Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng là triệu chứng cảnh báo mũi gặp biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ. Tình trạng này nếu để kéo dài không điều trị có thể gây ra các phản ứng đau, nhức, mưng mủ, bầm tím, thậm chí hoại tử mũi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng mũi. Do đó, sau khi nâng mũi đã 3 tháng nhưng mũi vẫn còn sưng thì bạn nên xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Cùng Tips nâng mũi theo dõi quá trình hồi phục sau nâng mũi qua từng giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn nâng mũi sau 3 tháng qua bài viết dưới đây.
Tình trạng sau nâng mũi bị sưng
Sưng nề sau nâng mũi là một phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể sau khi trải qua phẫu thuật thẩm mỹ. Mức độ sưng sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Thông thường, tình trạng này sẽ thuyên giảm sau 5-10 ngày, khoảng 1 tháng mũi đã bắt đầu ổn định, gom lại và vào form đẹp.
Tuy nhiên, nếu nâng mũi đã hơn 3 tháng nhưng vết thương vẫn còn tình trạng sưng đỏ, đau nhức khó chịu thì đây là dấu hiệu biến chứng xảy ra sau khi nâng mũi. Khi gặp triệu chứng này, hãy đến ngay cơ sở thẩm mỹ đã thực hiện dịch vụ nâng mũi để được bác sĩ thẩm mỹ thăm khám và khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân nâng mũi sau 3 tháng bị sưng
Như bạn đã biết, nếu sau nâng mũi 3 tháng nhưng mũi vẫn còn sưng đỏ, đau nhức kéo dài và có dấu hiệu mưng mủ thì đây có thể là dấu hiệu biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân khiến mũi sưng không dứt thường xuất phát từ:
Trình độ tay nghề bác sĩ
Có thể nói, trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nâng mũi. Nếu may mắn lựa chọn được cơ sở thẩm mỹ có đội ngũ bác sĩ giỏi, có chứng chỉ hành nghề hợp pháp, tay nghề chuyên môn cao, lão luyện trong phẫu thuật nâng mũi thì tỉ lệ nâng mũi thành công rất cao. Ngược lại, nếu bác sĩ nâng mũi cho bạn là người kém chuyên môn, ít kinh nghiệm, tay nghề yếu thì nguy cơ nâng mũi bị sưng đau kéo dài, gây ra biến chứng nguy hiểm là rất cao.
Chất liệu sụn kém chất lượng
Sử dụng chất liệu sụn nhân tạo loại “dỏm”, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mũi sưng kéo dài. Bởi nếu sụn nâng mũi có chất liệu kém an toàn khi đặt vào mũi sẽ khó tương thích với cơ thể, dễ gây ra phản ứng đào thải, khiến mũi bị sưng đau, phù nề, viêm nhiễm.
Nhiễm trùng mũi
Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng kéo dài cũng có thể xuất phát từ trường hợp mũi bị nhiễm trùng do quá trình phẫu thuật gặp sai sót trong lúc khử trùng, diệt khuẩn, môi trường nâng mũi không đạt chuẩn Y Khoa hoặc chăm sóc mũi không đúng cách,…Ngoài sưng tấy, khi mũi bị nhiễm trùng có thể gây ra một số triệu chứng khác như: bầm tím kéo dài, rò rỉ máu, chảy dịch, mưng mủ,…thậm chí bị sốt.
Cơ địa một số người
Trường hợp nâng mũi sau 3 tháng nhưng mũi vẫn còn sưng cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân cơ địa người dùng lâu phục hồi vết thương. Ngoài ra, nhiều thông tin cho rằng những người có tình trạng da mũi quá dày, đầu mũi to, da dầu, nhạy cảm cũng có thể khiến vết thương ở mũi sau phẫu thuật lâu hồi phục, sưng tấy kéo dài 3 tháng. Sau đó, tình trạng này được thuyên giảm, dáng mũi vào form đẹp. Tuy nhiên, nguyên nhân này thì chiếm tỷ lệ rất thấp.
