Trở lại
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Tình trạng nâng mũi xong bị căng tức khiến nhiều người lo lắng. Vậy nâng mũi bao lâu thì hết căng tức và có cách nào để giảm tình trạng căng tức hay không? Bài viết này, Seoul Center sẽ đưa ra những nguyên nhân gây căng tức sau nâng mũi và gợi ý giải pháp phù hợp nhất.

Tại sao đầu mũi căng tức sau khi nâng mũi?

Đầu mũi căng tức sau khi thẩm mỹ mũi là hiện tượng bình thường trong những ngày đầu. Tuy nhiên nhiều chị em lo lắng về sự nguy hiểm và muốn biết nâng mũi bao lâu thì hết căng tức. Hãy tìm hiểu những nguyên nhân khiến nâng mũi căng tức dưới đây:

Do tay nghề của bác sĩ

Kỹ thuật nâng mũi được thực hiện bởi bác sĩ thiếu kinh nghiệm, thực hiện thao tác không chính xác gây ra những tổn thương mô mềm, sụn, mạch máu dẫn đến tình trạng căng tức đầu mũi. Nếu bác sĩ không thực hiện quy trình nâng mũi một cách cẩn thận hoặc không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến sưng tấy, thậm chí hoại tử.

Tay nghề bác sĩ không đủ chuyên môn khiến mũi căng tức
Tay nghề bác sĩ không đủ chuyên môn khiến mũi căng tức

Các mô mềm của mũi bị tổn thương

Quá trình nâng mũi bóc tách mô mạnh, tạo khoang đặt sụn có thể gây tổn thương đến các mô mềm và mạch máu trong khu vực mũi. Từ đó dẫn đến hiện tượng sưng nề, tụ máu, gây căng tức đầu mũi sau phẫu thuật. Chưa kể sau nâng mũi, nếu bị va chạm mạnh vào mũi khiến mô mềm bị tổn thương cũng dẫn đến căng tức và thậm chí lệch sống mũi.

Sử dụng sụn mũi không tương thích

Nếu sụn được sử dụng để nâng mũi không đảm bảo chất lượng, kích cỡ không phù hợp sẽ dẫn đến phản ứng đào thải của cơ thể, gây căng tức và đau nhức, thậm chí nhiễm trùng. Nhiều trường hợp sụn cắt gọt quá to xảy ra biến dạng đầu mũi hoặc căng tức không đều, từ đó nguy cơ bóng đỏ hay thủng đầu mũi rất dễ xảy ra. 

Do cơ địa da đầu mũi mỏng

Một số người có da mỏng ở vùng mũi, không cung cấp đủ độ đàn hồi để thích nghi với thay đổi hình dạng của mũi sau phẫu thuật, gây ra cảm giác căng và đau tức. Đối với những người có da nhạy cảm, dễ bị kích ứng sau phẫu thuật thì cảm giác căng tức, khó chịu rất dễ xảy ra. Do cấu tạo lớp da và mô mỏng manh ở mũi dễ bị bầm tím, sưng nề, nhưng người này nên cân nhắc trước khi nâng mũi. Cùng Seoul Center tìm hiểu da mũi mỏng có nâng mũi được không trước khi quyết định thực hiện.

Da mũi mỏng gây chèn ép và căng tức mũi
Da mũi mỏng gây chèn ép và căng tức mũi

Không tuân thủ cách chăm sóc

Nếu không thực hiện theo các biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật mà bác sĩ chỉ định như nghỉ ngơi, chườm lạnh, uống thuốc chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh,… có thể làm tăng nguy cơ căng tức sau nâng mũi. Việc không vệ sinh vết thương đúng cách dễ dẫn đến nhiễm trùng đau nhức. Chưa kể ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ nếp, hải sản,… khiến cho mũi bị sưng tấy, mưng mủ.

Nâng mũi bao lâu thì hết căng tức?

Căng tức đầu mũi sau nâng mũi là hiện tượng phổ biến trong thời gian đầu khi nâng mũi mà bạn cần theo dõi. Hầu hết những người sau nâng mũi mất khoảng 1-2 tuần thì hết căng tức. Lúc này mũi vừa bị tác động nên sưng đau và căng cứng là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng căng tức kéo dài kèm theo đau nhức, sưng tấy thì bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra kịp thời.

