Mang thai có nâng mũi được không là thắc mắc của phần đông các mẹ bầu khi đang có nhu cầu làm đẹp. Tuy nhiên, đối với các chuyên gia thẩm mỹ, phẫu thuật mũi khi đang mang thai gây nên những ảnh hưởng và tác động xấu. Tham khảo những thông tin chia sẻ từ bài viết để có thể hiểu rõ hơn.
Mang thai có nâng mũi được không?
Bác sĩ nghiêm cấm phụ nữ mang thai nâng mũi vì kỹ thuật này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Điều này được giải thích như sau:
- Nếu mẹ bầu thực hiện nâng mũi, bác sẽ sẽ tiến hành gây mê, gây tê. Sau khi nâng mũi, mẹ cũng cần uống thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm sưng. Những loại thuốc này sẽ gây nên rất nhiều hệ lụy, có thể gây nên tình trạng dị tật bẩm sinh ở trẻ, thẩm chí gây tử vong.
- Sau khi nâng mũi, mẹ bầu sẽ phải trải qua giai đoạn khó chịu, đau nhức. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu. Nếu tính trạng này kéo dài cũng sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe thai nhi.
Như vậy, giải đáp cho thắc mắc phụ nữ mang bầu có nâng mũi được không là hoàn toàn không. Mẹ bầu nên chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mình và thai nhi cho đến khi em bé được chào đời khỏe mạnh.
Bên cạnh nâng mũi, nhiều chị em cũng có nhu cầu cắt mí khi đang mang thai bởi giai đoạn này, chị em hiểu rõ mình sẽ không được sinh đẹp như bình thường, vì vậy việc tìm đến các phương pháp làm đẹp là hoàn toàn hợp lý. Cùng Seoul Center giải đáp có bầu cắt mí được không.
Những ảnh hưởng nguy hiểm lúc nâng mũi khi mang thai
Phẫu thuật nâng mũi được xem là phương pháp làm đẹp an toàn. Tuy nhiên chỉ nên thực hiện đối với những trường hợp bình thường. Với chị em phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, tuyệt đối không nên nâng mũi bởi những tác động lớn đến sức khoẻ:
Tác động đến thai kỳ
Để hạn chế đau đớn và giúp cho quá trình nâng mũi diễn ra bình thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện tây tê. Đối với những chị em phụ nữ đang mang thai, việc gây tê, gây mê khi phẫu thuật sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong chu kỳ và có những tác động xấu đến sức khoẻ.
Thành phần chính của thuốc tê bao gồm lidocaine gây tê liệt các dây thần kinh. Nếu tiêm quá liều hoặc không đúng có thể gây ra những độc tố nguy hại đến người thực hiện.
Nguy hiểm đến con
Giải đáp có bầu nâng mũi được không từ các chuyên gia cho biết, quyết định nâng mũi khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Những tác động đau đớn và chế độ kiêng khem có thể tác động trực tiếp đến em bé, khiến cho việc phát triển trong bụng mẹ gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm lớn.
Không có kết quả nâng mũi tốt
Đứng trên phương diện nếu có thể thực hiện được nâng mũi khi mang thai, kết quả thẩm mỹ cũng không như ý. Bởi giai đoạn này sẽ làm chậm đi quá trình hồi phục, sức khoẻ yếu cũng như không có được hiệu quả như mong đợi.
Tóm lại, tuyệt đối không nên nâng mũi khi đang có bầu hoặc quá trình cho con bú. Mỗi người cần chủ động lắng nghe ý kiến từ các bác sĩ mới thực hiện làm đẹp. Hãy chắc chắn rằng thực hiện thẩm mỹ mũi khi đủ các điều kiện về sức khoẻ, có như vậy mới đem lại dáng mũi tự nhiên, thanh thoát.
