Nhiều khách hàng lo lắng ăn măng ảnh hưởng đến nếp mí sau khi thực hiện cắt mí mắt. Bài viết dưới đây Mẹo cắt mí sẽ giải đáp cắt mí ăn măng được không và hướng dẫn cách ăn măng sau cắt mí để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Từ đó giúp bạn sở hữu mí mắt đẹp và đảm bảo an toàn.
Cắt mí ăn măng được không?
Măng là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể phát triển. Tuy nhiên, đối với những người vừa thực hiện cắt mí hay phẫu thuật thẩm mỹ thì các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn măng bởi trong măng chứa một lượng lớn cellulose, axit oxalic là chất ức chế quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Trong đó, sắt và kẽm là 2 dưỡng chất bị ức chế hấp thụ làm chậm quá trình điều trị vết thương.
Ngoài ra, sau cắt mí bạn không được ăn măng bởi nguy cơ “tiềm ẩn” những rủi ro đến sức khỏe với những lý do sau:
- Nếu ăn măng quá nhiều còn có thể gây ra tình trạng đau bụng, buồn nôn. Bởi trong măng chứa lượng axit lớn, dễ khiến cho cơ thể mệt mỏi và chán ăn, từ đó vết thương lâu lành hơn.
- Trong các loại măng tươi chứa thành phần độc tố glucosid, khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày sẽ giải phóng axid cyanhydric, một chất độc có thể gây ngộ độc chết người.
- Các loại măng bán trên thị trường không rõ nguồn gốc có thể cho thêm chất tẩy để măng có màu sắc bắt mắt. Các chất tẩy này chứa độc tố gây hại cho sức khỏe, khiến mí mắt có thể bị mẩn ngứa, dị ứng nghiêm trọng.
Do đó, trả lời cho câu hỏi cắt mí ăn măng được không thì bạn không nên ăn măng kể cả măng tươi hay măng muối. Sau khi cắt mí cơ thể còn yếu, tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, măng có thể gây ngộ độc và làm chậm quá trình hồi phục nếp mí.
Bên cạnh măng, sau cắt mí nhiều người vẫn băn khoăn một số câu hỏi về các loại thực phẩm như cắt mí có được ăn khoai, cắt mí có được ăn ốc không, cắt mí ăn đậu phụ được không?
Cắt mí bao lâu thì được ăn măng?
Thời gian kiêng ăn măng sau cắt mí được bác sĩ khuyến cáo từ 2 – 4 tuần tùy vào cơ địa và chế độ chăm sóc sau cắt mí ở mỗi người. Đối với những cơ địa lành tính thì sau 2 tuần cắt mí bạn có thể ăn măng trở lại. Đối với những cơ địa khó lành thì bạn cần 1 tháng kiêng cữ mới có thể ăn măng để có thể đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất.
Nếu bạn chưa biết cơ địa mình như thế nào thì tốt nhất hãy kiêng ăn măng cho đến khi mí mắt hồi phục hoàn toàn. Lúc này không còn các dấu hiệu sưng đau hay bầm tím, nếp mí lên form đẹp và bạn có thể ăn uống bình thường mà không còn lo lắng cắt mí ăn măng được không.
Bên cạnh măng, thịt gà, thịt vịt cũng là món ăn chứa nhiều protein, nếu biết nạp đủ liều lượng sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn nên hiểu rõ cắt mí kiêng thịt gà bao lâu, cắt mí có ăn thịt vịt được không để duy trì được nếp mí sau thẩm mỹ.
Lưu ý ăn măng đúng cách sau khi cắt mí
Sau thời gian kiêng khem ăn măng ít nhất 2 – 4 tuần, bạn có thể sử dụng trở lại để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Để giúp ăn măng đúng cách tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, các bác sĩ Seoul Center lưu ý một vài điều quan trọng khi thêm măng vào thực đơn hằng ngày sau khi mí mắt hồi phục như sau:
Hạn chế ăn măng ủ chua
Không chỉ măng muối mà các các thực phẩm lên men đều kiêng kỵ với những người đang vừa thực hiện phẫu thuật. Trong măng ủ chua thường sản sinh các loại men và vi khuẩn có hại cho đường ruột. Khi hấp thụ vào cơ thể quá nhiều hay chế biến không kỹ sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng da, vết thương hở và làm suy yếu miễn dịch đường ruột.
Do đó, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến chứa măng chua. Khi cơ thể chưa hoàn toàn hồi phục sau cắt mí mà gặp các loại vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập và làm suy giảm sức đề kháng cơ thể.
Nên luộc chín măng trước khi chế biến
Như giải thích ở trên thì trong măng sống chứa một số độc tố không tốt cho dạ dày và có thể gây ngộ độc. Do đó, để đảm bảo an toàn cho cơ thể thì bạn nên rửa sạch măng với nước muối trước khi chế biến, sau đó luộc măng nhiều lần với nước sôi để loại bỏ các chất có hại.
