Hiện nay, tiêm filler là cụm từ quen thuộc trong quá trình làm đẹp để mang đến gương mặt tươi trẻ. Tuy nhiên, nhiều tình trạng tiêm filler kém chất lượng sẽ có biến chứng và tác động xấu lên gương mặt. Vậy tiêm filler 2 năm không tan có nguy hiểm không? Cùng Thẩm mỹ filler giải đáp về tình trạng này ngay dưới đây.
Tiêm filler bao lâu thì tan hết?
Tiêm filler là phương pháp làm đẹp an toàn, không xâm lấn, hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, một số trường hợp tiêm filler 2 năm không tan khiến chị em băn khoăn. Vậy thời gian trung bình để filler tan hết là bao lâu?
Thông thường, chỉ sau từ 6 – 12 tháng thì lượng filler trong cơ thể sẽ tan hoàn toàn. Trong trường hợp bạn sử dụng các loại filler bán vĩnh viễn, thời gian filler tan có thể từ 2 – 5 năm.
Tuỳ vào loại filler được tiêm vào cơ thể sẽ có thời gian tồn tại khác nhau. Seoul Center đã tổng hợp thời gian tan của từng loại filler ngay dưới đây:
Loại filler | Thời gian filler tan |
Juvederm Voluma | Khoảng 24 tháng với điều kiện tiêm lại sau 12 tháng. |
Juvederm Ultra và Ultra Plus | Khoảng 12 tháng, một số trường hợp kéo dài 6 – 9 tháng. |
Juvederm Vollure | Khoảng 12 – 18 tháng |
Juvederm Volbella | Khoảng 12 tháng |
Restylane Defyne, Lyft và Refyne | Khoảng 12 tháng, một số trường hợp 6 – 9 tháng |
Tơ Restylane | Khoảng 6 – 10 tháng |
Restylane – L | Khoảng 5 – 7 tháng |
Tìm hiểu thêm về phương pháp tiêm filler để lựa chọn được loại phù hợp với bản thân trước khi thực hiện nhé!
Nguyên nhân khiến tiêm filler 2 năm không tan
Thực tế, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng tiêm filler sau 2 năm vẫn không tan như: sử dụng filler không chứa HA, filler kém chất lượng, tiêm filler quá liều lượng,… Cùng Seoul Center tìm hiểu chi tiết hơn về những nguyên nhân trên ngay sau đây.
Sử dụng filler không chứa thành phần Hyaluronic Acid
Thành phần chính trong các loại filler hiện nay là Hyaluronic Acid (HA), đây là hợp chất khiến filler tự tan và đào thải khỏi cơ thể. Trong trường hợp tiêm filler sau 2 năm vẫn không tan, rất có thể bạn đã sử dụng loại filler không chứ HA để kéo dài hiệu quả làm đẹp. Loại filler này thậm chí còn nguy hiểm hơn silicon lỏng và có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Lạm dụng tiêm quá nhiều filler
Đối với mỗi bộ phận trên cơ thể đều có tiêu chuẩn liều lượng filler được phép sử dụng riêng biệt. Điều này không chỉ đảm bảo kết quả làm đẹp tự nhiên mà còn đảm bảo độ an toàn cho khách hàng. Theo đó, nếu lạm dụng tiêm quá nhiều filler sẽ làm cho cơ thể mất nhiều thời gian hơn để có thể phân huỷ chúng hoàn toàn và tiềm ẩn các rủi ro thẩm mỹ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Khi thực hiện tiêm filler thái dương có nguy hiểm không? Cũng như với những vùng da khác thì có biến chứng gì không? Cùng tìm hiểu chi tiết nhé.
Tiêm filler không đúng kỹ thuật
Tiêm filler mặc dù có kỹ thuật thực hiện đơn giản, tuy nhiên điều này chỉ đúng với những bác sĩ thẩm mỹ đã được đào tạo bài bản, có chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Do đó, nếu việc tiêm filler được thực hiện bởi các bác sĩ không có chuyên môn, tay nghề yếu kém sẽ dễ dẫn đến kỹ thuật tiêm sai. Hậu quả nhẹ có thể khiến filler lâu tan, sưng tấy, kích ứng,… tạm thời, trường hợp nặng hơn có thể gây nên hoạt tư, liệt cơ mặt vĩnh viễn.
Sử dụng filler kém chất lượng
Filler giả, không rõ nguồn gốc và kém chất lượng sẽ rất khó thích ứng và bị phân huỷ bởi cơ thể. Điều này không chỉ kéo dài thời gian tan của filler mà còn dẫn đến các biến chứng như: sưng đau, bầm tím, vón cục, kích ứng,…. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, bạn không nên tin tưởng những cơ sở làm đẹp quảng cáo dịch vụ tiêm filler với giá rẻ.
