Sau khi tiến hành phẫu thuật nâng mũi về, bạn có nhiều điều cần phải kiêng cữ như chế độ ăn uống hàng ngày, kiêng vận động mạnh, kiêng cười lớn tiếng, kiêng một số tư thế ngủ. Vậy sau khi nâng mũi có được nằm nghiêng không, tại sao? Chế độ chăm sóc mũi sau phẫu thuật như nào để mũi nhanh bình phục hơn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Nâng mũi có được nằm nghiêng không? Tại sao?
Theo các bác sĩ, sau khi nâng mũi bạn không nên nằm nghiêng. Thông thường, khi dáng mũi được can thiệp thẩm mỹ, các chuyên gia thường khuyên bạn không được nằm nghiêng, nằm sấp hay vận động mạnh và cần áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học. Đây là cách đơn giản nhằm tránh ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ sau nâng mũi, rút ngắn thời gian hồi phục của vết thương.
Chắc hẳn bạn không biết, tư thế nằm ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian lành lặn của vết mổ. Do đó, các bác sĩ thường khuyến cáo trong những ngày đầu sau nâng mũi nên duy trì tư thế nghỉ ngơi phù hợp.
Khi mới thực hiện nâng mũi, sụn nâng vẫn chưa liên kết chặt chẽ với mô, cơ bên trong khoang mũi. Nếu bạn nằm nghiêng hay sấp rất dễ làm dáng mũi bị lệch, gây cong, vẹo cấu trúc mũi, ảnh hưởng không tốt đến kết quả thẩm mỹ. Muốn đảm bảo mũi sau khi nâng đẹp, tự nhiên, bạn nên duy trì tư thế nằm an toàn với vết thương.
Tóm lại, nâng mũi có được nằm nghiêng không có ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương. Bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn chăm sóc trong giai đoạn hậu phẫu để đảm bảo kết quả nâng mũi đúng như mong đợi.
Nâng mũi bao lâu thì mới được nằm nghiêng?
Sau khi nâng mũi khoảng 2 tuần, bạn có thể nằm nghiêng mà không lo lắng ảnh hưởng đến dáng mũi đã can thiệp thẩm mỹ. Thời điểm này mô sụn nâng đã liên kết chặt chẽ với cấu trúc mô, tế bào giúp dáng mũi chuẩn form, cao thẳng tự nhiên mà không lộ dấu vết đã phẫu thuật.
Chính vì vậy, trong thời gian này việc nằm nghiêng không ảnh hưởng đến cấu trúc mũi. Bạn chỉ cần kiêng nằm nghiêng hay sấp trong những ngày đầu mới thực hiện nâng mũi.
Tuy nhiên, thời gian bạn có thể nằm nghiêng được sau khi nâng mũi có thể kéo dài hơn 2 tuần nếu cơ địa dữ, khó hồi phục hoặc gặp phải biến chứng nghiêm trọng làm vết thương lâu hồi phục. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định đúng thời điểm không cần phải tránh nằm nghiêng khi ngủ.
>>Tìm hiểu: Cách chăm sóc đúng cách sau khi nâng mũi
Một số tư thế nằm ngủ khoa học đúng chuẩn sau nâng mũi
Quá trình sinh hoạt, ngủ nghỉ tác động rất lớn dáng mũi sau khi nâng. Dưới đây là tư thế nằm ngủ đúng chuẩn giúp dáng mũi cân đối, hài hoà và tự nhiên nhất.
Tư thế nằm ngửa, người thẳng
Sau khi thực hiện nâng mũi, tư thế ngủ được các bác sĩ khuyên là nằm thẳng, ngửa mặt lên trời. Nên duy trì việc nằm thẳng này ngay cả khi cắt chỉ hoàn tất, duy trì ít nhất trong vòng 10 ngày. Nếu trong quá trình nằm thẳng gây khó chịu, bạn có thể thay đổi tư thế sang nghiêng bên trái, bên phải ít phút.