Sau nâng mũi sẽ mất khoảng 1-2 tuần thì hết căng tức
Sau nâng mũi sẽ mất khoảng 1-2 tuần thì hết căng tức

Dựa trên mức độ sưng đau và hồi phục, có thể chia các giai đoạn căng tức sau phẫu thuật nâng mũi như sau:

  • Căng tức 1 – 2 tuần đầu: Hiện tượng nâng mũi bị căng tức sẽ bắt đầu giảm trong vòng 1 đến 2 tuần sau phẫu thuật. Trong giai đoạn này, bạn không cần quá lo lắng nếu đầu mũi căng cứng.
  • Căng tức 2 – 6 tháng: Một số trường hợp mũi căng tức tiếp tục kéo dài từ 2 đến 6 tháng sau nâng mũi. Cơ địa khó hồi phục sau nâng mũi cần thời gian để lành và mũi trở nên mềm mại hơn.
  • Căng tức hơn 6 tháng: Đối với những trường hợp căng tức đầu mũi kéo dài hơn 6 tháng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao. Lúc này bạn cần đến ngay cơ sở uy tín để kiểm tra và tìm giải pháp khắc phục nâng mũi bị cứng.

Theo như nguyên nhân gây căng tức đầu mũi sau khi nâng thì thời gian để mũi hết căng tức cũng sẽ khác nhau và tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa hồi phục nhanh hay chậm, chăm sóc đúng cách,…

Nâng mũi chuyên sâu – Dáng mũi đẹp bền lâu

Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi mềm?

Bên cạnh thắc mắc nâng mũi bao lâu thì hết căng tức thì khách hàng đặc biệt quan tâm nâng mũi bao lâu thì mềm. Theo đó, thời gian để đầu mũi mềm sau khi nâng mũi từ 3 – 4 tuần. Bạn sẽ trải qua các giai đoạn hồi phục nâng mũi như sau: 

Sau 3 - 4 tuần mũi sẽ vào form và mềm mại
Sau 3 – 4 tuần mũi sẽ vào form và mềm mại
  • 2 – 3 ngày đầu: Đây là giai đoạn sưng nề nhiều nhất sau nâng mũi. Bạn sẽ cảm thấy đầu mũi căng tức, hơi cứng và có thể kèm theo đau nhức. Lúc này bạn nên chườm lạnh thường xuyên để giảm sưng và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • 7 – 10 ngày: Tình trạng sưng đau đã giảm bớt đáng kể, đầu mũi bắt đầu gom lại và vết bầm tím nhạt dần. Lớp da bên ngoài đầu mũi mềm hơn, tuy nhiên phần sụn bên trong vẫn còn hơi cứng.
  • 3 – 4 tuần: Sau quá trình chăm sóc hậu phẫu nâng mũi, hiện tượng sưng nề gần như hết hoàn toàn, đầu mũi mềm mại hơn nhiều. Bạn vẫn nên cẩn thận khi chạm vào mũi và tiếp tục theo dõi quá trình hồi phục.

Đầu mũi bị căng tức sau nâng mũi có nguy hiểm không?

Như đã giải đáp, đầu mũi bị căng tức sau khi nâng mũi là hiện tượng bình thường sau 1 – 2 tuần và không nguy hiểm. Cảm giác này do mũi bị tác động sau khi chỉnh sửa dáng mũi, gây sưng nề, tổn thương mô mềm và cơ thể cần thời gian để thích nghi với sụn nâng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng căng tức sau nâng mũi kéo dài và kèm theo các triệu chứng bất thường như đau nhức dữ dội, sưng bầm kéo dài, chảy mủ, sốt cao,… thì đây có thể là dấu hiệu của biến chứng nâng mũi và cần được điều trị kịp thời.

Đầu mũi căng tức là biểu hiện bình thường trong 1 - 2 tuần đầu
Đầu mũi căng tức là biểu hiện bình thường trong 1 – 2 tuần đầu

Cách chăm sóc sau khi nâng mũi để không bị căng tức

Để giảm thiểu tình trạng nâng mũi bị căng tức đầu mũi và thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng, bạn cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc mà các chuyên gia Seoul Center gợi ý sau đây:

Chườm lạnh giảm sưng

Chườm lạnh sau nâng mũi là biện pháp hiệu quả để giảm sưng nề, khắc phục căng tức sau khi nâng mũi. Bạn nên sử dụng túi chườm lạnh để chườm nhẹ nhàng xung quanh mũi trong 15-20 phút mỗi lần, thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày. Bạn cần lưu ý không chườm đá trực tiếp lên da và tránh chườm mạnh dễ gây tổn thương da.

