Nâng mũi lại là phương pháp thẩm mỹ xâm lấn sẽ tác động trực tiếp và gây ra tổn thương cho cơ thể nên để sở hữu được dáng mũi đẹp hoàn hảo cũng như không gặp phải những trường hợp vết thương bị viêm nhiễm hay dị ứng có thể xảy ra khi nâng mũi thì bạn cần phải biết được cách chăm sóc sau nâng mũi đúng chuẩn ngay dưới đây.
Cách chăm sóc sau nâng mũi chuẩn y khoa
Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ xâm lấn, các bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật y học để bóc tách và đưa sụn sinh học vào bên trong cơ thể sau đó khâu vết thương lại. Các vết thương trên cơ thể thông thường sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức, sưng tấy, bầm tím,… gây ra sự khó chịu cho bạn. Chăm sóc sau nâng mũi đúng cách sẽ giúp bạn không còn đau nhức, khó chịu đồng thời ngăn ngừa được những nguy cơ viêm nhiễm, dị ứng có thể xảy ra. Sau đây là cách chăm sóc sau nâng mũi đúng chuẩn mà bạn nên biết:
Giảm đau, giảm sưng bằng đá lạnh
Đối với tình trạng vết thương hở sau khi được khâu lại sẽ xảy ra tình trạng bầm tím, sưng tấy hay đau nhức, đây là biểu hiện thông thường của cơ thể. Để giúp giảm đau và giảm sưng bạn có thể sử dụng đá lạnh cho vào túi hoặc khăn không sau đó chườm xung quanh vùng mũi. Trong vòng 48h giờ đầu sau nâng mũi chườm đá giúp giảm sưng và giảm đau cực kỳ hiệu quả.
Chườm ấm để giảm bầm tím vùng mũi
Trong khoảng từ 3-4 ngày sau phẫu thuật thì các bạn có thể chườm ấm lên vùng mũi để giảm vùng da bầm tím, sưng nề. Chị em có thể chườm ấm bằng cách dùng quả trứng luộc bọc trong khăn mềm sạch rồi lăn lên vùng mũi. Cách chăm sóc sau nâng mũi này vừa đơn giản lại có thể góp phần giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và mũi cũng sẽ mau lành lại.
Uống thuốc kháng sinh được kê toa từ bác sĩ
Thông thường sau khi nâng mũi, để vết thương mau lành và giảm cảm giác khó chịu, sưng đau, các bác sĩ thường sẽ kê toa thuốc kháng sinh, giảm viêm cho bạn uống tại nhà. Các bạn cần uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng để sớm hết sưng đau và đẩy nhanh hơn quá trình chữa lành, hồi phục vết thương ở mũi. Cần tránh tùy ý sử dụng thuốc kháng viêm hay các loại thuốc bôi thoa nào khác bên ngoài mà không có chỉ dẫn của các bác sĩ vì có thể gây nên những rủi ro khó lường.
Hơn nữa khi vết thương còn hở chưa lành thì chị em cũng không được thoa bất kỳ sản phẩm trị sẹo thâm nào vì có thể gây kích ứng cho da. Chỉ nên thoa kem trị sẹo khi mà vết thương nâng mũi đã lành da non. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thoa kem trị sẹo để chăm sóc sau nâng mũi đúng cách.
Tuyệt đối không chạm lên vùng mũi
Sau khi phẫu thuật cấu trúc mũi vẫn còn yếu, chưa ổn định và cần có thời gian hồi phục nhất định. Cách chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc mà bạn cần lưu ý là tránh việc dùng tay hay các vật dùng gì tác động mạnh lên vùng mũi. Lý giải cho điều này là vì vi khuẩn trên tay mà chúng ta không thể thấy được bằng mắt thường hoặc các vật dụng bám bẩn chạm vào mũi có thể lây lan sang vết thương khiến nó dễ bị nhiễm trùng, kéo dài thời gian hồi phục.
Đồng thời việc tác động tay mạnh cũng khiến cho vùng mũi dễ bị xô lệch khi nó vẫn còn mới, chưa cố định. Vì vậy chị em cần chú ý vấn đề này và tuân thủ đúng để tránh gây nên những rủi ro đáng tiếc khiến bản thân phải mất thêm thời gian, công sức, tiền bạc để chỉnh mũi hỏng sau khi nâng mũi nhé!