Tư thế này đảm bảo vùng mặt hạn chế tiếp xúc với các tác nhân khác, ngăn các biến chứng, lệch dáng mũi. Ngoài ra, bạn cũng có thể kê gối cao hơn để giúp máu lưu thông tốt, hạn chế sưng phù hoặc khó chịu.
Tư thế nằm thẳng chèn gối hai bên
Trong quá trình ngủ, đôi lúc sẽ có tình trạng ngủ sâu khiến nằm úp, nằm nghiêng mà không ý thức. Để khắc phục điều này, các chuyên gia khuyến khích bạn nên sử dụng gối để chèn hai bên người khi ngủ.
Việc chèn gối giúp phần cổ và cơ thể được giữ cố định, khi ngủ say không nghiêng đầu hoặc nằm sấp ảnh hưởng đến dáng mũi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng loại gối chữ U để giúp tư thế ngủ chuẩn hơn và hạn chế tình trạng mũi lệch sau khi phẫu thuật.
Các tư thế ngủ cần tránh sau khi nâng mũi nằm nghiêng
Quá trình sinh hoạt, ngủ nghỉ tác động rất lớn dáng mũi sau khi nâng. Dưới đây là tư thế nằm ngủ bạn cần tránh như nằm sấp, lấy tay che mặt lại khi ngủ, úp gối, mền lên mặt để sở hữu chiếc mũi đẹp, cân đối, hài hòa với khuôn mặt. Thông tin này rất quan trọng bên cạnh “Nâng mũi có được nằm nghiêng không?”
Tư thế nằm ngủ sấp
Tư thế nằm sấp bị các bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo tuyệt đối phải kiêng trong thời gian đầu mới nâng mũi về. Vì khi bạn nằm sấp, tư thế này sẽ khiến toàn bộ trọng lượng của cơ thể bạn dồn lên phần đầu và đè nặng xuống phần xương mũi. Điều này không chỉ khiến cấu trúc mũi bị ảnh hưởng mà còn có thể khiến mũi dễ bị lệch vẹo nghiêm trọng.
Tư thế ngủ lấy tay che mặt
Một số bạn trai bạn gái khi ngủ có thói quen gác tay lên trán. Tuy rằng động tác này không gây ảnh hưởng trực tiếp đến vùng mũi. Nhưng khi bạn ngủ say, việc quơ tay lung tung rất dễ khiến tay bạn xảy ra va chạm với phần sống mũi, khiến mũi bị tác động trực tiếp gây lệch mũi. Vì vậy bạn hãy bỏ thói quen này khi ngủ để đảm bảo an toàn nhé.
Úp gối, đắp mền lên mặt
Ngoài vấn đề nâng mũi có được nằm nghiêng không thì nâng mũi có được ngủ úp mền lên mặt không cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bạn. Thói quen đắp mền lên mặt hay úp gối lên mặt khi ngủ sẽ có thể khiến phần sống mũi mới dựng của bạn bị va chạm trực tiếp và chịu lực, gây tình trạng tổn thương không đáng có. Vì thế, bạn tuyệt đối không nên thực hiện tư thế này khi ngủ nhé.
Các lưu ý trong quá chăm sóc sau khi nâng mũi
Tìm hiểu sau nâng mũi có được nằm nghiêng không giúp ta có thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ khoa học hơn. Bên cạnh đó, cách chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng để định hình dáng mũi chuẩn đẹp tự nhiên. Dưới đây là một số cách vệ sinh, chăm sóc, ăn uống sau khi nâng mũi như sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng mũi, tránh các hoạt động dùng lực mạnh, áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học,…
Dùng nước muối vệ sinh vùng mũi
Sau khi nâng mũi, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý. Theo đó, bạn có thể dùng bình xịt nước muối, rửa nhẹ nhàng vùng mũi trong khoảng 2 ngày đầu.
