Nâng mũi bị hỏng khiến nhiều người lo lắng ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chỉnh sửa mũi hỏng là phương pháp khắc phục tình trạng mũi lệch, bóng đỏ hay các biến chứng sau nâng mũi. Cùng Seoul Center tìm hiểu nguyên nhân mũi hỏng và quy trình chỉnh sửa mũi trong bài viết sau.
Sửa mũi hỏng là gì?
Sửa mũi hỏng là phương pháp chỉnh hình dáng mũi nhằm cải thiện hình dạng, kích thước hoặc cấu trúc của mũi để đáp ứng mong muốn của bệnh nhân. Bên cạnh đó, sửa mũi còn khắc phục những biến chứng mũi hỏng do tai nạn hay những phẫu thuật trước đó, cải thiện chức năng hô hấp khi cấu trúc mũi không đồng nhất.
Chỉnh sửa mũi là một quy trình phức tạp nên cần được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa nhiều kinh nghiệm. Khách hàng sẽ được bác sĩ tư vấn dáng mũi mới phù hợp với tỉ lệ khuôn mặt và lựa chọn chất liệu sụn tương thích với cơ thể nhằm đảm bảo an toàn.
Nguyên nhân nâng mũi bị hỏng
Để thực hiện sửa mũi hỏng bạn cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng nâng mũi bị mũi hỏng. Trong đó phải kể đến việc lựa chọn địa chỉ kém uy tín, tay nghề bác sĩ không đảm bảo, chất liệu sụn không tương thích, chăm sóc không đúng cách,… Cụ thể nguyên nhân nâng mũi bị hỏng như sau:
- Lựa chọn địa chỉ kém uy tín: Một trong những nguyên nhân nâng mũi hỏng do thực hiện tại địa chỉ kém uy tín. Những cơ sở này không đảm bảo đủ điều kiện phẫu thuật, chất liệu sụn kém chất lượng gây ra biến chứng.
- Tay nghề bác sĩ không đảm bảo: Thực hiện nâng mũi bởi những bác sĩ không đủ chuyên môn, thao tác không chính xác, sia quy trình,… dẫn đến các biến chứng nâng mũi hỏng.
- Cơ địa khách hàng không tương thích: Một số cơ địa khách hàng không phù hợp với chất liệu sụn nâng mũi dẫn đến tình trạng đào thải sau nâng mũi, gây ra các dấu hiệu mũi sưng đỏ kéo dài. Đôi khi da mũi mỏng cũng dẫn đến lộ sóng mũi sau nâng.
- Quá trình chăm sóc hậu phẫu sai cách: Việc không tuân thủ chỉ định của bác sĩ sau khi nâng mũi dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và biến chứng sau phẫu thuật.
Các trường hợp nâng mũi bị hỏng thường gặp
Các trường hợp nâng mũi hỏng thường xảy ra với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trong đó phải kể đến 6 trường hợp mũi hỏng thường gặp như mũi bị lộ sóng, lệch vẹo, mũi nhiễm trùng, co rút, chảy dịch mủ, mũi không phù hợp.
Mũi bóng đỏ và lộ sóng
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi nâng mũi bị hỏng là mũi lộ sóng và bóng đỏ đầu mũi. Thông thường, trường hợp này xảy ra khi da mũi quá mỏng mà phần sóng mũi được đặt cao hơn hoặc dài hơn so với tỷ lệ khuôn mặt. Bên cạnh đó, chất liệu sụn quá cứng cũng tạo áp lực làm bào mòn da, gây nên tình trạng lộ sóng và bóng đỏ đầu mũi.
Chảy dịch mủ hoặc đau nhức đầu mũi
Tình trạng đau nhức mũi sau nâng kéo dài hơn 1 tuần và không thuyên giảm, Một số triệu chứng chảy dịch mủ ở vết thương có màu vàng đỏ, rất có thể bị nhiễm trùng. Nguyên nhân khiến mũi chảy dịch do chất liệu sụn kém chất lượng, dụng cụ nâng mũi không đảm bảo vệ sinh,…
Sóng mũi lệch vẹo
Sau một thời gian nâng mũi bạn sẽ gặp hiện tượng sóng mũi bị lệch gây mất cân đối khuôn mặt. Đây là tình trạng khá phổ biến sau nâng mũi, nếu bạn nhìn trực diện có thể thấy lộ rõ sóng mũi bị lệch sang một bên, nếu kéo dài sẽ gây cản trở việc hô hấp. Phần lớn nguyên nhân lệch sóng mũi do kỹ thuật đặt sóng mũi không chuẩn xác hoặc bị va đập trong quá trình chăm sóc hậu phẫu.
