Trở lại
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Dịch vụ nâng mũi ngày càng được nhiều tín đồ làm đẹp tìm đến với mong muốn sở hữu dáng mũi cao sang, thanh tú. Sau khi nâng mũi, bạn cần có quá trình chăm sóc để dáng mũi ổn định thì mới có thể sinh hoạt lại như bình thường. Điều này giúp bạn tránh được các biến chứng không mong muốn. Vậy, nâng mũi bao lâu thì sinh hoạt bình thường? Thắc mắc này sẽ được Tips nâng mũi giải đáp chi tiết trong bài viết sau.

Thời gian lành thương và phục hồi sau nâng mũi

Trước khi có đáp án chi tiết cho câu hỏi nâng mũi bao lâu thì sinh hoạt bình thường được thì bạn cần nắm rõ thời gian hồi phục dáng mũi. Thông thường, quá trình hồi phục sau nâng mũi sẽ diễn ra như sau:

Mũi sau nâng sẽ trải qua từng giai đoạn hồi phục
Mũi sau nâng sẽ trải qua từng giai đoạn hồi phục

Tuần đầu tiên sau nâng mũi

Trong tuần đầu tiên sau thẩm mỹ mũi, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như:

  • Sưng tấy và bầm tím quanh vùng mắt và mũi.
  • Đau nhẹ và khó chịu.
  • Khó thở qua mũi.
  • Chảy máu mũi nhẹ.

Trong tuần đầu tiên, các biểu hiện đau sưng thường không đáng lo ngại, đây đều là các phản ứng bình thường của cơ thể khi có tổn thương. Lúc này, bạn cần nghỉ ngơi, chăm sóc vết thương cẩn thận để tránh xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4

Sau khoảng 2 tuần, phần lớn sưng tấy và bầm tím sẽ giảm dần. Mũi lúc này cũng lành dần và đóng vảy. Đây cũng là thời điểm mà bác sĩ tư vấn bạn quay lại cắt chỉ, tháo nẹp để dáng mũi ổn định. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp phải một số tình trạng như:

  • Sưng nhẹ và cảm giác nóng rát
  • Khó chịu khi hít thở
  • Ngứa và khô mũi

Trong giai đoạn này, bạn có thể bắt đầu quay trở lại một số hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, làm việc nhà, hoặc công việc văn phòng. Bên cạnh đó, bạn vẫn cần lưu ý đến cách vệ sinh mũi sau nâng, chế độ ăn uống kiêng khem, tránh các hoạt động vận động mạnh để không làm ảnh hưởng đến dáng mũi.

Mũi từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 dần ổn định hơn, bắt đầu giảm sưng và gom lại
Mũi từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 dần ổn định hơn, bắt đầu giảm sưng và gom lại

Từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8

Sau khoảng 5 tuần, hầu hết các triệu chứng sưng tấy và đau nhức sẽ biến mất nhưng với những người có cơ địa nhạy cảm thường vẫn có thể vẫn gặp phải một số tình trạng như sưng nhẹ và cảm giác căng ở đầu mũi, vết thương ngứa và có cảm giác khô mũi. Dáng mũi lúc này được đánh giá là hoàn chỉnh nhưng chưa thực sự định hình bám dính chắc chắn. 

Trong giai đoạn này, bạn có thể quay trở lại hoạt động bình thường như đi làm, tập thể dục nhẹ, và hoạt động xã hội. Bạn tiếp tục cần chăm sóc dáng mũi, chú ý tránh các hoạt động vận động mạnh vì sụn nâng vẫn chưa hoàn toàn định hình. 

Từ 3 – 6 tháng sau nâng mũi

Trong giai đoạn 3 – 6 tháng, bạn có thể nhận thấy dáng mũi đã lành, ổn định hơn nhưng không thể chủ quan trong cách chăm sóc. Các bác sĩ vẫn khuyến cáo bạn nên vận động nhẹ nhàng, tránh các tác động hay áp lực lên dáng mũi. 

Từ 6 đến 12 tháng sau nâng mũi

Thông thường, với những người sở hữu cơ địa tốt và có cách chăm sóc mũi khoa học thì sau 6 – 12 tháng mũi đã ổn định hoàn toàn và có thể sinh hoạt như bình thường. Lúc này, bạn có thể thoải mái vận động, tập luyện thể thao mà không lo sụn nâng bị lệch, tụt hoặc xiên vẹo. 

Chăm sóc mũi từ 6 - 12 tháng đến khi sụn ổn định mới có thể sinh hoạt bình thường
Chăm sóc mũi từ 6 – 12 tháng đến khi sụn ổn định mới có thể sinh hoạt bình thường

Cùng nghe chuyên gia tư vấn tình trạng mũi của bạn sau nâng

Nâng mũi bao lâu thì sinh hoạt bình thường?

