Phương pháp nâng mũi là kỹ thuật thẩm mỹ có sự can thiệp dao kéo nên hậu phẫu thường xuất hiện một số biểu hiện như đau nhức, sưng tấy, khó chịu, tiết dịch,… Tuy nhiên, nhiều người không biết đâu là những hiện tượng sau khi nâng mũi bình thường và bất thường nhằm có biện pháp khắc phục hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết sau đây của Thẩm mỹ mũi để có đáp án chuẩn xác nhất.
Những hiện tượng bình thường sau khi nâng mũi
Sau khi trải qua phẫu thuật nâng mũi, bạn có thể gặp một số hiện tượng như mũi và quầng mắt sưng, đầu mũi đỏ, đau nhức khó chịu, mũi tiết dịch, khó thở,… Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì đây là những phản ứng bình thường của cơ thể sau phẫu thuật.
Vùng mũi và quầng mắt bị sưng, bầm tím
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tác động đến các mô mềm và mạch máu ở vùng mũi. Điều này dẫn đến tình trạng sưng tấy và bầm tím có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Biểu hiện này là hoàn toàn bình thường mà ai cũng gặp phải, bạn chỉ cần chăm sóc đúng cách thì tình trạng sưng bầm sẽ sớm biến mất.
Tùy thuộc vào cơ địa và kỹ thuật phẫu thuật mà mức độ sưng và bầm tím có thể khác nhau ở mỗi người. Thông thường đối với trường hợp này, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh, sử dụng thuốc giảm sưng theo hướng dẫn của bác sĩ, giữ đầu cao khi ngủ và hạn chế vận động mạnh để không làm ảnh hưởng đến dáng mũi. Ngoài ra, còn nhiều cách giảm sưng sau nâng mũi khác mà bạn có thể áp dụng để chữa lành cho chiếc mũi sau phẫu thuật.
Mũi đau nhức, khó chịu – những hiện tượng sau khi nâng mũi bình thường
Hậu nâng mũi, khách hàng thường xuất hiện cảm giác đau rát khó chịu do thuốc gây tê hết tác dụng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do sự tác động của quá trình phẫu thuật, các dây thần kinh và mô cơ ở vùng mũi bị kích thích.
Hơn nữa, khi mới nâng mũi, cơ thể cần thời gian để thích nghi với sụn nâng mũi nên thường xuất hiện biểu hiện đau nhức, khó chịu. Cơn đau này thường nhẹ nhưng kéo dài âm ỉ vài ngày. Bạn có thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Đầu mũi sưng đỏ
Đầu mũi xuất hiện tình trạng bị sưng đỏ sau khi tháo nẹp cố định. Mũi sưng đỏ do sự tích tụ dịch và máu sau phẫu thuật nhưng sẽ được khắc phục sau 15 – 30 ngày. Một số người có cơ địa lành tính thì thời gian hết sưng đỏ ngắn hơn bởi dáng mũi đã tương thích với sụn nâng. Đối với tình trạng nâng mũi bị sưng 1 bên kéo dài hơn 1 tháng, bạn nên tìm ngay đến các cơ sở y tế để được tư vấn cách khắc phục phù hợp.
Mũi tiết dịch
Sau phẫu thuật, có thể có một ít dịch tiết ra từ mũi. Đây là một trong những hiện tượng sau khi nâng mũi phổ biến, không đáng lo ngại do cơ thể đang cố gắng loại bỏ các chất bẩn và tế bào chết. Để khắc phục, bạn có thể dùng nước muối sinh lý và tăm bông để lau vết thương một cách nhẹ nhàng, tránh để dịch tích tụ nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Khó thở, nghẹt mũi
Bông hút dịch là nguyên nhân chính khiến bạn cảm thấy khó thở, nghẹt mũi hậu nâng mũi. Hiện tượng này thường chỉ kéo dài vài ngày và trở lại bình thường khi bạn tháo bông hút dịch. Nếu thấy khó chịu, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Cùng nghe Bác Sĩ tư vấn tình trạng mũi của bạn sau nâng
Những hiện tượng bất thường sau khi nâng mũi
Điều khiến nhiều khách hàng lo lắng và quan tâm chính là những hiện tượng sau khi nâng mũi được đánh giá là bất thường và có nguy cơ gây nên biến chứng nguy hiểm cho vùng mũi. Do đó, khi mũi xuất hiện các biểu hiện như bị nhiễm trùng, sống mũi lệch, đầu mũi bóng đỏ, chảy máu, sưng đau kéo dài thì nên có biện pháp can thiệp kịp thời.
Mũi bị nhiễm trùng
Bạn có thể nhận biết dấu hiệu nâng mũi bị nhiễm trùng thông qua các biểu hiện như mũi sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức dữ dội tại vùng mũi. Mũi bị chảy dịch mủ vàng hoặc xanh từ vết mổ, đi kèm với các biểu hiện sốt, ớn lạnh, sưng hạch, bạch huyết.
