Sau nâng mũi, nhiều người tìm hiểu về chế độ kiêng khem để tránh những tác hại đến quá trình hồi phục. Trong đó, thắc mắc nâng mũi ăn măng được không sẽ được các chuyên gia Seoul Center giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Giúp bạn lựa chọn được thực phẩm nên ăn và không nên ăn sau khi phẫu thuật nâng mũi.
Giá trị dinh dưỡng có trong măng
Măng là thực phẩm được dùng nhiều trong ẩm thực Việt Nam có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như măng luộc, măng xào, măng chua, canh măng,… Măng không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Trong 100g măng tươi sẽ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng như sau:
- Calo: 27 kcal
- Chất đạm: 1,5g
- Chất béo: 0,2g
- Chất xơ: 2,6g
- Vitamin C: 10mg
- Kali: 200mg
- Magie: 15mg
- Phốt pho: 33mg
- Sắt: 1mg
Ngoài ra, trong măng còn chứa các vitamin B1, B2, B6, folate, mangan, đồng,… Nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú mà măng được nhiều người yêu thích khi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Măng chứa nhiều chất xơ, giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, tốt cho tiêu hóa và dễ hấp thu dinh dưỡng.
- Măng là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm trùng.
- Măng chứa chất xơ và kali cao, giúp giảm cholesterol xấu, từ đó điều hòa huyết áp và tốt cho tim mạch.
- Thành phần chính của măng là chất xơ và nước nên ăn măng chứa ít calo, tạo cảm giác no lâu và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Măng chứa các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch,…
Nâng mũi ăn măng được không?
Với hàm lượng giá trị dinh dưỡng từ măng, có thể thấy đây là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với người vừa nâng mũi ăn măng được không khiến nhiều người thắc mắc. Theo đó, các chuyên gia thẩm mỹ cho biết mặc dù măng mang lại nhiều lợi ích nhưng chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Người vừa nâng mũi không nên ăn măng để đảm bảo vết thương hồi phục ổn định, đặc biệt không nên ăn măng chua, măng tươi chưa chế biến kỹ vì chứa nhiều chất độc hại. Ăn măng tươi dễ gây ngộ độc nếu không được nấu chín. Chưa kể một số người bị dị ứng với măng, đặc biệt người vừa phẫu thuật nâng mũi đang có vết thương hở càng không nên ăn.
Nâng mũi bao lâu thì được ăn măng?
Với giải đáp nâng mũi ăn măng được không, theo các bác sĩ thẩm mỹ thì thời gian kiêng ăn măng sau khi nâng mũi là khoảng 1 tháng. Để mũi lành và vào form sau khi nâng, bạn cần chú ý chế độ ăn uống kiêng khem đúng cách nhằm tránh những ảnh hưởng thức ăn cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.
Ăn măng có thể khiến cơ thể bị nóng gây sưng tấy vết thương mũi ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau nâng mũi. Một số người có cơ địa dị ứng với măng, ăn măng khiến họ bị nổi mẩn ngứa. Do đó, tốt nhất bạn nên kiêng ăn măng cho đến khi mũi hồi phục hoàn toàn thì có thể ăn măng trở lại.
Ngoài măng, sau nâng mũi nên kiêng ăn gì?
Bạn nên kiêng ăn sau nâng mũi để đảm bảo quá trình lành vết thương và đạt kết quả thẩm mỹ tốt nhất:
- Thịt bò: Kiêng ăn thịt bò vì chứa nhiều protein, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da dẫn đến hình thành sẹo lồi.
- Trứng gà, trứng vịt: Kiêng ăn trứng sau nâng mũi bởi dễ khiến màu da non bị y loang lổ kém thẩm mỹ.
- Rau muống: Bạn không nên ăn rau muống bởi kích thích sản sinh collagen và làm tăng nguy cơ sẹo thâm.
- Hải sản: Các loại tôm, cua, ghẹ, cá,… dễ gây dị ứng, nổi mẩn ngứa và gây nhiễm trùng vết thương sau nâng mũi.
- Đồ ăn cay nóng: Các đồ ăn chế biến cay nóng dễ khiến vết thương mũi bị sưng tấy, ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
- Rượu bia: Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, ức chế quá trình tái tạo tế bào và làm chậm quá trình hồi phục.
- Thuốc lá: Thuốc lá hay chất kích thích ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Đồ nếp: Kiêng ăn xôi nếp vì dễ làm cho vết thương mưng mủ và nhiễm trùng.
Cách chăm sóc mũi sau phẫu thuật
Giúp vết thương sau nâng mũi nhanh hồi phục thì cách chăm sóc sau nâng mũi vô cùng quan trọng. Bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ với các chỉ dẫn cụ thể về việc chăm sóc mũi như:
- Vệ sinh vùng mũi nhẹ nhàng bằng tăm bông với nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn được chỉ định bởi bác sĩ. Tránh thao tác quá mạnh khiến vết thương chảy máu.
- Chườm lạnh trong 2 – 3 ngày đầu để giảm sưng đau ở mũi và giảm bầm tím.
- Trong giai đoạn phục hồi, tránh các hoạt động dễ gây va đập mạnh vào mũi, không cào gãi và hạn chế chạm vào mũi. Đặc biệt ngưng các hoạt động thể thao mạnh ít nhất 1 tháng để mũi ổn định.
- Tránh nằm nghiêng hoặc nằm úp mũi trong tuần đầu sau phẫu thuật. Thay vào đó, bạn nên nằm ngửa và kê gối để tránh bị nghiêng giảm áp lực lên mũi
- Chú ý chế độ ăn uống và kiêng khem theo chỉ định của bác sĩ. Kiêng khem các thực phẩm không tốt ít nhất 1 tháng giúp vết thương hồi phục.
- Tránh đeo kính trong vòng 1 tháng và đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để bảo vệ mũi.
- Nếu gặp các triệu chứng không bình thường sau nâng mũi như chảy máu, sưng đau,… hãy liên hệ với bác sĩ để kịp thời xử lý.
Với những giải đáp nâng mũi ăn măng được không từ Seoul Center, bạn cần cân nhắc không nên ăn măng trong 1 tháng đầu sau khi nâng mũi để tránh những nguy hiểm. Nếu có thắc mắc nào về chế độ chăm sóc hậu phẫu bạn có thể liên hệ hotline 1800 3333 để được gặp trực tiếp bác sĩ tư vấn.
Bình luận bài viết