Như vậy, sau khi tìm hiểu về thời gian hồi phục mũi sau nâng cũng đã đưa ra đáp án chi tiết cho thắc mắc nâng mũi bao lâu thì sinh hoạt bình thường. Có thể thấy, với những cơ địa lành tính thì sau 4 – 6 tuần là bạn có thể sinh hoạt như bình thường. Lúc này, dáng mũi của bạn bắt đầu vào form dáng nên bạn không cần có chế độ kiêng khem khắt khe.

Với những người chăm sóc vết thương tốt, chỉ sau 4 tuần là có thể thoải mái sinh hoạt, làm việc mà không lo ảnh hưởng đến sụn nâng. Còn với những người có cơ địa nhạy cảm có thể cần thời gian lâu hơn 4 tuần mới có được kết quả ổn định.

Điều đặc biệt, thời gian để dáng mũi ổn định, giúp bạn sớm hoạt động bình thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như phương pháp nâng mũi, tay nghề bác sĩ, công nghệ áp dụng,… Do đó, tốt nhất, bạn hãy lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín để được bác sĩ giỏi thăm khám, tiến hành phẫu thuật chuyên nghiệp, chuẩn xác, an toàn.

Bạn nên đến cơ sở nâng mũi uy tín để được trải nghiệm dịch vụ an toàn, chất lượng cao
Bạn nên đến cơ sở nâng mũi uy tín để được trải nghiệm dịch vụ an toàn, chất lượng cao

Hướng dẫn chăm sóc vết mổ sau nâng mũi đúng cách

Chăm sóc vết mổ sau nâng mũi là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi. Chính vì thế, sau khi nâng mũi, bác sĩ luôn đưa ra các lưu ý về cách vệ sinh dáng mũi, chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học để giúp vết thương nhanh chóng hồi phục, vết thương sớm hồi phục. 

Giữ vùng mũi sạch sẽ

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ dịch và chất bẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng và giữ mũi sạch sẽ. Đây là bước quan trọng mà bạn cần tuân thủ để dáng mũi sớm ổn định, không xuất hiện biến chứng.

Thay băng vết thương đúng cách 

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách thay băng vết mổ đúng cách để đảm bảo vùng mũi luôn sạch sẽ và khô ráo. Tốt nhất, bạn cần thay băng trong vòng 24h sau phẫu thuật nâng mũi, tránh để băng quá lâu dẫn đến tình trạng vi khuẩn tích tụ gây viêm sưng vết thương. 

Thay băng vùng mũi, tránh để máu, dịch tích tụ gây viêm sưng
Thay băng vùng mũi, tránh để máu, dịch tích tụ gây viêm sưng

Uống thuốc kháng sinh, bôi thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ

Bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ để giảm đau, chống viêm, và ngừa nhiễm trùng. Bạn hãy uống đúng liều lượng và không tự ý mua thuốc ngoài toa để uống vì có thể xuất hiện tác dụng phụ. Bên cạnh thuốc uống, bác sĩ cũng kê đơn thuốc mỡ bôi lên vết thương để tránh hình thành sẹo lồi ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 

Không để vết thương dính nước trong 24 giờ đầu

Vết thương vùng mũi sau khi phẫu thuật chưa ổn định, dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Chính vì thế, bạn cần kiêng chạm nước trong 24h đầu sau khi phẫu thuật. Điều này giúp tránh vết thương bị ướt và gây nên tình trạng nhiễm trùng. 

Chườm lạnh và chườm nóng để giảm đau sưng

Trên thực tế, tùy vào từng giai đoạn hồi phục vết thương vùng mũi mà bạn sẽ tiến hành chườm lạnh hoặc chườm nóng. Thông thường, sau 1 – 3 ngày nâng mũi, bạn có thể chườm lạnh để giảm đau sưng. Sau đó từ ngày thứ 4, bạn có thể chườm nóng để kích thích lưu thông máu, tránh tích tụ máu bầm, giúp vết thương nhanh lành. 

Chườm lạnh lên vết thương giúp giảm đau sưng
Chườm lạnh lên vết thương giúp giảm đau sưng

Những lưu ý khi sinh hoạt sau nâng mũi

Sau khi nâng mũi, bác sĩ luôn chú trọng trong việc đưa ra các lưu ý về cách sinh hoạt để bạn sớm có dáng mũi như ý, không gây nên biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một trong những điều mà bạn cần tuân thủ trong chế độ sinh hoạt hằng ngày hậu nâng mũi: 

Nghỉ ngơi đầy đủ

Nghỉ ngơi đầy đủ là rất quan trọng trong giai đoạn hồi phục dáng mũi sớm. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn. Bạn cần ngủ đủ giấ vì khi ngủ, cơ thể sẽ kích thích tái tạo tế bào, thúc đẩy vết thương hồi phục. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dành nhiều thời gian cho thiết bị di động vì ánh sáng xanh của các thiết bị này có thể khiến cho vết thương hở lâu lành hơn. 