Mũi bị nhiễm trùng
Hiện tượng mũi bị nhiễm trùng là một trong những biến chứng cần sửa mũi hỏng nhanh chóng để tránh bị hoại tử. Mũi sẽ bị sưng đau kéo dài và chảy dịch mủ có mùi hôi, kèm theo chảy máu. Nguyên nhân mũi bị nhiễm trùng sau nâng phần lớn do quá trình nâng không được vô trùng, nhiễm khuẩn và khách hàng chăm sóc không đúng cách.
Mũi bị co rút, ngắn hếch
Một số trường hợp sau nâng mũi xảy ra hiện tượng co rút sụn đầu mũi, khiến cho đầu mũi bị lõm vào trong và để lại sẹo xấu trên khuôn mặt. Sụn đầu mũi có thể không tương thích và tồn tại trong cơ thể người chỉ khoảng thời gian ngắn. Do đó bạn cần sửa mũi hỏng sớm để tránh đầu mũi bị co rút sụn.
Ngoài ra, hầu hết người Việt muốn nâng mũi cao và dài hơn nhưng phần da đầu mũi không đáp ứng đủ tỷ lệ mong muốn. Sau thời gian, các mô xơ bắt đầu co rút khiến đầu mũi đẩy lên cao và bị ngắn hếch. Từ đó gây biến dạng đầu mũi và cần được khắc phục sớm.
Dáng mũi không phù hợp
Đôi khi các trường hợp nâng mũi bị hỏng do không phù hợp với khuôn mặt hay mong muốn của khách hàng. Dáng mũi mới có độ cao, độ dài hay tỷ lệ thiếu cân xứng cũng được xếp vào các trường hợp nâng mũi hỏng và cần được khắc phục. Hoặc sau một thời gian khách hàng muốn thay đổi dáng mũi mới phù hợp với xu hướng nên cần sửa lại mũi.
Sửa mũi hỏng được thực hiện như thế nào?
Với những trường hợp nâng mũi bị hỏng trên, có thể thấy đây là những dấu hiệu nguy hiểm và cần được khắc phục sớm để tránh những nguy hiểm về sau. Dưới đây là quy trình và các phương pháp sửa mũi bị hỏng an toàn được các chuyên gia Seoul Center chia sẻ:
Quy trình chỉnh sửa mũi hỏng an toàn
Tương tự như phương pháp nâng mũi thì sửa mũi cũng được thực hiện theo quy trình 6 bước chi tiết dưới đây:
- Bước 1: Tiến hành thăm khám tình trạng mũi hỏng và tư vấn về phương pháp khắc phục tối ưu nhất cho các trường hợp cụ thể.
- Bước 2: Thực hiện việc đo vẽ tỷ lệ dáng mũi mới và cắt gọt chất liệu sụn nhân tạo phù hợp. Sau đó tiến hành sát khuẩn và gây tê cho khách hàng để giảm cảm giác đau.
- Bước 3: Thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa mũi bị hỏng, lấy sụn mũi cũ và nâng mũi mới theo đúng quy trình y khoa.
- Bước 4: Bác sĩ thực hiện kỹ thuật đóng kín vết mổ bằng chỉ thẩm mỹ siêu mảnh, đảm bảo không để lại sẹo xấu. Sau đó sát khuẩn lại vết thương lần nữa.
- Bước 5: Hướng dẫn khách hàng về các biện pháp chăm sóc hậu phẫu tại nhà nhằm đạt được dáng mũi mới như ý muốn.
Các phương pháp sửa mũi hỏng
Chỉnh sửa mũi giúp khắc phục các khuyết điểm hay biến chứng mà dáng mũi cũ gây ra. Kỹ thuật sửa mũi đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao và tay nghề vững vàng để thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật chỉnh sửa mũi phù hợp:
- Sửa mũi hỏng bằng kỹ thuật nâng mũi sụn nhân tạo: Đối với những trường hợp sóng mũi khá thấp, bị lệch thì kỹ thuật sửa mũi này khá hiệu quả, mang lại dáng mũi Sline tự nhiên. Tuy nhiên, nâng mũi sụn nhân tạo không thể khắc phục hoàn toàn dáng mũi ngắn hếch, đầu mũi bóng đỏ.
- Sửa mũi hỏng bằng kỹ thuật nâng mũi bọc sụn tự thân: Bác sĩ sẽ sử dụng sụn tai hoặc sụn vách ngăn để khắc phục tình trạng mũi bị lộ sóng, bóng đỏ. Bên cạnh đó kỹ thuật còn chỉnh hình để khắc phục mũi lệch sóng.
