Nhiều chị em hiện nay tìm đến phương pháp tiêm filler làm đầy má hóp, tiêm má baby để khắc phục những khuyết điểm trên gương mặt hốc hác của mình. Tuy nhiên, không ít trường hợp xảy ra biến chứng tiêm filler má và nguy hiểm đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ khuôn mặt. Liệu có cách nào phát hiện kịp thời và khắc phục những biến chứng này?
Nguyên nhân gây biến chứng tiêm filler má
Trước khi nhận diện những biểu hiện của biến chứng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những nguyên nhân gây nên các biến chứng tiêm filler má. Để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp.
Sử dụng filler quá liều
Không phải ai cũng sử dụng cùng một lượng filler khi tiêm vào má. Tùy theo tình trạng má hóp mà khách hàng sẽ được bác sĩ tư vấn liều lượng filler phù hợp. Theo như các chuyên gia khuyến cáo thì mỗi bên má cần từ 1 – 4cc.
Việc lạm dụng filler trong thẩm mỹ khiến những hậu quả khó lường xảy ra, điển hình là khách hàng được tiêm quá liều filler, tự ý tiêm tại nhà. Nếu nhẹ thì chỉ khiến cho gương mặt bị biến dạng, nặng hơn thì gây chèn ép mạch máu làm sưng phù má 2 bên. Bởi đó, bạn nên được tư vấn kỹ lưỡng liều lượng filler được dùng.
Tiêm filler chưa đạt kỹ thuật
Một trong những lý do chính gây ra biến chứng tiêm filler má là kỹ thuật tiêm chưa đạt yêu cầu. Điều này phụ thuộc vào tay nghề và trình độ chuyên môn của bác sĩ thực hiện.
Cùng điểm qua những lý do gây ra biến chứng tiêm filler thường gặp dưới đây:
- Tự ý tiêm không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hay được người thực hiện không đủ chuyên môn là lý do tiêm filler không đúng kỹ thuật, gây nên những tác hại khó lường.
- Xác định sai vị trí tiêm, tiêm quá sâu hay tiêm trúng mạch máu gây ra các biến chứng nguy hiểm như mặt méo lệch, chèn ép mạch máu gây phù nề, tắc mạch làm viêm nhiễm và dẫn đến hoại tử.
- Tiêm quá nhanh hay tiêm không đều các vị trí xác định ban đầu làm cho vùng tiêm căng tức, vón cục, tràn dịch.
- Nếu quy trình tiêm không đảm bảo vô khuẩn rất dễ nhiễm trùng, lây nhiễm các bệnh qua đường máu.
Xem thêm: Lưu ý khi tiêm filler mặt lệch
Chất lượng filler không đảm bảo
Filler giá rẻ, filler kém chất lượng, chưa qua kiểm định,… là những lý do dễ xảy ra các biến chứng tiêm filler má. Điều nguy hiểm mà bạn không thể lường được là tiêm phải loại filler không tan, khi đưa vào cơ thể khó đào thải, không thể tiêm tan loại bỏ mà phải nhờ vào các kỹ thuật nạo vét gây tổn thương cho cơ thể.
Khó có thể tránh được tiêm phải loại filler kém chất lượng nếu như bạn không tìm được cơ sở thẩm mỹ uy tín, đảm bảo tiêm đúng liều lượng và hãng filler được cấp phép lưu thông.
Cơ địa không tương thích
Một lý do ít khách hàng để ý khi xảy ra biến chứng là cơ địa người thực hiện không tương thích với loại filler được tiêm, filler dễ dàng đào thải và gây ra hiện tượng dị ứng, sưng viêm. Tuy nhiên nếu cơ thể bạn không phù hợp sẽ biểu hiện ngay sau khi được tiêm, phát hiện kịp thời có thể dễ dàng điều trị.
Filler an toàn – Tiêm nhẹ nhàng- Hiệu quả dài lâu
Để lại số điện thoại ngay để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp
Biểu hiện biến chứng tiêm filler má thường gặp
Biết được những nguyên nhân tiêm filler gây ra biến chứng, bạn có thể dễ dàng nhận biết được các dấu hiệu kịp thời xử lý.