Uống thuốc theo chỉ định bác sĩ

Sau khi nâng mũi, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm để hạn chế cảm giác đau nhức và sưng tấy. Bạn cần tuân thủ uống thuốc theo liều lượng và tránh bôi thoa thuốc ngoài đơn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Vệ sinh mũi thường xuyên

Để tránh nhiễm trùng sau nâng mũi, bạn nên vệ sinh mũi theo hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng nước muối sinh lý và tăm bông để vệ sinh mũi với thao tác nhẹ nhàng. Tránh ngoáy mũi hoặc hỉ mũi mạnh trong thời gian đầu sau khi nâng mũi. Không dùng các chất tẩy rửa hay cồn để vệ sinh mũi vì dễ gây kích ứng.

Chú ý vệ sinh mũi để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng
Chú ý vệ sinh mũi để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng

Tránh các tác động mạnh

Không sờ tay hay cào gãi lên vùng mũi sau khi nâng và đặc biệt trong thời gian mũi đang căng tức. Không đeo kính gọng trong ít nhất 1 tháng đầu tiên sau khi phẫu thuật nâng mũi. Hạn chế các hoạt động thể dục mạnh như chạy bộ, bơi lội,… trong thời gian đầu.

Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc

Sau nâng mũi cần nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm giúp cơ thể được phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó thúc đẩy quá trình hồi phục sau phẫu thuật diễn ra nhanh, giảm mức độ căng tức sau nâng mũi.

Tuân thủ chế độ ăn uống

Hãy bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin và protein lành tính để hỗ trợ quá trình lành thương. Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thịt bò, đồ nếp, hải sản, rau muống,… và thực phẩm quá cứng vì có thể khiến tình trạng sưng nề, căng tức kéo dài. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây, rau xanh để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Kiêng khem các thực phẩm không tốt cho vết thương sau nâng mũi
Kiêng khem các thực phẩm không tốt cho vết thương sau nâng mũi

Tái khám định kỳ

Bạn cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình hồi phục sau nâng mũi, tránh mũi bị căng tức kéo dài quá lâu. Tuân thủ mọi hướng dẫn về cách chăm sóc sau phẫu thuật từ bác sĩ để đảm bảo đạt kết quả nâng mũi tốt nhất. Nếu căng tức đầu mũi không giảm và có biểu hiện bất thường, hãy liên hệ bác sĩ chuyên môn cao để được chăm sóc.

Để được sinh hoạt bình thường sau nâng mũi, cần thực hiện đúng các lời khuyên trên của chuyên gia cũng như có những biện pháp kiêng cử phù hợp.

Cùng nghe chuyên gia tư vấn cách chăm sóc mũi phù hợp

Với những giải đáp chi tiết nâng mũi bao lâu thì hết căng tức từ các chuyên gia Seoul Center. Bạn có thể khắc phục tình trạng mũi bị căng tức và phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra nếu kéo dài quá lâu. Để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao.

Để Phục Vụ Tốt Nhất Cho Quý Khách, Dịch Vụ Trên Được Thực Hiện Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Thẩm Mỹ Seoul Center.

Tư vấn cùng chuyên gia

Tư vấn cùng chuyên gia

Đặt lịch Đặt lịch Chi nhánh Chi nhánh Tư vấn khách hàng ngay Bác sĩ tư vấn Gọi để tư vấn Hotline Chat ngay Chat ngay
logo-white
Để lại thông tin để
logo
liên hệ với bạn nhé!
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
MIỄN PHÍ
close form
ĐẶT LỊCH HẸN

để được hỗ trợ tốt nhất.

Đặt lịch hẹn
Đặt lịch hẹn
CHỌN CHI NHÁNH

mà bạn muốn đặt lịch

Chọn khu vực

Chọn chi nhánh
Vui lòng chọn khu vực

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, 27/07/2024

Vui lòng chọn chi nhánh trước khi đặt lịch hẹn.

Bạn đang đặt hẹn vào ngày 00/00/0000 00:00
Đặt lịch hẹn thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
đăng ký ngay
Đặt lịch hẹn