- Sửa mũi hỏng bằng kỹ thuật nâng mũi cấu trúc: Đối với các trường hợp nâng mũi bị nhiễm trùng nặng và có nhiều khuyết điểm mà các kỹ thuật sửa mũi khác không thể khắc phục thì bạn nên chọn nâng mũi cấu trúc. Phương pháp dựng trụ mũi bằng sụn nhân tạo vững chắc và chỉnh hình đầu mũi, cánh mũi sao cho cân đối.
Với các kỹ thuật nâng mũi hỏng ở trên, các chuyên gia khuyến khích nên lựa chọn nâng mũi cấu trúc thay vì nâng mũi bằng sụn nhân tạo và bọc sụn tự thân. Bởi phương pháp nâng mũi cấu trúc phù hợp với mọi đối tượng và khắc phục mọi khuyết điểm mũi cho khách hàng.
Chi phí thực hiện sửa mũi hỏng
Chỉnh sửa mũi bị hỏng hiện nay có mức giá dao động từ 15 – 30 triệu đồng. Mức giá này có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp mũi hỏng ở mức độ nhẹ hay nặng, kỹ thuật sửa mũi là gì, địa chỉ sửa mũi,… Tại Seoul Center đã thực hiện sửa mũi cho hàng ngàn khách hàng với mức chi phí vô cùng phải chăng. Bạn có thể tham khảo bảng giá sửa mũi tại Seoul Center dưới đây:
STT | DỊCH VỤ SỬA MŨI HỎNG | CHI PHÍ |
1 | Chỉnh sửa vết thương vùng mũi | 15.000.000 |
2 | Rút chất liệu mũi | 7.000.000 |
3 | Tạo hình mũi sư tử | 20.000.000 |
4 | Tạo hình chỉnh sửa mũi khoằm | 19.000.000 |
5 | Thu nhỏ đầu mũi | 15.000.000 |
6 | Thu nhỏ sống mũi | 20.000.000 |
7 | Phẫu thuật chỉnh hình mũi gồ | 10.000.000 |
8 | Phẫu thuật chỉnh hình mũi lệch | 10.000.000 |
9 | Hạ thấp sống mũi | 20.000.000 |
10 | Kỹ thuật thu gọn cánh mũi xòe | 10.000.000 |
11 | Phẫu thuật tạo hình nâng xương chỉnh mũi | 20.000.000 |
12 | Phẫu thuật chỉnh sụn cánh mũi | 20.000.000 |
13 | Phẫu thuật giải phóng sẹo chít hẹp lỗ mũi | 10.000.000 |
14 | Chỉnh sửa sau nâng mũi | 30.000.000 |
*Lưu ý: Bảng giá chỉnh sửa mũi hỏng có thể thay đổi tùy vào thời gian và chương trình ưu đãi áp dụng tại Seoul Center. Bạn có thể liên hệ với đội ngũ nhân viên Seoul Center để có mức giá chính xác nhất!
Những lưu ý sau khi chỉnh sửa mũi hỏng
Sau khi chỉnh hình mũi hỏng, bạn cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng dưới đây để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt và đạt được kết quả dáng mũi mới như ý muốn:
- Chú ý vệ sinh mũi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ bằng nước muối sinh lý và dung dịch sát khuẩn một cách nhẹ nhàng. Luôn giữ mũi được khô thoáng và tránh dính nước.
- Nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và che chắn mũi cẩn thận mỗi khi ra ngoài bằng khẩu trang.
- Hạn chế các hoạt động thể thao mạnh có thể làm lệch sụn và nên để cơ thể được nghỉ ngơi hồi phục sau phẫu thuật.
- Không dùng tay sờ nắn vùng mũi khi chưa lành, mỗi lần vệ sinh mũi bạn nên vệ sinh tay kỹ càng trước khi thực hiện.
- Nên chườm lạnh trong ngày đầu để giảm đau và không được lạm dụng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ nâng mũi.
- Ngủ ở tư thế ngửa và nên kê gối 2 bên để tránh nằm nghiêng tạo áp lực lên sóng mũi dễ gây lệch vẹo.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục sau sửa mũi hỏng, nên ăn thức ăn mềm và dễ nhai như cháo, súp.
- Tránh ăn đồ cứng, dai, các thực phẩm dễ kích ứng và hình thành sẹo như hải sản, xôi nếp, rau muống, thịt gà, đồ cay, chất kích thích.
- Theo dõi kết quả nâng mũi, nếu có bất kỳ vấn đề nào bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời.
Với những chia sẻ của Seoul Center về các trường hợp nâng mũi bị hỏng và các phương pháp sửa mũi hỏng được áp dụng cho khách hàng. Bạn nên quan sát kết quả nâng mũi để phát hiện kịp thời những dấu hiệu mũi hỏng, để từ đó nhanh chóng được bác sĩ khắc phục một cách an toàn, đảm bảo tính thẩm mỹ cho chiếc mũi của mình.
Bình luận bài viết