Biến chứng tức thì
Hầu hết các phản ứng sẽ thể hiện ngay trong lúc thực hiện hoặc vừa kết thúc quá trình tiêm filler, cũng có thể vài ngày sau đó. Những biến chứng này chỉ là tác dụng phụ filler và phản ứng của cơ thể khi chưa kịp thích nghi với hợp chất mới đưa vào cơ thể. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì nó sẽ biến mất sau vài ngày nếu biết cách xử lý. Biểu hiện dễ gặp khi tiêm filler má như:
- Sưng đỏ, bầm tím
- Đau nhức vùng tiêm
- Ngứa ngáy, cơ thể khó chịu
- Xuất hiện ban đỏ
- Vùng má nổi mụn nước
- Viêm nhiễm do tái hoạt herpes
Biến chứng muộn của filler
Nếu như các biến chứng biểu hiện ngay tức thì sẽ dễ dàng kiểm soát nhưng nếu là biến chứng muộn rất khó để phát hiện. Có thể biểu hiện sau vài ngày, vài tuần hoặc có thể cả năm sau mới phát hiện. Những biến chứng tiêm filler má muộn tác động xấu đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ khuôn mặt:
- Vón cục, filler không tan gây biến dạng
- Phản ứng hạt khiến mặt nổi mụn lộm cộm
- Áp xe vô khuẩn làm nhiễm trùng vùng má
- Chèn ép mạch gây sưng phù
- Tắc mạch, tràn dịch và dẫn đến hoại tử
- Sẹo quá phát và hủy hoại tế bào
Xem thêm: Tiêm filler bị vón cục có sao không?
Cách khắc phục các biến chứng tiêm filler má hiệu quả
Dựa vào tình trạng biến chứng mà bạn sẽ lựa chọn biện pháp khắc phục biến chứng tiêm filler má khác nhau. Phát hiện kịp thời là cách tốt nhất để bạn có thể sớm điều trị tránh các nguy hiểm không mong muốn.
- Những ngày đầu gặp các triệu chứng sưng đau, bạn đừng quá lo lắng mà hãy chườm đá liên tục trong 3 ngày đầu để giảm tình trạng sưng má.
- Nếu bạn tiêm filler không đều làm cho má bị lệch vẹo, bên to bên nhỏ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêm dặm cho vùng má hóp, tiêm tan cho vùng má quá to.
- Những ca biến chứng bị viêm nhiễm khiến vùng tiêm bị hoại tử, bạn sẽ được bác sĩ hút sạch vùng viêm mủ và làm sạch phần da bị hoại tử. Sau đó sử dụng chất corticoid và kháng sinh để điều trị, xử lý vùng viêm được khô ráo và tiến hành các phương pháp hồi phục.
- Một số trường hợp bị biến chứng tiêm filler má mà không thể tiêm tan thì bác sĩ sẽ mổ để lấy sạch chất filler ra ngoài thì mới có thể an toàn cho cơ thể.
ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ TƯ VẤN CÁCH KHẮC PHỤC BIẾN CHỨNG
Trước khi tiêm filler má bạn cần lưu ý gì?
Biết được những nguyên nhân và hậu quả biến chứng tiêm filler má bạn sẽ trang bị những kiến thức cần thiết cho bản thân trước khi thực hiện tiêm chất làm đầy. Vậy để chuẩn bị cho ca tiêm filler má thành công thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, thành phần, công dụng và hạn dùng của hợp chất làm đầy filler trước khi thực hiện sẽ giúp bạn tránh sử dụng trúng phải hàng nhái.
- Phải chính tay kiểm tra sản phẩm filler có còn nguyên tem mác và đúng loại mà bác sĩ tư vấn hay chưa.
- Filler sử dụng phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành cũng như được FDA Hoa Kỳ chứng nhận về độ an toàn.
- Thời hạn sử dụng filler sẽ khác nhau và thời gian tiêm tan cũng vậy. Do đó hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để biết được thời hạn duy trì để kéo dài hiệu quả trên gương mặt lâu hơn.
- Không phải filler nào cũng có thể tiêm cho má, bởi đó bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về công dụng và đối tượng áp dụng nhằm đạt hiệu quả tối đa.
- Nếu như bạn đang mắc các bệnh nền về tim mạch, tiểu đường hay là phụ nữ đang mang thai và cho con bú thì hãy báo cho bác sĩ biết được tình trạng, đưa ra lời khuyên phù hợp.
- Tìm hiểu kỹ các thông tin cơ sở tiêm filler uy tín, an toàn và nhận được đánh giá cao từ khách hàng sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không mong muốn.
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ những thông tin về biến chứng tiêm filler má cho khách hàng cái nhìn tổng quát. Từ đó kịp thời khắc phục các biến chứng gây nguy hại cho cơ thể cũng như làm mất đi tính thẩm mỹ của gương mặt. Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp ích cho mọi chị em trước khi cân nhắc tiêm filler má.
Bình luận bài viết