Trở lại
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Các hoạt động sau nâng mũi luôn được bác sĩ chú trọng để tránh làm ảnh hưởng đến sụn nâng. Trong đó, các hoạt động có liên quan trực tiếp đến dáng mũi như ngáp khiến nhiều người thắc mắc liệu sau nâng mũi có được ngáp không? Nên lưu ý, kiêng khem gì để mũi sớm lành và ổn định? Mời bạn đọc bài chia sẻ này của bác sĩ Seoul Center để có được kiến thức chăm sóc mũi hữu ích nhất. 

Nâng mũi có được ngáp không? 

Sau khi nâng mũi, bạn hoàn toàn có thể ngáp nhưng cần kiểm soát các cử động mạnh ở cơ mặt, tránh ngáp quá to để không làm dịch chuyển sụn nâng, ảnh hưởng thẩm mỹ. Bởi vì cơ miệng có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cơ mặt trong đó có vùng mũi nên nếu ngáp mạnh sẽ có nguy cơ gây bung chỉ khâu, chảy máu vết thương dẫn đến viêm nhiễm. Hơn nữa, ngáp mạnh cũng sẽ làm bạn chảy nước mắt, nếu dính vào vết thương sẽ có nguy cơ nhiễm trùng.

Người mới nâng mũi có thể ngáp nhưng vẫn cần kiểm soát cơ mặt
Người mới nâng mũi có thể ngáp nhưng vẫn cần kiểm soát cơ mặt

Một điểm lưu ý, đối với những người thực hiện phương pháp nâng mũi cấu trúc thường có cảm giác ngáp bị đơ cơ mặt. Điều này xuất hiện do quá trình phẫu thuật phức tạp, cần dùng nhiều thuốc tế. Hiện tượng này sẽ dần hết sau vài ngày nên bạn không cần quá lo lắng. 

Sau nâng mũi bao lâu thì được ngáp bình thường?

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc sau nâng mũi có được ngáp không chính là CÓ. Tuy nhiên, trong những ngày đầu, việc ngáp còn cần hạn chế để giúp sụn nâng sớm ổn định, bám chắc vào khoang mũi. Vậy, sau bao lâu thì bạn có thể ngáp như bình thường? Thời gian để bạn được ngáp bình thường là sau 7 – 10 ngày nâng mũi. 

Sau 7 – 10 ngày là thời điểm nâng mũi đã ổn định, vết thương khô và dần lành, sụn nâng cũng bám dính vào khoang mũi tốt hơn, cảm giác đau nhức không còn. Lúc này, bạn có thể thoải mái ngáp mạnh khi mệt mỏi mà không lo bị ảnh hưởng dáng mũi. Thậm chí, bạn hoàn toàn có thể trang điểm, rửa mặt như bình thường.

Sau 7 - 10 ngày nâng mũi là bạn đã có thể ngáp như bình thường
Sau 7 – 10 ngày nâng mũi là bạn đã có thể ngáp như bình thường

Còn trong trường hợp trong 7 – 10 ngày, dáng mũi của bạn lúc này còn rất nhạy cảm, vết thương sưng, đau nên cần kiêng các tác động mạnh. Nếu ngáp quá to trong giai đoạn này sẽ có nguy cơ cao khiến sụn bị lệch, ảnh hưởng đến vết thương. 

Cách tránh ngáp mạnh sau khi nâng mũi

Việc ngáp mạnh sau khi nâng mũi sẽ khiến vết thương đau sưng, lâu lành, có thể làm biến dạng sống mũi. Vì thế, bạn cần biết cách giảm thiểu tối đa hoạt động ngáp mạnh bằng cách: 

  • Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc sau nâng mũi: Ngáp là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ, suy giảm sức khỏe,… Người mới nâng mũi thường bị đau, mất sức nên cần nghỉ ngơi điều độ để sớm khôi phục tinh thần, đồng thời giảm tình trạng ngáp.
  • Giữ tinh thần thoải mái sau nâng mũi: Khi mới nâng mũi xong, bạn không nên làm việc quá sức, rơi vào tình trạng bị căng thẳng vì điều này chính là nguyên nhân gây ngáp. Bạn hãy nghe nhạc, nằm nghỉ, ngồi thiền để tinh thần được thư giãn. 
  • Tránh dùng thiết bị điện tử: Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử sẽ khiến bạn bị khó ngủ, gián đoạn giấc ngủ dẫn đến bị ngáp vào ngày hôm sau. Do đó, tốt nhất sau nâng mũi bạn chỉ nên nghỉ ngơi, xem tivi hoặc đọc sách, nghe nhạc thư giãn. 
Để tránh ngáp mạnh sau nâng mũi, bạn nên ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái
Để tránh ngáp mạnh sau nâng mũi, bạn nên ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái

Sau nâng mũi cần kiêng gì để không ảnh hưởng đến dáng mũi?

Ngoài việc chú ý kiểm soát cơn ngáp, bạn cũng cần tránh các hoạt động như: đeo kính, nằm nghiêng, trang điểm, rửa mặt, ăn thực phẩm quá cứng,…để bảo vệ dáng mũi tốt hơn. 

Tránh tạo áp lực lên mũi

Bạn không nên tự ý sờ tay, nắn, bóp, ấn mạnh vào mũi,.. Các hoạt động này vô tình sẽ khiến sụn nâng bị lệch, tụt sụn hoặc biến dạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ. Nếu sụn nâng bị lệch, bạn phải đợi cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn rồi tái nâng. 

Hạn chế để nước dính vết thương 

Bác sĩ khuyến cáo trong 1 – 3 ngày đầu, bạn tuyệt đối không để nước dính vào vết thương vùng mũi vì sẽ khiến vết thương hở, lở loét, lâu lành. Vi khuẩn trong nước cung xâm nhập vào vết thương gây viêm sưng, nhiễm trùng. 

Không được để vết thương bị dính nước vì sẽ khiến vết thương nhiễm trùng
Không được để vết thương bị dính nước vì sẽ khiến vết thương nhiễm trùng

Hạn chế đeo kính

Trong 1 – 2 tuần đầu, bạn nên kiêng đeo kính có gọng to, nặng vì sẽ tỳ đè lên vùng mũi khiến sụn bị lệch. Nếu cần thiết phải đeo kính, bạn hãy chọn loại kính có gọng nhẹ và không tì quá nhiều vào sống mũi.

Tránh nằm nghiêng

Bác sĩ khuyến cáo bạn không nên nằm nghiêng khoảng 15 – 20 ngày sau nâng mũi. Trong giai đoạn này, sụn nâng chưa ổn định, việc nằm nghiêng có thể làm lệch sụn. Thay vào đó, bạn hãy nằm ngửa, thẳng người. Thời gian đầu sau nâng mũi, nếu bạn chưa quen nằm ngửa thì hãy dùng gối kê hai bên để giữ đầu không bị nghiêng. 

Không nên trang điểm ngay

Tốt nhất, bạn hãy kiên trong điểm ít nhất 7 ngày sau khi nâng mũi. Nếu trang điểm quá sớm, hóa chất từ mỹ phẩm bám dính vào vết thương gây nên tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương vùng mũi. 

Trang điểm quá sớm sau nâng mũi sẽ khiến vết thương vùng mũi đau sưng
Trang điểm quá sớm sau nâng mũi sẽ khiến vết thương vùng mũi đau sưng

Tránh các hoạt động thể chất

Bạn hãy tránh thực hiện các hoạt động vận động mạnh như chạy bộ, đánh bóng chuyền, đá bóng, bơi lội,… cho đến khi dáng mũi hồi phục hoàn toàn. Các hoạt động vận động mạnh sẽ khiến sụn nâng bị tụt, lệch và gây cảm giác đau sưng. 

Tránh ánh nắng mặt trời

Tác động của tia UV và bụi bẩn ngoài môi trường gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến vết thương vùng mũi mới nâng như khiến vết thương bị kích ứng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm chậm quá trình hồi phục. Hơn nữa, tia UV cũng sẽ làm da bị cháy nắng, khiến vùng mũi không đều màu da. 

Tránh ăn thức ăn quá cứng

Khi bạn ăn đồ cứng như kẹo, hạt, mía.. sẽ vô tình gây nên áp lực vùng mũi do phải dùng lực nhai mạnh, làm ảnh hưởng đến sụn nâng. Thay vào đó, để tốt cho dáng mũi, bạn hãy ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp,.. 

