Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ có can thiệp xâm lấn để tái định hình lại cấu trúc của dáng mũi. Điều này bắt buộc bác sĩ phải thực hiện gây tê hoặc gây mê trước khi nâng mũi để khách hàng không cảm giác đau đớn. Vậy tiền mê khi nâng mũi là gì? Việc gây mê trước khi nâng mũi có gây nguy hiểm gì không? Thẩm mỹ mũi sẽ giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
Tiền mê khi nâng mũi là gì?
Tiền mê khi nâng mũi là phương pháp giúp khách hàng không có cảm giác đau đớn trong quá trình bác sĩ thẩm mỹ tiến hành xâm lấn, định hình lại dáng mũi. Cụ thể, tiền mê kết hợp sử dụng các loại thuốc an toàn có nồng độ nhẹ và thuốc giảm đau để tiêm trực tiếp vào cơ thể.
Lúc này, thuốc sẽ phát huy tác dụng ức chế các dây thần kinh trung ương và khách hàng sẽ rơi vào trạng thái ngủ say, mất ý thức tạm thời trong suốt ca phẫu thuật nâng mũi.
Toàn bộ quá trình tiêm tiền mê khi phẫu thuật nâng mũi sẽ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ. Đồng thời, việc sử dụng thuốc tiền mê cần được dựa vào tình trạng sức khỏe của khách hàng và đảm bảo quá trình tiêm tiền mê chuẩn Y Khoa để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Lợi ích của phương pháp tiền mê khi nâng mũi
Phương pháp tiền mê khi nâng mũi là một bước quan trọng trong quá trình nâng mũi, mang lại những lợi ích nổi bật như:
- Hạn chế chảy dịch, đường hô hấp ít chảy dịch trong quá trình phẫu thuật.
- Giảm tình trạng lo lắng, hồi hộp do trong thuốc gây mê có chứa các thành phần chống lo lắng như: midazolam,…
- Phẫu thuật nâng mũi có can thiệp dao kéo, vì vậy tiền mê trước nâng mũi giúp giảm đau hiệu quả.
- Giảm tình trạng nôn ói có thể xảy ra sau phẫu thuật
- Giữ cho nhịp tim, huyết áp ở mức ổn định để có thể thực hiện được ca phẫu thuật.
Tiền mê khi nâng mũi có rủi ro gì không?
Thực tế, tiền mê trước khi nâng mũi vẫn có khả năng gây ra một số rủi ro và tác dụng phụ. Mặc dù rất hiếm gặp nhưng bạn vẫn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề này để có cách phòng tránh đúng đắn. Dưới đây là một vài rủi ro, nguy hiểm có thể gặp sau khi tiền mê nâng mũi:
- Dị ứng: Một vài đối tượng khách hàng có cơ địa dị ứng với thành phần của thuốc gây tê. Trường hợp nhẹ chỉ gây nên dị ứng ngoài da như nổi mẩn, ngứa ngáy,… Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến dị ứng mạch máu, khó thở hoặc sốc phản vệ.
- Phản ứng với thuốc khác: Thành phần trong thuốc gây mê cũng có thể phản ứng với các thành phần có trong các loại thuộc khác mà khách hàng đang sử dụng để điều trị bệnh lý. Điều này có thể gây ra một vài tác dụng phục hoặc làm giảm hiệu quả chức năng của thuốc.
- Tác dụng phụ: Mặc dù hiếm khi gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng tiền mê, tuy vậy một vài trường hợp đã được ghi nhận như: buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, mệt mỏi,…
- Rủi ro phẫu thuật: Việc tiêm tiền mê nâng mũi không đúng cách có thể dẫn đến một vài rủi ro trong quá trình tiểu phẫu như: nhiễm trùng, chảy máu, sưng tấy,… hoặc ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp không như ý, để lại sẹo.
Nhiều trường hợp khách hàng sợ gây mê nên thường nghĩ đến phương pháp gây tê. Vậy nâng mũi gây tê hay gây mê?
Cách giảm thiểu rủi ro khi tiền mê nâng mũi
Tiền mê khi nâng mũi là kỹ thuật đơn giản nhưng cần tay nghề bác sĩ chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, để tránh xuất hiện các rủi ro không mong muốn, bạn nên tuân thủ thực hiện theo một số biện pháp dưới đây:
- Trao đổi cùng bác sĩ: Bạn cần thông báo với bác sĩ về lịch sử bệnh, tiền sử dị ứng thuốc, các loại thuốc đang sử dụng để giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá tình trạng sức khỏe và đề xuất phương án phù hợp.
- Tuân thủ các hướng dẫn ý tế: Bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về các quy định y tế như không sử dụng chất kích thích trước khi phẫu thuật nâng mũi khoảng 7 ngày, ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe.
- Kiểm tra tương tác thuốc: Để đảm bảo tránh các phản ứng dị ứng, kích ứng, sốc phản vệ thì bạn nên thông báo với bác sĩ về loại thuốc đang sử dụng. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ xác định liều lượng cũng như phương pháp tiền mê thích hợp.
- Lựa chọn bác sĩ phẫu thuật giỏi tay nghề, có bằng cấp và kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn phòng tránh được các nguy cơ tiêm sai vị trí, tiêm quá nhiều,…
- Chăm sóc hậu phẫu khoa học: Các bước chăm sóc vết thương sau nâng mũi cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng, chảy máu. Điều này cũng giúp tăng cường quá trình hồi phục.
- Theo dõi hậu phẫu: Bạn cần quan sát các phản ứng bất thường của cơ thể, đặc biệt là vùng mũi. Nếu bị sưng tấy, đau nhức, mưng mủ lâu ngày đi kèm với biểu hiện khó thở, sốt thì bạn nên nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Tiền mê là một trong những bước quan trọng, bắt buộc phải tiến hành trong quy trình nâng mũi chuẩn Y Khoa. Với những thông tin về tiền mê khi nâng mũi Seoul Center vừa chia sẻ ở trên có thể giúp khách hàng chuẩn bị tốt hơn về mặt sức khỏe. Nhờ đó, ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện tiền mê nâng mũi.
Bình luận bài viết