Tiêm filler bị vón cục là biến chứng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra nếu bạn thực hiện can thiệp thẩm mỹ tại địa chỉ thẩm mỹ thiếu uy tín, bác sĩ chuyên môn kém, sử dụng loại filler không đảm bảo chất lượng,… Khi gặp tình trạng filler vón cục, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Những nguyên nhân dẫn đến tiêm filler bị vón cục
Tình trạng tiêm filler vón cục có thể xảy ra do một số nguyên nhân như thuốc tiêm không đảm bảo chất lượng, dùng quá nhiều chất làm đầy, kỹ thuật tiêm không đúng cách, nhiễm trùng.
Filler không đảm bảo chất lượng
Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tiêm filler vón cục là chất lượng của filler không được đảm bảo. Đây là vấn đề thường gặp khi bạn làm đẹp tại những địa chỉ kém chất lượng, giá rẻ trên thị trường thẩm mỹ hiện nay.
Sử dụng filler lỏng hay kém chất lượng là cách mà nhiều cơ sở thiếu uy tín lựa chọn để tiết kiệm tối đa chi phí làm đẹp, mang đến dịch vụ giá rẻ cho khách hàng. Những loại filler này không thể tự đào thải ra ngoài cơ thể nên bị vón cục dưới da, lâu dần sẽ dẫn đến hoại tử, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Tiêm filler vượt quá liều lượng
Đối với mỗi người, tùy theo tình trạng và nhu cầu làm đẹp mà hàm lượng filler sử dụng sẽ khác nhau. Trước khi tiêm filler, các bác sĩ luôn thăm khám kỹ để xác định lượng filler thích hợp dựa vào cơ địa, vấn đề da đang gặp phải. Trường hợp tiêm filler quá nhiều khiến vết thương sưng phồng, gây ứ đọng tại mạch máu, dễ dẫn đến hoại tử.
Tiêm filler sai kỹ thuật
Muốn filler phát huy tối đa tác dụng làm đẹp, kỹ thuật tiêm cần đảm bảo chuẩn xác, hạn chế tối đa sai sót có thể gặp phải. Nếu quá trình tiêm filler được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn kém, dễ gặp phải tình trạng tiêm sai vị trí, xâm lấn quá nhiều vào mạch máu. Đây là nguyên nhân làm filler bị vón cục bên dưới da.
Bị nhiễm trùng sau tiêm filler
Bên cạnh những nguyên nhân đã nêu ở trên, tiêm filler bị vón cục còn có thể gặp phải do vấn đề nhiễm trùng vết thương. Dụng cụ tiêm không được khử trùng đúng tiêu chuẩn, chăm sóc vết thương sau khi tiêm filler không đúng cách là lý do dẫn tới nhiễm trùng.
Dấu hiệu để nhận biết tình trạng biến chứng filler vón cục
Bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu dễ dàng quan sát bằng mắt thường sau để nhận biết tình trạng tiêm filler vón cục:
Vón cục vùng mũi
Mũi là một trong những bộ phận thường được các bác sĩ chỉ định tiêm filler để tái cấu trúc lại dáng mũi. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng vón cục tại vùng mũi sau khi can thiệp thẩm mỹ như:
- Sống mũi gặp tình trạng sưng đỏ, đau nhức trong khoảng thời gian dài.
- Đầu mũi xuất hiện những vết bầm tím, mưng mủ kéo dài thời gian hồi phục.
- Filler sau khi tiêm vào mũi bị tràn ra bên ngoài.
- Tình trạng chất làm đầy bị vón cục bên dưới da và lộ dấu vết đã can thiệp thẩm mỹ.
Vón cục vùng môi
Ngoài mũi, môi cũng là vị trí thường được chỉ định tiêm filler để cải thiện ngoại hình và khắc phục nhược điểm trên gương mặt. Một số trường hợp lựa chọn địa chỉ tiêm filler môi kém chất lượng, bác sĩ thiếu kinh nghiệm có thể bị vón cục filler với một số dấu hiệu như:
- Môi trên và dưới bị sưng, đau nhức và có cảm giác rất khó chịu.
- Xung quanh viền môi nổi khá nhiều hạt nhỏ, cứng.
Vón cục vùng cằm
Tiêm filler tại vùng cằm có thể gặp phải tình trạng filler bị vón cục nếu bạn thực hiện can thiệp thẩm mỹ ở những địa chỉ thiếu uy tín, sử dụng chất làm đầy không đảm bảo chất lượng. Các dấu hiệu nhận biết biến chứng tiêm filler cằm vón cục có thể quan sát bằng mắt thường:
- Cấu trúc cằm bị lệch, không còn giữ được form dáng cân đối.
- Xung quanh vết thương tiêm filler xuất hiện tình trạng sưng đỏ, bầm tím.
- Da khi sờ có cảm giác cứng, u cục với nhiều nốt mẫn đỏ, mạch máu bị giãn.
Tiêm filler bị vón cục phải làm sao?