Bạn hãy tránh ăn thực phẩm quá cứng vì sẽ ảnh hưởng đến sụn nâng
Bạn hãy tránh ăn thực phẩm quá cứng vì sẽ ảnh hưởng đến sụn nâng

Tránh nạp thực phẩm chứa chất kích ứng

Các thực phẩm như thịt bò, hải sản, đồ nếp, rau muống, rượu bia, cafe, thuốc lá đều có nguy cơ gây ngứa, kích ứng vết thương hở gây viêm sưng, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng. Do đó, bạn hãy chú trọng đến chế độ dinh dưỡng sau nâng mũi, nạp nhiều vitamin, khoáng chất, giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.

Lưu ý giúp bạn chăm sóc mũi sau nâng an toàn

Nâng mũi là tiểu phẫu đơn giản, được bác sĩ giỏi tay nghề thực hiện. Sau phẫu thuật, bác sĩ luôn tận tình tư vấn cách chăm sóc vết thương để giúp dáng mũi sớm ổn định và có vẻ đẹp tự nhiên. Theo đó, bạn cần tuân thủ thực hiện các biện pháp chăm sóc mũi dưới đây: 

Đeo nẹp cố định mũi

Nẹp cố định mũi giúp giữ dáng mũi ổn định trong giai đoạn đầu sau khi nâng. Bạn hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách đeo, thời gian đeo nẹp để đảm bảo giữ form mũi ổn định. Bạn không nên tự ý tháo nẹp nâng mũi khi không được bác sĩ chỉ định. 

Đeo nẹp cố định dáng mũi để định hình form chuẩn
Đeo nẹp cố định dáng mũi để định hình form chuẩn

Vệ sinh mũi đúng cách

Vệ sinh mũi sau nâng mỗi ngày là điều kiện quan trọng giúp vết thương nhanh lành, sớm hồi phục. Bạn hãy dùng tăm bông, nước muối sinh lý để vệ sinh khoang mũi một cách nhẹ nhàng. Nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch, loại bỏ bụi bẩn bám trên da. Nhờ đó, dáng mũi của bạn sẽ không lo bị ngứa, nhiễm trùng. 

Dùng thuốc đúng liều lượng

Sau nâng mũi, bạn khó tránh khỏi cảm giác bị đau, sưng tấy, khó chịu vùng mũi do quá trình phẫu thuật có tác động dao kéo. Nhưng bạn không cần quá lo lắng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc chống sẹo,… để làm dịu cơn đau của bạn.

Bạn cần tuân thủ liều lượng uống thuốc của bác sĩ để tránh bị sốc thuốc hoặc tác dụng phụ. Sau 1 – 3 ngày, tình trạng mũi của bạn sẽ ổn hơn, giảm đau sưng đáng kể. 

Uống thuốc kháng sinh, giảm đau đúng liều lượng bác sĩ chỉ định
Uống thuốc kháng sinh, giảm đau đúng liều lượng bác sĩ chỉ định

Chườm mát, chườm nóng

Trong 1 – 3 ngày đầu, các vết thương vùng mũi vẫn còn mới, đau sưng nên bạn hãy chườm mát để giảm sưng, đau. Khi chườm đá sau nâng mũi, bạn hãy áp dụng lên vùng xung quanh mũi, không dùng đá áp trực tiếp lên vết thương. 

Từ ngày thứ  4, bạn hãy chuyển sang chườm nóng để làm tan máu bầm tích tụ, tránh các vết bầm tím ở dáng mũi. Chườm nóng cũng kích thích lưu thông máu, giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. 

Che chắn khi ra ngoài

Vùng mũi sau khi nâng thường rất nhạy cảm, nếu bị vi khuẩn, bụi bẩn tấn công sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Do đó, bạn cần đeo khẩu trang, đội ngũ rộng vành, thoa kem chống nắng để bảo vệ da vùng mũi. 