Ngoài mang thai, những trường hợp nào không nên nâng mũi
Sau khi biết được mang thai có nâng mũi được không, có một số trường hợp không được nâng mũi mà bác sĩ khuyến cáo bạn cần lưu ý như sau:
- Bệnh lý nền: Nếu bạn đang mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh gan, suy thận, tiểu đường, hệ miễn dịch yếu,… việc nâng mũi có thể gây rủi ro cao và không được khuyến nghị.
- Dưới 18 tuổi: Đối với những người dưới 18 tuổi đang trong giai đoạn phát triển, nâng mũi không được khuyến nghị cho đến khi cơ thể hoàn thiện.
- Cơ địa dễ dị ứng: Nếu bạn là người dễ dị ứng với thuốc gây tê hoặc các chất liệu filler, sụn mũi,… Các trường hợp này sẽ được cân nhắc trước khi nâng mũi.
- Thể trạng yếu: Nếu bạn đang có sức khoẻ yếu do suy dinh dưỡng, bệnh lý hay vừa trải qua phẫu thuật thì không nên nâng mũi vì dễ gây nguy hiểm.
- Vấn đề về mũi: Những người đang mắc các bệnh về mũi như viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc cấu trúc mũi không ổn định thì không nên nâng mũi.
- Đang trong thời kỳ kinh nguyệt: Lúc này cơ thể của phụ nữ trải qua biến đổi nội tiết tố và sự thay đổi máu trong người. Việc phẫu thuật nâng mũi tăng nguy cơ chảy máu và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
- Bệnh máu khó đông: Những ai đang mắc bệnh máu khó đông hoặc đang sử dụng thuốc ức chế đông máu thì không nên phẫu thuật nâng mũi, dễ dẫn đến rủi ro chảy máu nhiều hơn trong quá trình phẫu thuật.
Tuyệt đối không nên phẫu thuật mũi khi chưa đủ 18. Hãy để đủ tuổi, có đủ tiêu chí về sức khỏe mới áp dụng các phương pháp phẫu thuật cũng như làm đẹp mũi an toàn. Vậy bao nhiêu tuổi thì nâng mũi được? Độ tuổi phù hợp là bao nhiêu?
Sinh con xong bao lâu được nâng mũi?
Sau khi sinh con, cơ thể của phụ nữ cần thời gian để hồi phục và ổn định sau quá trình mang thai và sinh nở. Lúc này, các mẹ cần đảm bảo sức khỏe tốt để cung cấp sữa và nuôi dưỡng em bé. Sự thay đổi nội tiết tố và thay đổi về cân nặng không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn cả nhan sắc. Nếu như chị em muốn nâng mũi sau sinh sẽ được bác sĩ khuyến nghị ít nhất 6 tháng mới có thể thực hiện.
Trong suốt giai đoạn hồi phục sau sinh, cơ thể không thể khoẻ mạnh như người bình thường, cần thời gian để lấy lại sự cân bằng. Bên cạnh đó, nâng mũi sau sinh cần gây tê và uống thuốc kháng sinh để giảm sưng đau. Do đó các mẹ cần cân nhắc trước khi nâng mũi vì dễ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như sức khỏe.
Để đảm bảo an toàn thì bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình cũng như tìm hiểu nâng mũi ở đâu đẹp trước khi đưa ra quyết định. Có thể đợi ít nhất 6 tháng sau sinh hoặc cho đến khi con cai sữa thì bạn mới nên nâng mũi để tránh các vấn đề sức khỏe liên quan.
Nâng mũi cấu trúc tại Seoul Center Dáng mũi cao, chuẩn đẹp, chuẩn phương Tây
Những thông tin được chia sẻ trên bài viết được Seoul Center tổng hợp đầy đủ. Tin chắc khách hàng sẽ không còn băn khoăn về việc mang thai có nâng mũi được không. Hãy tìm kiếm, lựa chọn địa điểm thẩm mỹ an toàn để sớm có được kết quả tốt nhất.
Bình luận bài viết