Lời khuyên của các chuyên gia thẩm mỹ sau cắt mí khách hàng nên kiêng ăn hải sản để tránh các nguy hiểm xảy ra. Trong đó, cắt mí ăn mực được không là thắc mắc mà nhiều người quan tâm. Bởi mực là món ăn khá phổ biến và chứa nhiều dưỡng chất. Kinh nghiệm cắt mí sẽ giải đáp chi tiết và đưa ra lời khuyên về chế độ kiêng cữ đúng cách.
Thành phần dinh dưỡng có trong mực
Mực là sinh vật sống ở biển, có mùi tanh và thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Nằm trong nhóm hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng, trước khi biết được cắt mí ăn mực được không thì bạn cần tìm hiểu qua bảng thành phần dinh dưỡng của mực dưới đây.
Trong 100g mực chứa 92 calo, bao gồm các thành phần dinh dưỡng như:
- Chất béo: 2% DV (đơn vị giá trị dinh dưỡng hằng ngày)
- Cholesterol: 223 mg
- Carbs: 3.1 gr
- Protein: 15.6 gr
- Vitamin A: 1% DV
- Vitamin C: 8% DV
- Vitamin B6: 3% DV
- Vitamin B1: 1% DV
- Vitamin B3: 11% DV
- Vitamin B12: 22% DV
- Vitamin B2: 24% DV
Qua bảng thành phần dinh dưỡng trên, có thể thấy mực chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy, liệu nhưng người sau cắt mí ăn mực được không?
Giải đáp: Cắt mí ăn mực được không?
Mực là món ăn ngon nằm trong nhóm hải sản và cung cấp nguồn dinh dưỡng có lợi cho cơ thể phát triển. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia thẩm mỹ thì khách hàng KHÔNG NÊN ĂN MỰC sau khi cắt mí mắt dù ít hay nhiều bởi:
- Mực thuộc nhóm hải sản có mùi tanh, có tính hàn nên rất dễ khiến vết thương hở kích ứng, sưng đau kéo dài và vết thương lâu lành.
- Mực chứa hàm lượng protein lớn, khi ăn mực dễ tăng sinh tế bào mới ở miệng vết thương. Điều này khiến mí mắt bị ngứa ngáy, khó chịu, dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng và hình thành sẹo lồi.
Bởi đó, khách hàng sau khi cắt mí nên hạn chế ăn mực hay các loại hải sản có mùi tanh. Hãy đợi cho đến khi vết thương lành hẳn có thể ăn mực trở lại.
Cắt mí sau bao lâu thì được ăn mực?
Biết được câu trả lời cho cắt mí ăn mực được không, bạn cần kiêng ăn mực sau cắt mí khoảng 2 – 4 tuần. Lúc này, vết thương ở mí mắt đang trong quá trình hồi phục và cần tránh những thực phẩm dễ kích ứng.
Tùy vào từng cơ địa mà thời gian kiêng ăn mực sau cắt mí cũng sẽ khác nhau. Ở những cơ địa mau lành thì khách hàng có thể ăn mực trở lại sau 2 tuần. Tuy nhiên, những cơ địa dữ thì bạn phải đợi cho vết thương mí mắt lành hẳn khoảng 4 tuần mới có thể ăn mực trở lại, nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra trong quá tình chăm sóc hậu phẫu cắt mí.
Ngoài mực, bạn có thể tìm hiểu thêm Cắt mí có kiêng ăn ốc không, cắt mí có kiêng hải sản không, cắt mí ăn thịt ếch được không?
Cắt mí kiêng hải sản bao lâu?
Tương tự như cắt mí ăn mực được không thì khách hàng cần kiêng ăn các loại thực phẩm từ hải sản như: tôm, cua, mực, nghêu, cá, ốc,… Đây chính là nguyên nhân gây ra các tình trạng kích ứng ở vết thương sau cắt mí thường gặp. Việc ăn hải sản sau khi phẫu thuật dễ khiến cho vết mổ sưng to, cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Vô tình hành động sờ gãi làm cho vết thương bị chảy máu và nhiễm trùng.
Do đó, lời khuyên bác sĩ thẩm mỹ dành cho khách hàng là nên kiêng ăn hải sản ít nhất 2 – 4 tuần sau cắt mí. Để đảm bảo an toàn thì bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nếu vết thương đã lành và muốn ăn hải sản trở lại.
Cắt mí mắt công nghệ cao: Đẹp tự nhiên – Không đau – Không nghỉ dưỡng
Ngoài kiêng mực, cắt mí kiêng ăn gì?
Không chỉ cắt mí ăn mực được không mà còn rất nhiều thực phẩm mà các chuyên gia khuyến cáo nên kiêng ăn sau cắt mí để đảm bảo an toàn và mau chóng hồi phục.
- Thịt bò: Kiêng ăn thịt bò sau cắt mí để tránh làm tăng sắc tố ở các vùng có vết thương hở, đặc biệt là mí mắt. Thịt bò dễ khiến vùng da thâm sạm và hình thành sẹo kém thẩm mỹ.
