Nâng mũi là tiểu phẫu thẩm mỹ, có sử dụng dao kéo để cắt rạch, can thiệp đến cấu trúc khoang mũi. Các bác sĩ thực áp dụng các kỹ thuật chuyên sâu để cân chỉnh dáng mũi, mang đến cho bạn vẻ đẹp cân đối. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc phẫu thuật nâng mũi gây tê hay gây mê để đảm bảo an toàn. Đừng quá lo lắng, Tips nâng mũi sẽ cho bạn câu trả lời chuẩn xác nhất sau đây.
Ưu nhược điểm của gây tê và gây mê
Có thể thấy, nâng mũi gây tê hay gây mê còn tùy thuộc vào phương pháp nâng mà bạn lựa chọn. Dưới đây là những phân tích chi tiết về ưu nhược điểm của phương pháp gây tê và gây mê mà bạn nên biết.
Gây tê
Gây tê là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong dịch vụ nâng mũi. Quá trình tiêm thuốc gây tê được thao tác rất nhanh và đơn giản. Sau khi nâng mũi – 2 giờ, bạn có thể lấy lại cảm giác như ban đầu. Mặc dù vậy, thủ thuật này cũng có những ưu nhược điểm như:
Ưu điểm
- Gây tê giúp bệnh nhân trải qua phẫu thuật mà không cảm nhận đau đớn trong quá trình thực hiện.
- Bệnh nhân không bị mất ý thức hoặc bị chìm vào giấc ngủ sâu như với phương pháp gây mê toàn thân. Trong lúc nâng mũi, bạn hoàn toàn biết được bác sĩ nâng mũi đã thực hiện những gì.
- So với gây mê toàn thân, phương pháp gây tê thường ít rủi ro hơn và có ít tác động tiêu cực đối với hệ thần kinh cơ thể.
- Thời gian phục hồi hậu nâng mũi ngắn, tỷ lệ xuất hiện biến chứng nguy hiểm là rất thấp và cảm giác đau đớn hậu phẫu cũng rất thấp.
Nhược điểm
- Trong một số trường hợp hiếm hoi, gây tê có thể gây mất cảm nhận tạm thời hoặc lâu dài tại khu vực đã được gây tê.
- Nếu bác sĩ gây tê sai liều lượng hoặc sau vị trí thì cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người nâng mũi.
- Một số người có cơ địa quá nhạy cảm thì có thể xuất hiện các phản ứng kích ứng như bị nóng, rát vị trí tiêm, vũng mùi khó thở, chảy máu hoặc bị chóng mặt.
Gây mê
Gây mê là thủ thuật được áp dụng trong các ca phẫu thuật lớn, có sự can thiệp sâu. Vậy, nâng mũi có gây mê không? Thủ thuật này cũng được áp dụng rất nhiều trong thẩm mỹ vùng mũi nhưng cũng có những ưu nhược điểm nhất định.
Ưu điểm
- Rất phù hợp đối với những ca phẫu thuật phức tạp, cần can thiệp sâu và có nhiều tác động đến vùng mũi.
- Gây tê liệt cảm giác tạm thời 100%, vừa giúp giảm đau tuyệt đối vừa giúp quá trình phẫu thuật thực hiện diễn ra suôn sẻ.
- Khi gây mê được thực hiện đúng cách thì sẽ có thể làm giảm các chấn thương cho vùng mũi.
- Hậu phẫu 1 – 2 ngày, bạn chỉ cần uống thuốc theo chỉ định thì cảm giác sẽ quay lại trạng thái như ban đầu và không xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Nhược điểm
- Những người đã từng phẫu thuật ngực và sọ thì không nên áp dụng thủ gây mê để nâng mũi, điều này sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
- Một số đối tượng mắc các vấn đề về bệnh lý như suy gan, thận, huyết áp, hô hấp,… thì không nên thực hiện nâng mũi.
- Biến chứng có thể xuất hiện hậu gây mê nâng mũi là bị khô miệng, đau họng và có cảm giác khó thở.
Dựa vào những thông tin về ưu nhược điểm đã phân tích ở trên, có thể thấy nâng mũi gây tê hay gây mê cũng đều đóng vai trò quan trọng giúp khách hàng giảm cảm giác đau khi làm đẹp và đảm an toàn trong suốt quy trình thực hiện.
Vậy tiền mê khi nâng mũi có nguy hiểm không? Để biết rõ bạn có thể tham khảo chi tiết nội dung được Seoul Center chia sẻ tại đây.
Nâng mũi gây tê hay gây mê?
Gây mê là kỹ thuật áp dụng với những trường hợp thực hiện đại phẫu, can thiệp sâu vào cơ thể. Trong khi đó, nâng mũi chỉ là tiểu phẫu để đưa chất liệu sụn vào bên dưới lớp da và chỉnh hình dáng mũi, do đó quá trình nâng mũi sẽ được bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ.
Toàn bộ các bước nâng mũi thực hiện nhanh chóng và khách hàng hoàn toàn không cảm thấy đau nhức, khó chịu. Nguyên nhân bởi thuốc tê sẽ tác động lên toàn bộ vùng mũi làm khách hàng mất cảm giác ở khu vực này.
Đối với phương pháp nâng mũi xâm lấn hơn như nâng mũi sụn sườn, chỉnh sửa mũi hỏng,… một số cơ sở sử dụng phương pháp gây mê để tránh tình trạng đau nhức cho khách hàng.
Nâng mũi gây tê có đau không?
Khi bác sĩ thực hiện gây tê trước khi nâng mũi, bạn chỉ cảm thấy một chút châm chít tựa như bị ong đốt. Suốt quá trình tiến hành can thiệp nâng mũi, khách hàng hoàn toàn không cảm nhận sự đau đớn bởi khu vực quanh mũi đã được gây tê cục bộ.
Sau khi ca nâng mũi hoàn thành và thuốc gây tê tan hoàn toàn, bạn có thể thấy một chút đau nhói ở vùng mũi. Tuy nhiên, đừng lo lắng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau để hạn chế cảm giác khó chịu này.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu được nâng mũi gây tê hay gây mê là an toàn nhất. Nếu bạn chỉ cải thiện dáng mũi mà không can thiệp sâu thì chỉ cần gây tê nhưng nếu có sự can thiệp sâu đến toàn bộ cấu trúc mũi thì cần gây mê để đảm bảo an toàn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp liên quan đến dịch vụ nâng mũi, đừng ngần ngại liên hệ với thẩm mỹ viện Seoul Center qua hotline 1800 3333 để được chuyên viên tư vấn một cách nhanh chóng nhất.
Bình luận bài viết