Vệ sinh vết thương bằng nước muối
Các vết thương sau khi khâu lại cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Ngoài việc đến cơ sở làm đẹp để chăm sóc vết thương thì bạn cũng có thể tự mình thực hiện việc rửa vết thương tại nhà. Sử dụng nước muối sinh học để vệ sinh vết thương tại nhà là lựa chọn thích hợp và an toàn nhất.
Nghỉ ngơi đúng cách
Trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật, phần sụn mũi và cơ thể chưa hoàn toàn kết hợp được với nhau nên rất dễ xảy ra tình trạng lệch sụn. Để không mắc phải tình trạng đó, trong thời gian này bạn cần hạn chế hoạt động của cơ mặt, không tập luyện các động tác làm rung lắc cơ mặt gây tác động đến phần sụn.
Không đeo kính, mang khẩu trang quá cứng, nên nghỉ ngơi thường xuyên để cơ thể phục hồi và thích nghi với chất liệu. Đồng thời khi đi ngủ bạn cần phải kê gối cao, nằm thẳng người và giữ đúng tư thế. Không được để mũi nghiêng về 1 phía tránh làm lệch sống mũi. Đây là những cách chăm sóc sau nâng mũi dễ thực hiện và cần duy trì trong thời gian đầu để đạt kết quả tốt nhất.
Xem thêm: Quá trình phục hồi sau nâng mũi
Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Trong các cách chăm sóc sau khi nâng mũi, bạn cần loại bỏ ngay những loại thực phẩm có thể để lại sẹo hay làm làn da trở nên xấu đi như: rau muống, thịt bò, trứng,… Ngoài ra bạn cũng nên tránh những loại thực phẩm gây dị ứng và mưng mủ làm gián đoạn quá trình phục hồi như: gạo nếp, hải sản,… Đặc biệt bạn không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… Cần bổ sung dưỡng chất cho cơ thể từ các loại trái cây, rau củ,… để giúp cơ thể khỏe mạnh và hồi phục nhanh chóng nhất.
Thăm khám thường xuyên
Sau khi nâng mũi bạn sẽ được các chuyên viên sắp xếp lịch chăm sóc vết thương tại cơ sở làm đẹp đồng thời các bác sĩ cũng sẽ thăm khám và xem tình trạng phục hồi của mũi. Ngày 1, 3, 5, 7 thường là những ngày quan trọng bạn cần được chăm sóc vết thương vậy nên bạn cần phải đến cơ sở làm đẹp đúng theo lịch đã sắp xếp trước đó.
Những điều cần lưu ý khi tự chăm sóc sau nâng mũi
Cách chăm sóc sau khi nâng mũi không chỉ là việc chăm sóc các vết thương sau phẫu thuật mà còn là quá trình chăm sóc từ lúc vừa phẫu thuật cho đến khi dáng mũi có thể vào form và phục hồi hoàn toàn. Thời gian để mũi có thể đẹp hoàn hảo và thích nghi với cơ thể thường kéo dài từ 4 – 6 tháng. Trong khoảng thời gian này bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Chăm sóc trước và sau khi cắt chỉ
Trước khi cắt chỉ, quá trình chăm sóc cần được đặc biệt chú ý. e ngày đầu sau nâng mũi là khoảng thời gian nhạy cảm cần được chăm sóc kỹ càng nhất. Từ ngày thứ 7 – 10 khi tình trạng dáng mũi đã ổn và vết thương lành thì bạn sẽ được các bác sĩ cắt chỉ.
Sau khi cắt chỉ, tuy rằng các vết thương ngoài da có thể lành nhưng phần sụn sinh học vẫn chưa hoàn toàn thích nghi và kết hợp được với cơ thể. Vậy nên bạn vẫn cần phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ cho đến khi dáng mũi đẹp hoàn toàn, đặc biệt là chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc.
Không sử dụng chất kích thích
Nâng mũi sau 7 ngày bạn có thể cắt chỉ, tuy nhiên để sụn mũi có thể liên kết được với các tế bào trong cơ thể và tạo ra dáng mũi chuẩn form thì cần thời gian từ 4 – 6 tháng. Sử dụng rượu bia hay các chất kích thích khác trong khoảng thời gian này có thể dẫn đến tình trạng mũi bị viêm nhiễm, sưng tấy, bóng đỏ đầu mũi, lộ sụn,… Để có được dáng mũi đẹp thì tốt nhất bạn không được sử dụng chất kích thích.