Chế độ chăm sóc không cẩn thận
Nếu như nói tay nghề nâng mũi của bác sĩ chiếm 70% sự thành công khi phẫu thuật nâng mũi thì quá trình chăm sóc mũi chiếm phần trăm còn lại. Điều này cho thấy việc chăm sóc mũi sau khi nâng cũng rất quan trọng, nếu chăm sóc không cẩn thận, vệ sinh mũi không sạch sẽ hoặc không kiêng khem một số thực phẩm,…thì có thể khiến mũi sưng tấy kéo dài.
Va chạm do vận động sau nâng mũi
Thông thường, mũi sau nâng chưa liên kết bền chặt với cấu trúc mũi nên còn lỏng lẻo, chưa ổn định. Nếu vận động mạnh, va chạm hoặc thực hiện các động tác cúi gập người, chạy nhảy,…thì có thể khiến mũi bị tác động, sống mũi xô lệch, gây sưng to, đau nhức, nhiễm trùng. Do đó, tình trạng mũi sau nâng đã 3 tháng nhưng vẫn còn sưng có thể do nguyên nhân này.
Cùng tìm hiểu nâng mũi bao lâu thì vào form để đưa ra cách chăm sóc phù hợp khi mũi có vấn đề sau nâng.
Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng cần làm gì?
Nếu mũi vẫn còn sưng sau khi nâng 3 tháng thì bạn nên tìm đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ giỏi thăm khám, xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Bởi tình trạng này có thể là biến chứng nâng mũi, nếu chần chừ mũi có thể bị nhiễm trùng, lộ sống mũi, đầu mũi bóng đỏ, biến dạng,…
Tuy nhiên, nếu mũi sưng hơn 1 tháng và không có triệu chứng bất thường như đau nhức, chảy dịch, mủ thì bạn có thể theo dõi thêm và áp dụng thử một số cách giảm sưng sau nâng mũi như:
- Chườm lạnh cho mũi: Để giảm sưng, đau sau nâng mũi, bạn có thể áp dụng cách chườm lạnh trong khoảng 10 phút. Chú ý trong quá trình chườm nên áp túi chườm nhẹ nhàng, tránh đè mạnh.
- Vệ sinh mũi cẩn thận: Làm sạch mũi sau khi nâng bằng nước muối sinh lý, cũng là cách giúp hỗ trợ ngăn ngừa mũi nhiễm trùng, giảm sưng viêm. Tuy nhiên, khi vệ sinh mũi bạn nên cẩn thận, nhẹ nhàng thực hiện từng thao tác.
- Uống thuốc giảm đau: Nếu mũi nhức, kèm sưng tấy sau nâng thì bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng: Để mũi nhanh giảm sưng, nhanh lành và vào form đẹp, bạn nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất,…như cam, quýt, kiwi, táo, sữa tươi không đường, súp lơ, các loại hạt,..
- Kiêng chất kích thích: Trong 3 tháng đầu sau khi nâng mũi, bạn cần kiêng khem những thực phẩm dễ gây sưng, bầm tím vết thương kéo dài như: rau muống, nước tương, thịt bò, hải sản, trứng, thịt gà, thịt vịt, thực phẩm cay nóng,…
- Uống nhiều nước: bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để vết thương mau lành, phục hồi nhanh hơn.
- Kiêng cữ một số thói quen: tránh va chạm mạnh vào mũi, không đeo kính, không trang điểm.
Thông qua những thông tin chia sẻ về tình trạng nâng mũi sau 3 tháng bị sưng, chúng ta có thể thấy việc nâng mũi tại cơ sở kém chất lượng có thể gây ra cho mũi những biến chứng nguy hiểm. Do đó, để phòng tránh tình trạng mũi sưng đau kéo dài, bạn nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, nơi có bác sĩ thẩm mỹ giỏi thực hiện. Liên hệ thẩm mỹ viện Seoul Center qua hotline 1800 3333 nếu bạn cần tìm cơ sở thẩm mỹ đạt chuẩn an toàn, uy tín trên thị trường.
Bình luận bài viết