Nâng mũi là tiểu phẫu, được bác sĩ thực hiện trong khoảng 60 – 90 phút. Sau khi nâng mũi, dáng mũi bị đau sưng do có tổn thương mô mềm nhưng sẽ hết sau vài ngày. Tuy nhiên, có một số trường hợp sau khi nâng mũi xuất hiện tình trạng đau dữ dội kèm biểu hiện lạ. Đây có thể là dấu hiệu mũi không hợp sụn và cảnh báo bạn có biện pháp can thiệp kịp thời. Tips nâng mũi sẽ giúp bạn phát hiện sớm tình trạng này và đề xuất cách xử lý phù hợp trong bài viết sau.
Nguyên nhân bị dị ứng sụn sau nâng mũi
Trong một số trường hợp nâng mũi, cơ thể có thể phản ứng với sụn được gắn vào mũi gây dị ứng. Tình trạng dị ứng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như:
Cơ địa nhạy cảm: Một số người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng với các vật liệu lạ đưa vào cơ thể. Khi cấy ghép sụn nhân tạo vào mũi, cơ thể có thể phản ứng tiêu cực, dẫn đến dị ứng sụn. Các biểu hiện như: sưng tấy kéo dài, da mũi đỏ, ngứa, nổi mẩn đỏ, đau nhức, thậm chí có thể bị chảy dịch, mủ hoặc thủng da đầu mũi.
Sụn nâng mũi kém chất lượng: Sử dụng sụn nhân tạo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có thể chứa tạp chất hoặc vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến dị ứng sụn. Sụn kém chất lượng có thể không tương thích với cơ thể, dẫn đến phản ứng đào thải, gây ra các biểu hiện như sưng tấy, nhiễm trùng, chảy dịch, mủ,…
Kỹ thuật nâng mũi không chính xác: Các bác sĩ thực hiện nâng mũi sai kỹ thuật, gây tổn thương các mô xung quanh, gây sưng tấy kéo dài, nhiễm trùng và dị ứng sụn. Hoặc nếu bạn sử dụng sụn nâng kích thước không phù hợp với khoang mũi cũng sẽ gây nên tình trạng đào thải sụn.
Chăm sóc sai cách sau khi nâng mũi: Không tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật của bác sĩ, vệ sinh mũi không kỹ lưỡng, sinh hoạt không điều độ, ăn uống thiếu khoa học có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến quá trình lành sẹo và dẫn đến dị ứng sụn.
Dấu hiệu mũi không hợp sụn thường thấy
Thông thường, các dấu hiệu mũi không hợp sụn sẽ xuất hiện rõ ràng sau 10 ngày nâng mũi. Dưới đây là những trường hợp giúp bạn phát hiện sớm nâng mũi không hợp sụn.
Mũi bị sưng kéo dài
Sưng tấy là hiện tượng bình thường sau nâng mũi do cơ thể phản ứng với vật thể lạ được đưa vào cơ thể. Nhưng nếu tình trạng sưng kéo dài hơn 2 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm, đây có thể là dấu hiệu mũi không hợp sụn.
Trong một số trường hợp, nâng mũi sau 1 tháng nhưng vết thương vùng mũi chưa khô, sờ vào mũi có dịch bên trong và mũi không gom lại như bình thường. Hoặc cũng có người đầu mũi, sống mũi, toàn bộ khu vực xung quanh mũi đều bị đỏ.
Khi bạn nhận thấy vùng mũi xuất hiện các biểu hiện như đỏ đầu mũi, nóng, căng tức, đau nhức thì hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá tình trạng dáng mũi và có biện pháp chăm sóc phù hợp.
Nhiễm trùng, đau nhức
Nhiễm trùng là biến chứng nguy hiểm sau nâng mũi, thường do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Khi vùng mũi bị nhiễm trùng, bạn sẽ cảm nhận cơn đau dữ dội, da mũi ửng đỏ, bầm tính, chảy dịch, sốt cao. Những trường hợp này không nên tự ý điều trị tại nhà vì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ dáng mũi.
Mũi bị lệch, vẹo
Tình trạng nâng mũi bị lệch, vẹo có thể dễ dàng nhận biết bằng mặt thường khi quan sát. Nguyên nhân khiến mũi bị lệch là do bác sĩ sử dụng chất liệu sụn kém chất lượng, không bám dính vào mô mềm, dẫn đến tình trạng sụn bị lỏng lẻo, lệch vẹo. Nếu hiện tượng này không được khắc phục sớm sẽ có nguy cơ gây nên tình trạng thủng da đầu mũi, nhiễm trùng nghiêm trọng. Chính vì thế, khi phát hiện dấu hiệu mũi không hợp sụn, bạn hãy nhanh chóng liên hệ đến cơ sở thẩm mỹ để được xử lý nhanh chóng.
Mũi chảy dịch, có mùi hôi
Khi bạn nhận thấy vùng mũi tụ máu bầm, chảy dịch mủ vàng hoặc nâu thì đừng chủ quan. Điều này có thể do vi khuẩn gây hại đã xâm nhập và tấn công vết thương vùng mũi của bạn, khiến bạn bị sốt cao.
Bị thủng da phần đầu mũi
Da đầu mũi khá mỏng. Nếu bạn sử dụng những chất liệu sụn quá cứng, kém chất lượng thì sụn nâng sẽ không thể tương thích với cơ thể mà gây mài mòn da mũi dẫn đến tình trạng thủng đầu da mũi. Tình trạng này là dấu hiệu mũi không hợp sụn nghiêm trọng cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Có cảm giác khó thở
Dị ứng sụn có thể khiến xoang mũi bị tắc nghẽn, gây ra cảm giác khó thở hoặc đau mũi khi thở. Tình trạng này thường sẽ hết sau vài ngày khi mũi ổn định. Tuy nhiên, nếu cảm giác khó thở kéo dài hơn 10 ngày thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Cách khắc phục tình trạng mũi không hợp sụn
Khi có dấu hiệu nâng mũi không hợp sụn, nên đến gặp ngay bác sĩ để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Trường hợp phát hiện dị ứng sụn sau nâng mũi sớm:
Bác sĩ sẽ tiến hành tách sụn khỏi mũi để dáng mũi ổn định. Sau đó, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh histamin để giảm và ngăn ngừa dị ứng trong cơ thể.
Đối với trường hợp phát hiện nâng mũi bị dị ứng muộn:
Nếu bạn phát hiện sụn nâng bị dị ứng muộn thì lúc này da vùng mũi đã bị tổn thương. Đối với trường hợp này, bác sĩ cũng tiến hành tháo sụn, sau đó dùng mô tự thân cấy vào vùng mũi để khôi phục vùng mũi đã bị tổn thương, tránh tình trạng bị co ngót.
Để khắc phục hiệu quả tình trạng nâng mũi không hợp sụn, đầu tiên bác sĩ cần xử lý vùng mũi bị tổn thương cho đến khi hồi phục hoàn toàn rồi mới tiến hành tái nâng mũi để chỉnh sửa lại cấu trúc dáng mũi. Lúc này, bác sĩ sẽ đánh giá lại dáng mũi và tư vấn phương pháp nâng cũng như chọn chất liệu sụn phù hợp.
Qua bài viết trên, Seoul Center đã giúp bạn nhận biết các dấu hiệu mũi không hợp sụn. Nếu bạn đã bị dị ứng sụn sau khi nâng mũi, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bạn đừng chủ quan tự điều trị tại nhà vì có nguy cơ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bình luận bài viết