Không hoạt động mạnh, va chạm gây tổn thương vùng mũi
Mũi là bộ phận rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là sau khi nâng mũi. Vì được sử dụng chất liệu độn nên đối với những va chạm nhẹ cũng có thể khiến dáng mũi của bạn bị lệch gây mất cân đối khuôn mặt. Để giữ được dáng mũi đẹp lâu dài thì bạn nên tránh tham gia những hoạt động thể thao mạnh như bóng đá, bóng chuyền,… không va chạm, tác động đến vùng sống mũi. Hạn chế việc đeo kính hoặc đeo khẩu trang có phần đặt tại sống mũi quá cứng để giữ được dáng mũi đẹp lâu dài nhất.
Xem xét tình trạng mũi và đến chăm sóc tại cơ sở làm đẹp
Một điều bạn cần lưu ý khi chăm sóc sau nâng mũi đó là sau quá trình tháo cắt chỉ, bạn vẫn cần phải xem xét và chú ý tình trạng mũi của mình. Nếu mũi có những biểu hiện như nhiễm trùng, bóng đỏ đầu mũi, lộ sống mũi,… thì bạn cần phải đến ngay cơ sở làm đẹp và báo cho bác sĩ để được chăm sóc và giải quyết vấn đề. Không được chủ quan vì những biểu hiện trên rất có thể dẫn đến tình trạng dị ứng phải tháo sụn ra gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và thời gian của bạn.
Giải đáp một số thắc mắc sau nâng mũi thường gặp
Nâng mũi bao lâu hết tím, hết sưng?
Sau nâng mũi khoảng 2- 3 ngày đầu sẽ có biểu hiện sưng, bầm tím. Tùy vào tình trạng sưng tấy và cơ địa của mỗi người mà mũi sẽ hết tím, hết sưng sau khoảng 5 – 7 ngày. Để mũi nhanh chóng phục hồi thì chúng ta cần chú ý chăm sóc đúng cách, chườm lạnh và chườm nóng như đã hướng dẫn.
Nâng mũi có bị đau đầu không?
Nâng mũi có thể bị đau đầu trong khoảng tuần đầu sau khi nâng. Đây là biểu hiện bình thường mà hầu hết các khách hàng nâng mũi đều gặp phải, bởi tình trạng sưng và nghẹt mũi dẫn đến hiện tượng đau đầu. Cách chăm sóc sau nâng mũi khi bị đau đầu có thể dùng thuốc, chườm lạnh.
Sau nâng mũi nên uống thuốc gì?
Sau nâng mũi, bác sĩ sẽ kê đơn uống một số loại thuốc như: thuốc kháng sinh chống phù nề Alpha Choay, thuốc kháng sinh Augmentin, thuốc giảm đau Efferalgan. Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số loại thuốc như thuốc mỡ Tetracyclin, thuốc bôi bầm tím Vitagrand, thuốc bôi sẹo, các dung dịch vệ sinh vết thương…
Nâng mũi bao lâu thì rửa mặt được?
Sau phẫu thuật nâng mũi, khoảng 10 – 14 ngày thì đến bệnh viện cắt chỉ. Bác sĩ sẽ xem xét vết thương đã lành hay chưa, nếu lành thì lúc này có thể rửa mặt hoặc dùng sữa rửa mặt. Tuy nhiên, nên thao tác rửa mặt nhẹ nhàng, không bóp hay nắn sống mũi. Ngoài ra, những ai có thói quen đi bơi thì nên đợi sau khoảng 1 tháng.
Nâng mũi bao lâu được trang điểm?
Đến khi cắt chỉ nâng mũi, chúng ta có thể trang điểm bình thường, nhưng cần nhẹ nhàng mà không tác động mạnh đến mũi, đồng thời tránh để hóa mỹ phẩm rơi vào vết thương. Khi vết thương lành hẳn khoảng 1 tháng sau thì có thể trang điểm thoải mái.
Nâng mũi bao lâu mới được đeo kính?
Nâng mũi xong, khoảng 3 – 4 tuần sau mới nên đeo kính. Ở giai đoạn này, cấu trúc mũi đã ổn định không còn bị lệch vẹo, nhưng cần lựa chọn kính có chất liệu dẻo, tránh gây áp lực đè lên sống mũi quá lâu.
Các bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn, phẫu thuật và theo sát bạn trong xuyên suốt quá trình nâng mũi để đảm bảo an toàn và mang lại dáng mũi đẹp nhất cho bạn. Bạn cũng sẽ được lên lịch tái khám và hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi đúng cách nhất. Liên hệ ngay với Seoul Center qua hotline 1800 088 878 để đặt lịch tư vấn ngay nếu như bạn muốn nâng mũi hay biết thêm về các cách chăm sóc sau nâng mũi nhé!
Bình luận bài viết