Đeo khẩu trang, che chắn dáng mũi kỹ lưỡng trước khi ra ngoài 
Đeo khẩu trang, che chắn dáng mũi kỹ lưỡng trước khi ra ngoài

Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ

Sau phẫu thuật, bạn cần nghỉ ngơi để cơ thể sớm phục hồi sức khỏe. Tốt nhất, bạn hãy hạn chế cử động nhất có thể. Lúc này, bạn nên nằm thư giãn tại nhà, đọc sách, nghe nhạc để cơ thể được thả lỏng, thư giãn. Điều này cũng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình lành vết thương. 

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Nếu bạn có chế độ thực đơn khoa học, giàu dưỡng chất, tốt cho vết thương hở và phục hồi sau nâng mũi thì sẽ sớm có được dáng mũi mơ ước. Vì thế, bạn hãy tuân thủ theo chế độ ăn uống như sau: 

  • Uống nhiều nước: Nước là thành phần quan trọng của cơ thể, giúp tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy vết thương nhanh lành. Mỗi ngày, bạn hãy uống ít nhất 2 lít nước, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây để hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương. 
  • Thực phẩm giàu vitamin A, C: Thành phần này có nhiều trong cà rốt, bí đỏ, cam, quýt, bông cải xanh,…. có tác dụng giúp kích thích tái tạo mô xương, thúc đẩy sản sinh collagen, tăng tốc độ phục hồi. 
  • Chất đạm: Thực phẩm giàu chất đạm như thịt lợn, đậu hũ, các loại hạt sẽ giúp tăng cường tái tạo mô bị tổn thương. 
  • Chất xơ: Bạn nên ăn nhiều rau xanh, củ, ngũ cốc để hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho người mới nâng mũi. 
  • Chất kẽm: Khoáng chất kẽm có trong các loại đậu, sữa, trứng,… giúp thúc đẩy tăng sinh collagen, hỗ trợ vết thương sớm hồi phục.
Bạn hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tốt cho quá trình lành vết thương
Bạn hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tốt cho quá trình lành vết thương

Để kết quả nâng mũi được an toàn, bạn nên áp dụng thực đơn cho người mới nâng mũi mà các chuyên gia tại Seoul Center chia sẻ.

Tái khám thường xuyên

Nhiều người thường chủ quan, bỏ qua bước tái khám với bác sĩ khi nhận thấy dáng mũi đã ổn định và hết đau sưng. Trên thực tế, việc thăm khám với bác đóng vai trò quan trọng, bạn được đánh giá kết quả hồi phục dáng mũi, phát hiện sớm các biến chứng và điều trị kịp thời. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn cách chăm sóc vùng mũi an toàn ở từng giai đoạn hồi phục. 

Bài viết này của Seoul Center đã giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc nâng mũi có được ngáp không. Theo bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể ngáp sau nâng mũi nhưng cần kiểm soát cơ mặt, không nên áp quá mạnh hoặc quá nhiều lần nhằm tránh gây ảnh hưởng đến dáng mũi. Nếu bạn muốn được giải đáp bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc chăm sóc mũi sau nâng, hãy liên hệ đến hotline 1800 3333 để chuyên viên tư vấn tận tình. 

Để Phục Vụ Tốt Nhất Cho Quý Khách, Dịch Vụ Trên Được Thực Hiện Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Thẩm Mỹ Seoul Center.

Tư vấn cùng chuyên gia

Tư vấn cùng chuyên gia

Đặt lịch Đặt lịch Chi nhánh Chi nhánh Tư vấn khách hàng ngay Bác sĩ tư vấn Gọi để tư vấn Hotline Chat ngay Chat ngay
logo-white
Để lại thông tin để
logo
liên hệ với bạn nhé!
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
MIỄN PHÍ
close form
ĐẶT LỊCH HẸN

để được hỗ trợ tốt nhất.

Đặt lịch hẹn
Đặt lịch hẹn
CHỌN CHI NHÁNH

mà bạn muốn đặt lịch

Chọn khu vực

Chọn chi nhánh
Vui lòng chọn khu vực

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, 27/07/2024

Vui lòng chọn chi nhánh trước khi đặt lịch hẹn.

Bạn đang đặt hẹn vào ngày 00/00/0000 00:00
Đặt lịch hẹn thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
đăng ký ngay
Đặt lịch hẹn