Nguyên nhân khiến mũi bị nhiễm trùng có thể do quá trình vệ sinh không đảm bảo an toàn, thiết bị y tế không được vô khuẩn, phòng phẫu thuật chưa được vô trùng kỹ lưỡng. Nếu bạn phát hiện cơ thể xuất hiện các biểu hiện trên thì hãy nhanh chóng nhờ đến sự thăm khám của chuyên gia bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Sống mũi lệch
Những hiện tượng sau khi nâng mũi được đánh giá nguy hiểm chính là nâng mũi bị lệch sang một bên, khiến khuôn mặt mất cân đối. Khi nhìn trực diện, bạn sẽ nhận thấy mũi bị vẹo. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do va đập hoặc vận động quá mạnh trong quá trình chăm sóc tại nhà. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chỉnh sửa lại vị trí của sống mũi chuẩn.
Đầu mũi bóng đỏ, lộ sóng
Đầu mũi bóng đỏ, lộ sóng thường xuất hiện sau 1 – 2 năm nâng mũi. Nguyên nhân là bác sĩ sử dụng sụn nâng nhân tạo làm đầu mũi bị cứng sau nâng, không tương thích với cơ thể. Hoặc trong quá trình nâng mũi, bác sĩ không bóc đầu mũi khiến da mũi mỏng bị lộ sóng, tụt sụn. Cách khắc phục hiệu quả nhất đối với tình trạng này chính là rút sụn nâng ra và đợi cho đến khi mũi hồi phục hoàn toàn mới có thể nâng lại.
Thủng da đầu mũi
Thông thường, biến chứng nâng mũi bị thủng da đầu mũi chỉ xuất hiện ở những đơn vị thẩm mỹ kém uy tín. Nơi đây sử dụng sụn nâng silicon bản cứng, không thể bám vào mũi nên dễ gây nên hiện tượng bào mòn mũi, lâu dần xuất hiện tình trạng thủng đầu mũi, hở sụn. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến thủng da đầu mũi là do bác sĩ nâng mũi quá cao, gây áp lực lên vùng mũi khiến đầu mũi bị mòn.
Cách khắc phục tình trạng này là tìm đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị. Bạn sẽ tiến hành rút sụn nâng, khâu vết thương và hướng dẫn cách chăm sóc an toàn tại nhà để dáng mũi sớm hồi phục.
Chảy máu mũi – những hiện tượng sau khi nâng mũi bất thường
Nâng mũi bị chảy máu là biểu hiện đáng lo ngại của nhiều người. Điều này xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như băng bó không đúng cách, vết thương bị nhiễm trùng, va chạm mạnh vào vùng mũi,… Bạn hãy đến cơ sở thẩm mỹ để được thăm khám, đánh giá tình trạng và có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm tránh nguy cơ gây hoại tử da.
Mũi sưng đau kéo dài
Thông thường, thời gian sưng sau khi nâng mũi chỉ kéo dài 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mũi bị sưng tấy và đau nhức kéo dài hơn 1 tuần kèm theo biểu hiện bầm tím thì nên thăm khám với bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Đây có thể là dấu hiệu giúp bạn nhận biết vùng mũi sắp có nguy cơ nhiễm trùng nên cân khắc phục sớm.
Ngoài ra còn một số trường hợp như vết khâu nâng mũi đóng vảy, bị khô ráp nên liên hệ với bác sĩ thẩm mỹ để có phương án xử lý kịp thời.
Cách chăm sóc giúp mũi nhanh hồi phục sau phẫu thuật
Sau khi tìm hiểu những hiện tượng sau khi nâng mũi bình thường và bất thường, chắc hẳn bạn cũng đã biết rõ nguyên nhân gây nên các biểu hiện nguy hiểm. Vì thế, Seoul Center sẽ hướng dẫn một số lưu ý về cách chăm sóc sau nâng mũi để vùng mũi sớm ổn định và hồi phục:
- Rửa tay sạch với xà phòng và nước ấm trước khi chạm vào mũi giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, tuy nhiên nên tránh chạm vào mũi trong 2 tuần đầu.
- Hạn chế vận động mạnh như chạy bộ, đá bóng,.. vì có thể khiến mũi bị tụt sụn. Bạn có thể tập bài tập nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu khi mũi đã ổn định từ 7 – 14 ngày.
- Bổ sung các thực phẩm giàu protein, vitamin A: khoai lang, cà rốt,…, vitamin C: cam, bưởi,… và uống nhiều nước lọc để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương.
- Ngủ đủ giấc và giữ đầu cao hơn tim khi ngủ. Bạn không nên nằm sấp, nằm nghiêng sau khi nâng mũi để tránh gây áp lực cho vùng mũi.
- Không đeo kính trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật.
- Tránh đi bơi, tắm biển trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ để được theo dõi quá trình hồi phục.
Trên đây là những hiện tượng sau khi nâng mũi bình thường và bất thường phổ biến. Sau khi nâng mũi, bạn hãy theo dõi biểu hiện dáng mũi của mình để có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ đến Seoul Center tại hotline 1800 3333 để được chuyên viên tư vấn, giải đáp thắc mắc một cách tận tình.
Bình luận bài viết
Cho e hỏi e nâng mũi dc 15 ngày mà mũi cứ sưng ở phần gần trán ko giảm, mũi thì bình thường là bị gì ạ ?