Sau phẫu thuật nâng mũi, phần đầu mũi bị sưng và cứng khiến nhiều chị em hoang mang, lo sợ, nhất là với những người lần đầu thực hiện can thiệp thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân khiến đầu mũi bị cứng sau nâng là gì, có nguy hiểm hay không và nên xử lý như thế nào. Cùng Tips nâng mũi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân đầu mũi bị cứng sau nâng
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, tình trạng đầu mũi bị căng cứng sau khi nâng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm:
Phần mô mềm trên mũi đã bị xâm lấn
Theo lẽ tự nhiên, cơ thể của chúng ta luôn có phản ứng tự vệ trước những chất liệu lạ được đưa vào từ bên ngoài. Trong đó, phản ứng phòng vệ phổ biến nhất chính là sưng, cứng và ửng đỏ. Vì vậy, khi phần mô mềm của mũi bị xâm lấn để đặt sụn, đầu mũi sẽ bắt đầu sưng tấy, cứng đỏ và hơi đau nhức.
Về cơ bản, đây sẽ là tình trạng bình thường và không gây nguy hiểm nếu như thuyên giảm sau 7 ngày và chấm dứt sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, khi nhận thấy đầu mũi còn đau cứng trên 2 tuần thì tức là vùng mô mềm tổn thương đã bị biến chứng, cần được thăm khám lập tức.
Chất liệu sụn mũi kém chất lượng
Nhiều người vì ham rẻ mà lựa chọn nâng mũi tại các cơ sở không đảm bảo, sử dụng sụn mũi kém chất lượng sẽ làm tăng nguy cơ đầu mũi bị cứng sau nâng. Sụn kém chất lượng thường rất khó tương thích với các mô của cơ thể, khiến phản ứng đào thải kéo dài nhiều ngày, làm cho đầu mũi không ngừng đau cứng. Thậm chí, nếu thành phần sụn mũi chứa chất độc hại thì cũng có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử nguy hiểm cho vùng mũi.
Tay nghề của bác sĩ kém
Bác sĩ thực hiện nâng mũi có tay nghề kém cũng là một nguyên nhân khiến cho đầu mũi bị cứng sau nâng. Các thao tác khi nâng mũi thẩm mỹ cần thực hiện chính xác, khéo léo, chuyên nghiệp, vừa phải làm đẹp cho mũi, vừa cần đảm bảo an toàn cho khách hàng. Do đó, hãy lựa chọn cơ sở nâng mũi uy tín cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm để hạn chế những rủi ro đáng tiếc sau khi thẩm mỹ.
Nâng chỉnh mũi quá nhiều lần
Việc nâng chỉnh mũi quá nhiều lần với tần suất dày đặc cũng vô tình khiến cho đầu mũi của chúng ta gặp phải những tổn thương khó lành. Lúc này, việc phục hồi mô sau khi nâng mũi sẽ trở nên chậm chạp, khó khăn khiến cho đầu mũi cứng và đau nhức nhiều ngày.
Đầu mũi cứng do bao xơ
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà sau khi nâng mũi, các phản ứng bài xích, phòng vệ của cơ thể sẽ khác nhau. Ở một số người có cơ chế tự bảo vệ quá mạnh mẽ, sụn mũi sau khi đưa vào sẽ không thể hòa nhập được với cơ thể dẫn đến đầu mũi cứng, đau nhức, bao xơ co thắt. Lúc này, bệnh nhân buộc phải phẫu thuật tháo sụn để tránh các biến chứng không mong muốn.
Đầu mũi bị cứng sau nâng có gây nguy hiểm gì không?
Khi gặp tình trạng đầu mũi bị cứng sau nâng, trước tiên bạn chưa cần quá lo lắng bởi đây là dấu hiệu bình thường và chưa gây nguy hiểm cho cơ thể. Hãy tiếp tục theo dõi, chăm sóc vết thương theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia và phần mũi sẽ ổn định dần sau khoảng 1 tuần.
Mặc dù vậy, bạn cũng nên theo dõi kỹ tình trạng của mũi và sự thay đổi của cơn đau qua từng ngày. Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu xơ cứng, nhiễm trùng nào, hãy đến ngay các cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện lớn để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Tuyệt đối không để tình trạng mũi xơ cứng xảy ra quá lâu sẽ làm khả năng gặp phải biến chứng cao dẫn đến việc xử lý trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Cách điều trị đầu mũi bị cứng sau nâng
Sưng cứng đầu mũi là biểu hiện sau khi nâng mũi rất bình thường. Tình trạng này có thể được khắc phục như sau:
Trường hợp nhẹ
Đối với những trường hợp đầu mũi bị cứng sau nâng thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm steroid để làm mềm cấu trúc mô sẹo cứng. Tuy nhiên, hiệu quả này sẽ cần khoảng 2 – 3 tháng mới có thể nhận thấy rõ ràng nên trong thời gian đó, bạn có thể thử thêm một số mẹo như chườm lạnh, uống thuốc, nẹp mũi và khử trùng mũi hàng ngày như hướng dẫn của chuyên gia.
Trường hợp nặng
Đối với các trường hợp xơ cứng nặng ở đầu mũi sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, các bác sĩ sẽ thăm khám để xác định nguyên nhân và xử lý nhanh chóng. Nếu xơ cứng do sụn kém chất lượng, bác sĩ sẽ xem xét thay thế bằng sụn mới. Ngược lại, nếu xơ cứng do cơ địa bài trừ, bạn có thể phải chuẩn bị tinh thần tháo bỏ sụn mũi.
Lưu ý để hạn chế tình trạng mũi bị cứng sau nâng
Như Seoul Center đã chia sẻ từ trước, cứng đầu mũi là biểu hiện bình thường sau khi nâng mũi. Tuy vậy, để nhanh chóng cải thiện tình trạng trên và tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Bạn cần lưu ý những điều dưới đây trong quá trình chăm sóc hậu phẫu:
- Chườm lạnh trong vòng 2 ngày đầu tiên sau khi nâng mũi để giảm sưng đỏ và tránh nguy cơ xơ cứng.
- Vệ sinh sạch mũi và vùng da xung quanh thường xuyên bằng nước muối sinh lý để tránh nhiễm trùng, lưu ý vệ sinh nhẹ nhàng tránh tác động lực mạnh.
- Sau khi nâng mũi, bạn tránh để mũi chịu áp lực bằng cách hạn chế cúi gập người, không đeo mắt kính,…
- Không dùng tay tác động lực, kể cả sờ hay chạm nhẹ lên mũi sau khi nâng để tránh vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Không tập thể dục, vận động cường độ cao để tránh kích thích lưu thông máu dẫn đến chảy máu ở vết thương nâng mũi và tránh mồ hôi gây viêm nhiễm.
- Ngủ với tư thế nằm ngửa, không nằm sấp hay nằm nghiêng. Tốt nhất, bạn nên kê gối 2 bên đầu để tránh việc xê dịch trong lúc ngủ.
- Nên ăn những loại thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục như: các loại trái cây, rau củ, hạt ngũ cốc, thịt heo, nước ép, nước lọc,…
- Tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây kích ứng và để lại sẹo như: hải sản, thịt bò, thịt gà, rau muống, đồ nếp, trứng,…
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ chi tiết về tình trạng đầu mũi bị cứng sau nâng mà nhiều bạn đọc đang lo lắng. Đừng quên theo dõi chặt chẽ tình hình hồi phục của vết thương để có những giải pháp xử lý kịp thời. Liên hệ ngay Seoul Center để được tư vấn và hỗ trợ thêm về dịch vụ nâng mũi thẩm mỹ đang được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn.
Bình luận bài viết