Biện pháp cải thiện tình trạng tiêm filler 2 năm không tan
Mỗi loại filler có thời gian tồn tại nhất định trong cơ thể, khi vượt quá thời gian này thường sẽ biến chất và gây ra một số tình trạng như sưng phù, thâm tím hoặc nổi mụn, nổi mủ.
Tiêm filler 2 năm không tan thường là biểu hiện bất thường và cần khắc phục kịp thời bằng các cách như:
- Đến những cơ sở y tế, gặp bác sĩ để kiểm tra và thăm khám. Tại đây sẽ kiểm tra lại chất lượng filler được sử dụng trước đó và tiêm thuốc tan. Các bác sĩ sẽ cân đối liều lượng thuốc tiêm sử dụng, tiêm đúng vị trí và kỹ thuật.
- Nếu trường hợp filler không thể dùng thuốc để làm tan, cần can thiệp kỹ thuật nạo vét filler. Trường hợp này phù hợp với người tiêm filler lỏng và tiến hành nhanh chóng để không gặp các biến chứng.
- Kết hợp các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm nếu khắc phục filler tan bằng cách phẫu thuật. Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để tránh trường hợp phù nề, tác dụng phụ không cần thiết.
Cách chăm sóc sau khi tiêm filler đảm bảo an toàn
Để hạn chế tình trạng tiêm filler 2 năm không tan, chị em cần chú ý cách chăm sóc sau khi tiêm. Hậu tiêm filler cần xây dựng cách sinh hoạt lành mạnh, kiêng một số thực phẩm và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ.
Một số hoạt động cần kiêng khem sau khi tiêm filler
Sau khi tiêm filler, bạn sẽ được hướng dẫn một số cách chăm sóc và kiêng sử dụng một số thực phẩm cần thiết. Dưới đây là một số nguyên tắc cần nắm để giúp filler ổn định và an toàn cho cơ thể.
- Hạn chế tác động, chạm vào khu vực tiêm để tránh nhiễm trùng hoặc sưng đỏ.
- Không được sử dụng rượu, bia trong 1 – 2 ngày sau khi tiêm.
- Tránh tập luyện hoặc hoạt động mạnh để mô da được nghỉ ngơi, hồi phục. Hạn chế các hoạt động ra ngoài nắng hoặc tiếp xúc với khói bụi nhiều.
- Không xông hơi, tiếp xúc với nước nóng hoặc các phương pháp chữa bệnh, làm đẹp có sinh nhiệt.
- Không để cơ thể tiếp xúc với vùng nhiệt quá lạnh vì có thể khiến da suy yếu, chất lượng filler bị ảnh hưởng và hồi phục chậm.
- Nếu tiêm filler ở môi thì không được sử dụng các loại son, hạn chế để môi hoạt động quá nhiều. Tuyệt đối không cắn vào môi vì dễ ảnh hưởng đến form dáng.
Bài viết chi tiết: Tiêm filler kiêng gì? Kiêng ăn bao lâu?
Nên bổ sung dưỡng chất nào sau khi tiêm filler?
Sau khi tiêm filler, trong những ngày đầu cần tuân thủ các biện pháp chăm sóc, cải thiện tình trạng sưng đau. Ngoài ra, nên bổ sung một số loại thuốc và các loại vitamin cần thiết.
- Dùng túi đá chườm lạnh vào vùng mặt.
- Uống acetaminophen theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau nếu cần thiết.
- Sử dụng các trai cây như cam, dứa để bổ sung vitamin, giảm thâm đau, bầm tím và nhanh hồi phục sức khỏe.
- Uống nhiều nước sau khi tiêm filler, bổ sung thêm rau củ, trái cây vào thực đơn bữa ăn mỗi ngày.
- Kiêng sử dụng mỹ phẩm ít nhất 1 tuần và luôn giữ để da sạch sẽ.
Tiêm filler không thể duy trì vẻ đẹp lâu dài, bạn cần tiêm thêm khi filler đã tan. Tuy nhiên, không nên lạm dụng filler và cần có sự tư vấn, kiểm tra kỹ lưỡng của bác sĩ. Quan trọng nhất là hãy chọn cơ sở uy tín để thực hiện tiêm filler và đảm bảo chất lượng filler.
Trên đây là những giải đáp cho tình trạng tiêm filler 2 năm không tan. Có thể thấy, tình trạng này khá nguy hiểm và cần khắc phục kịp thời tại các cơ sở Y tế. Hy vọng với chia sẻ từ thẩm mỹ viện Seoul Center, bạn có thể hiểu hơn về phương pháp làm đẹp này và thực hiện một cách an toàn, uy tín nhất nhé.
Bình luận bài viết