- Rau muống: Tránh ăn rau muống sau cắt mí và kể cả các cuộc phẫu thuật khác. Rau muống có thể làm miệng vết thương bị đầy lên và tăng sinh quá trình hình thành da non. Từ đó tạo thành sẹo lồi mí mắt xấu xí.
- Gạo nếp: Các món ăn chế biến từ nếp như bánh chưng, xôi, chè,… có tính nóng và làm vết thương dễ bị kích ứng, mưng mủ, nhiễm trùng và khó hồi phục.
- Các loại hải sản: Kiêng ăn các loại tôm, cua, ốc, cá… Bởi đây là các thực phẩm tanh, chứa nhiều canxi và protein. Chúng là nguyên nhân gây ra những trường hợp bị dị ứng, mí mắt sưng to. Đó là lý do mà nhiều người quan tâm cắt mí ăn mực được không.
- Thịt gia cầm: Các loại thịt gà, thịt vịt chứa nhiều protein, nhưng đây lại là thực phẩm cần kiêng ăn sau cắt mí mắt. Các loại thịt này gây ngứa ngáy nếp mí và sưng đau kéo dài.
- Các loại trứng: Kiêng ăn các loại trứng gà, trứng vịt bởi trứng dễ làm thay đổi sắc tố da ở mí mắt, tạo nên các vùng da bị loang màu kém thẩm mỹ. Kiêng ăn trứng khoảng 2 – 3 tuần để vết thương ổn định.
- Chất kích thích: Không uống các chất chứa cồn như rượu, bia hay các chất kích thích như cafe, thuốc lá,… Các chất này làm ức chế tác dụng của thuốc, quá trình hồi phục diễn ra chậm và gây ra các tình trạng nhiễm trùng.
- Thực phẩm cay nóng: Kiêng ăn các thực phẩm chế biến cay nóng từ các loại gia vị ớt, tỏi, gừng,… Điều này dẫn đến vết thương mí mắt sưng đau và mưng mủ.
Cách chăm sóc mí mắt sau khi phẫu thuật
Không chỉ chú trọng cắt mí ăn mực được không mà khách hàng cần phải chú ý cách chăm sóc mí mắt sao cho phù hợp để rút ngắn quá trình hồi phục, mau chóng sở hữu đôi mắt 2 mí to tròn, đẹp tự nhiên.
Về chế độ sinh hoạt, vệ sinh đúng cách
Để nếp mí mau lành và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá tình chăm sóc hậu phẫu. Bạn cần chú ý những hướng dẫn cách chăm sóc và chế độ sinh hoạt dưới đây:
- Nên chườm lạnh trong 2 – 3 ngày đầu sau khi cắt mí để giảm tình trạng sưng đau. Kể từ ngày thứ 4 bạn nên chườm ấm để hạn chế mí mắt bị sưng bầm.
- Tránh để nước hay các chất hóa học từ mỹ phẩm bám dính lên nếp mí, bởi rất dễ gây nhiễm trùng và lâu lành vết thương.
- Không sờ tay, cào gãi hay dụi mắt trong thời gian mí mắt vừa mới cắt. Nên che chắn bằng kính và đội mũ mỗi khi ra ngoài để tránh bụi bẩn bám dính mí mắt.
- Vệ sinh mí mắt bằng tăm bông thấm nước muối sinh lý, lau nhẹ nhàng xung quanh nếp mí và không được va chạm mạnh gây chảy máu vết thương.
- Hạn chế sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử trong thời gian dài gây tức mắt và vết thương lâu lành.
- Uống thuốc và thoa thuốc theo hướng dẫn mà bác sĩ chỉ định. Hãy nhớ tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi quá trình hồi phục có ổn định hay không.
Nếu bạn còn thắc mắc, có thể tham vấn từ bác sĩ các món ăn thường gặp hàng ngày như: cắt mí ăn nước tương được không, cắt mí có được uống trà sữa không, cắt mí uống nước cam được không?
Về chế độ dinh dưỡng khoa học
Bổ sung các chất dinh dưỡng giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Thay thế đạm động vật bằng các thực phẩm chứa đạm từ thực vật như: sữa tươi, nấm, đậu hũ, các loại đậu hạt.
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A từ khoai lang, carot, ớt chuông, bí đỏ, cà chua,…
- Thực phẩm từ vitamin C giúp chống viêm, tăng cường miễn dịch cơ thể như: bông cải trắng, dưa lưới, cam, quýt, ổi, kiwi,…
- Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: sữa, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt,…
Với những chia sẻ của các chuyên gia thẩm mỹ tại thẩm mỹ viện Seoul Center về thắc mắc cắt mí ăn mực được không đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thực phẩm này. Hãy cẩn trọng chế độ ăn uống sau cắt mí mắt để đảm bảo an toàn, phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.
Bình luận bài viết