Nước muối có công dụng sát khuẩn, làm sạch vết thương hiệu quả. Sử dụng đều đặn từ 3 – 4 lần mỗi ngày để bảo vệ vết thương trước nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc mỡ để thoa lên vùng da mũi, thực hiện theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.
Hạn chế các hoạt động mạnh
Sau khi nâng mũi, bạn cần tránh hoạt động mạnh, va chạm hoặc dùng nhiều sức. Điều này khiến vùng mũi bị tác động và ảnh hưởng dáng mũi về sau. Những hoạt động cần hạn chế trong khoảng 1 tuần đầu như:
- Không tập tạ, nhảy aerobic, không nâng những nặng hoặc có khối lượng từ 4,5kg trở lên.
- Không chạm tay vào vùng mũi, không sờ nắn hoặc xì mũi hạn chế tình trạng mũi bị lệch, vẹo kém thẩm mỹ.
- Không đi bộ, chạy bộ hoặc các bài tập vận động nhiều sức.
- Hạn chế căng thẳng quá mức hoặc tập trung suy nghĩ nhiều khiến cơ thể stress kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, kéo dài thời gian hồi phục của vết thương.
- Không cúi gập người hoặc để đầu chúi về trước khi mới thực hiện nâng mũi thẩm mỹ.
Chế độ ăn uống phù hợp
Sau khi nâng mũi, nên sử dụng các thực phẩm mềm, được ninh nhừ, dễ nhai nuốt để khiến cơ mặt hạn chế cử động. Ngoài ra, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau củ, hoa quả. Bổ sung sữa chua, sinh tố để hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, hấp thu tốt các dưỡng chất và giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Cần tránh như rau muống, thịt bò, thịt gà, trứng, hải sản,… vì sẽ khiến vết thương sưng đau, khó chịu và lâu hồi phục. Kiêng khem các loại đồ uống chứa cồn, các chất kích thích vì cản trở quá trình lưu thông máu, dễ khiến vùng mũi bầm tím, đau nhức.
Dùng thuốc đúng được bác sĩ chỉ định
Thông thường sau khi nâng mũi, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm để hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương. Bạn cần thực hiện uống thuốc theo đúng chỉ dẫn, đúng liều lượng của bác sĩ.
Sử dụng thuốc giúp giảm đau, hạn chế cảm giác khó chịu của khách hàng. Nếu trong tình trạng bầm tím, sưng đau nhiều, các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thêm một số loại thuốc chống bầm. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc ngoài chỉ dẫn bác sĩ vì có thể khiến vùng mũi trở nên sưng đau tồi tệ hơn.
Tái khám đều đặn theo lịch hẹn
Một trong những lưu ý cuối cùng để sở hữu dáng mũi đẹp tự nhiên, an toàn là quay lại tái khám định kỳ. Thông thường, từ 7 – 10 ngày các bác sĩ sẽ bắt đầu tháo nẹp và hút dịch mũi để mũi thông thoáng.
Sau 1 tháng nâng mũi, bạn cần quay lại tái khám định kỳ. Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra lại dáng mũi, tình trạng sức khoẻ, nếu có biến chứng hoặc dấu hiệu bất thường sẽ được can thiệp kịp thời. Ngoài ra, định kỳ sau 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng, hãy quay lại cơ sở thẩm mỹ để được thực hiện kiểm tra nhé.
>>Đọc ngay: Sau nâng mũi nên ăn gì? kiêng gì?
Bài viết trên đây, Seoul Center đã giúp bạn giải đáp câu hỏi nâng mũi có được nằm nghiêng không. Để mũi nhanh lành và cho hiệu quả phẫu thuật đẹp nhất, hãy tuân thủ các chỉ thị từ bác sĩ bạn nhé. Mọi thắc mắc, bạn có thể liên hệ để được tư vấn chi tiết tại: 1800 088 878 – 0914 117 811.
Bình luận bài viết