích thích tăng sinh mô cơ, giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.
- Kiêng ăn các thực phẩm có nguy cơ khiến vết thương bị kích ứng, viêm sưng, hình thành sẹo như: hải sản, đồ cay nóng, thịt bò, đồ nếp, chất kích thích,…
Nhận ngay ưu đãi cho lần đầu tiêm filler tại Seoul Center
Qua bài viết trên đây, có thể thấy thời gian tiêm filler má bao lâu thì mềm thường ngắn, chỉ mất từ 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, để đạt được kết quả thẩm mỹ hoàn hảo như mong đợi, bạn cần tìm đến đơn vị thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ giỏi tay nghề, đảm bảo chất lượng filler. Hãy liên hệ đến hotline 1800 3333 để được chuyên viên Seoul Center giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến kỹ thuật filler và để xuất phương pháp làm đẹp phù hợp nhất.
Bình luận bài viết