Lưu ý khi nấu măng nên mở nắp để các thành phần độc tố được bay ra ngoài. Thời gian mỗi lần ngâm hay luộc măng từ 15 – 20 phút để măng ngả sang màu vàng. Chất Cyanide có trong măng có thể gây ngộ độc và tổn thương đến cơ thể. Đô là lý do mà nhiều người lo lắng cắt mí ăn măng được không.
Hạn chế ăn măng với một số đối tượng
Không chỉ những đối tượng sau khi cắt mí kiêng ăn măng mà nhiều trường hợp cần hạn chế sử dụng măng để tránh gây hại cho sức khỏe. Trong đó, phụ nữ mang thai nếu có vết thương hở không nên ăn măng vì dễ gây ngộ độc và khó tiêu.
Đối với những khách hàng có tiền sử bị bệnh sỏi thận cũng cần kiêng ăn măng. Vì chất axit oxalic có trong măng khi kết hợp với canxi sẽ tạo ra sỏi thận khiến tình hình bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, những người đang điều trị bệnh gan, các bệnh về dạ dày và hệ tiêu hóa cũng cần hạn chế ăn măng
Ngoài măng, cắt mí nên kiêng và nên ăn các thực phẩm nào?
Chế độ kiêng khem sau cắt mí cực kỳ quan trọng bên cạnh việc cắt mí ăn măng được không. Dưới đây là nhóm những thực phẩm bạn không nên ăn sau khi cắt mí mắt để tránh gây ra các tác hại xấu đến kết quả thẩm mỹ trong giai đoạn phục hồi:
- Thực phẩm nhiều muối, chế biến sẵn: Các thực phẩm có chứa nhiều muối thường khiến cơ thể tích nước và làm sưng nề vết mổ. Bên cạnh đó, các đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng cũng dễ làm vết thương sưng viêm và lâu lành.
- Thực phẩm chứa chất kích thích: Bạn cần kiêng rượu bia sau cắt mí, và cả cafein, đồ uống có gas,,… Khi đưa vào cơ thể sẽ làm ức chế quá trình tái tạo tế bào và gây kích ứng nếp mí sưng viêm, kéo dài thời gian hồi phục.
- Các đồ ăn, thức uống nhiều đường: Bạn nên tránh ngay các loại thực phẩm chứa nhiều đường dễ gây viêm vết mổ như đường, bánh kẹo ngọt, đồ uống đóng chai, bánh kem,… Nếp mí rất dễ sưng to và mưng mủ nếu sử dụng đồ ăn ngọt trong thời gian dài.
- Thức ăn có khả năng gây dị ứng: Kiêng ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, thịt gà, đồ ăn cay nóng,… Khiến nếp mí bị ngứa và việc dùng tay gãi sẽ làm chảy máu vết thương, gây bung chỉ và để lại sẹo xấu.
- Các thực phẩm dễ hình thành sẹo: Kiêng ăn các thực phẩm có nguy cơ hình thành sẹo lồi, thâm sạm như thịt bò, rau muống, trứng gà, xôi nếp,… Các thực phẩm này làm tăng sinh các mô sợi tại vết thương mí mắt khiến sẹo lồi hình thành.
Ngoài các thực phẩm trên, bạn cũng nên kiêng ăn mắm tôm sau cắt mí để tránh xảy ra tình trạng bị sẹo lồi, thâm.
Nghe bác sĩ tư vấn thực nên ăn sau cắt mí
Sau khi thực hiện cắt mí mắt, ngoài quan tâm cắt mí ăn măng được không thì bạn cần bổ sung một số thực phẩm hỗ trợ quá trình phục hồi vết mổ và giúp cơ thể khỏe mạnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn sau khi cắt mí:
- Thực phẩm giàu protein: Các nguồn thực phẩm protein nên ăn như thịt heo nạc, các loại hạt, sữa chứa ít béo, các loại nấm, đậu,… giúp tái tạo mô và tăng cường quá trình phục hồi sau cắt mí
- Bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả: Hãy tìm cách bổ sung rau xanh từ cải xoăn, bắp cải, ớt chuông, các loại hoa quả để duy trì sự đàn hồi cho da và chống chảy xệ mí mắt.
- Thực phẩm giàu chất béo tốt: Các chất béo tốt cho cơ thể thường có trong các loại ngũ cốc nguyên cám, hạt lanh, hạt bí, đậu phộng, quả bơ hay dầu đậu nành,…
- Uống đủ nước: Hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung thêm các loại nước ép từ trái cây giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và tái tạo tế bào mới ở mí mắt.
- Trái cây giàu vitamin: Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các dấu hiệu viêm nhiễm. Đặc biệt là các loại quả có múi như cam, quýt, kiwi, dâu tây,…
Giải đáp thắc mắc cắt mí ăn măng được không từ các chuyên gia tại thẩm mỹ viện Seoul Center giúp bạn kiêng khem thực phẩm này đúng cách. Từ đó biết cách chế biến và sử dụng phù hợp sau khi nếp mí ổn định. Hãy bổ sung thêm các thực phẩm cần thiết để tăng cường quá trình hồi phục vết thương sau khi cắt mí mắt.
Bình luận bài viết