Để khắc phục tình trạng tiêm filler vón cục, bạn cần xây dựng thực đơn, chế độ chăm sóc khoa học, massage vùng da đã tiêm filler nhẹ nhàng, tiêm tan filler,…
Thay đổi chế độ chăm sóc, ăn uống khoa học
Để khắc phục tình trạng tiêm filler bị vón cục, bạn cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng, khoa học và chú trọng chế độ chăm sóc phù hợp:
- Các chất kích thích, rượu bia nên hạn chế tối đa để tránh gây kích ứng vết thương, sưng đau, bầm tím sau khi tiêm filler.
- Chú trọng các món ăn nhạt, mềm trong thực đơn hàng ngày, giảm lượng muối và gia vị cay, nóng.
- Tăng cường bổ sung thêm một số nguyên liệu như rau xanh, trái cây tươi để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất cho vết thương nhanh chóng hồi phục.
- Mỗi ngày cần đảm bảo cơ thể được bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước, đồng thời bạn có thể chọn thêm một số loại nước ép, sinh tố tăng cường lưu thông, tuần hoàn máu.
- Kiêng các loại thức ăn nhanh, thực phẩm dễ gây kích ứng như thịt bò, rau muống, hải sản,…
Tiến hành massage nhẹ nhàng quanh vị trí tiêm filler
Massage đúng cách cũng là giải pháp để loại bỏ cục u cứng do tác dụng phụ của filler gây ra. Các bước massage khá đơn giản, bạn có thể áp dụng theo trình tự sau:
- Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi massage vùng da tiêm filler bị vón cục.
- Bước 2: Dùng ngón tay ấn nhẹ nhàng quanh vết tiêm với lực vừa đủ để tránh tổn thương.
Tiêm tan filler bị vón cục
Nếu đã áp dụng chế độ chăm sóc và dinh dưỡng khoa học cũng như massage đều đặn mỗi ngày nhưng không đem lại kết quả khắc phục tình trạng tiêm filler vón cục, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành tiêm tan. Hoạt chất làm tan filler khi đưa vào cơ thể sẽ làm filler tự đào thải ra bên ngoài, khắc phục tình trạng vết thương sưng đỏ.
Phẫu thuật loại bỏ filler
Đây là cách giải quyết trong trường hợp tiêm filler bị vón cục nghiêm trọng mà không thể khắc phục bằng phương pháp tiêm tan. Các bác sĩ sẽ rạch một đường ngắn tại vùng da đang có dấu hiệu hoại tử, nạo sạch phần filler đã tiêm vào cơ thể và xử lý biến chứng triệt để.
Liên hệ bác sĩ để kiểm tra
Cách điều trị tiêm filler vón cục tốt nhất là liên hệ bác sĩ và các trung tâm y tế uy tín để được kiểm tra và có hướng khắc phục hiệu quả. Tùy thuộc vào tình trạng của khách hàng mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp:
- Nếu vết thương sưng đỏ bởi yếu tố cơ địa: Kỹ thuật viên sẽ tiến hành massage nhẹ nhàng để giảm cảm giác đau nhức.
- Nếu vết thương xuất hiện tình trạng vón cục, sưng nhẹ do phản ứng phòng vệ của cơ thể: Bạn sẽ được chỉ định một số loại kháng sinh, kháng viêm hỗ trợ điều trị và cải thiện vấn đề biến chứng đang gặp phải.
- Nếu vết thương bị biến chứng nặng nề: Các bác sĩ tiến hành thăm khám và chỉ định tiêm tan filler hoặc phẫu thuật đưa filler ra khỏi cơ thể của bạn.
Seoul Center – Địa chỉ tiêm filler an toàn, không bị vón cục
Seoul Center là địa chỉ tiêm filler được đánh giá cao về độ an toàn, hoàn toàn không xảy ra tình trạng vón cục, sưng đỏ. Đội ngũ bác sĩ của thẩm mỹ viện được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn bài bản, tay nghề giỏi và đã có giấy phép hành nghề do Sở Y Tế cấp.
Tại thị trường thẩm mỹ Việt Nam, Seoul Center luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và độ uy tín với quy trình tiêm filler chuẩn, khoa học. Đến với thẩm mỹ viện, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn chi tiết tùy theo tình trạng nhược điểm đang gặp phải của làn da.
Bên cạnh đó, chi phí làm đẹp của Seoul Center khá hợp lý kèm theo một số ưu đãi hấp dẫn. Cơ sở làm đẹp này còn mang đến nhiều chính sách bảo hành minh bạch, đảm bảo quyền lợi tối ưu của khách hàng.
Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết về biến chứng tiêm filler bị vón cục mà bạn có thể gặp phải. Nếu bạn đang băn khoăn về những dấu hiệu của tình trạng vón cục sau khi tiêm filler, hãy liên hệ ngay Seoul Center để được tư vấn và hỗ trợ thêm.
Bình luận bài viết