Tránh hoạt động mạnh

Bạn nên tránh các hoạt động mạnh như tập thể dục nặng, chạy bộ, hoặc nâng vật nặng trong vài tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Các hoạt động mạnh có thể gây ra chảy máu, sưng tấy, hoặc làm chậm quá trình hồi phục. 

Bạn không nên chạy bộ vì có thể làm tụt sụn mũi mới nâng
Bạn không nên chạy bộ vì có thể làm tụt sụn mũi mới nâng

Thậm chí, một số người trong quá trình tập luyện vô tình tác động đến dáng mũi dẫn đến sụn bị lệch, tụt sụn. Những trường hợp trên cần phải tái phẫu để khắc phục, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên bạn hãy cẩn trọng khi tham gia các hoạt động vận động mạnh. 

Tránh tiếp xúc với khói bụi

Khói bụi và chất gây ô nhiễm có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình hồi phục vết thương vùng mũi. Chính vì thế, sau nâng mũi, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi tại nhà trong những ngày đầu tiên. Những tuần sau đó, bạn cần có các biện pháp che chắn, bảo vệ da trước khi ra ngoài để đảm bảo an toàn. 

Không hút thuốc

Hút thuốc có thể làm chậm quá trình lành thương và gây ra các vấn đề về sức khỏe. Bạn cần ngừng hút thuốc ít nhất trong 2 tuần sau phẫu thuật và nên hạn chế sử dụng thuốc lá thường xuyên vì chứa rất nhiều chất độc gây hại cho sức khỏe. 

Sau nâng mũi bạn không nên hút thuốc vì có thể khiến vết thương hở lâu lành
Sau nâng mũi bạn không nên hút thuốc vì có thể khiến vết thương hở lâu lành

Không uống rượu, bia, đồ uống chứa cồn

Rượu bia, đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, tăng nguy cơ chảy máu và làm chậm quá trình hồi phục. Hơn nữa, rượu, bia, đồ uống chứa cồn còn làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Tốt nhất, bạn nên kiêng hoàn toàn rượu bia và đồ uống có cồn trong ít nhất 2 tháng sau phẫu thuật

Không chạm vào vùng mũi

Va chạm mạnh vào vùng mũi có thể làm tổn thương đến cấu trúc mũi mới, dẫn đến biến dạng hoặc nhiễm trùng. Bạn nên cẩn thận khi di chuyển, tránh va chạm vào người khác hoặc các vật dụng. Đồng thời, bạn cũng nên ngủ theo tư thế nằm ngửa và kê cao đầu bằng gối để giảm nguy cơ va chạm trong khi ngủ.

Ngủ thẳng người, để không gây áp lực lên dáng mũi
Ngủ thẳng người, để không gây áp lực lên dáng mũi

Không đeo kính râm và kính áp tròng

Đeo kính râm và kính áp tròng có thể tạo áp lực lên vùng mũi, khiến sụn mũi bị lệch. Bạn nên tránh đeo các loại kính này trong vài tuần sau phẫu thuật để dáng mũi được ổn định. 

Khi nào nên tái khám sau nâng mũi?

Sau nâng mũi, việc tái khám định kỳ là điều cần thiết để đảm bảo kết quả phẫu thuật và theo dõi quá trình phục hồi của bạn. Dưới đây là một số tình huống nên tái khám sau nâng mũi:

  • Dáng mũi của bạn gặp phải các biến chứng sau phẫu thuật như sưng tấy nặng, đau đớn hoặc nhiễm trùng.
  • Mũi không đạt được hình dáng mong muốn sau quá trình hồi phục và muốn điều chỉnh để có vẻ 

Khi đến bác sĩ tái khám, bạn sẽ được đánh giá kết quá dáng mũi, có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình chăm sóc mũi tại nhà giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Đặc biệt, bác sĩ sẽ có các phát hiện kịp thời nếu dáng mũi của bạn xuất hiện biến chứng. 

Tái khám với bác sĩ để được thăm khám, đánh giá tình trạng dáng mũi
Tái khám với bác sĩ để được thăm khám, đánh giá tình trạng dáng mũi

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến các hoạt động sau khi nâng mũi

Sau khi nâng mũi, bác sĩ khuyến cáo bạn nên kiêng một số hoạt động có nguy cơ tác động đến vùng mũi để vết thương sớm ổn định và hồi phục. Vậy, liệu bạn nên kiêng các hoạt động sau nâng mũi trong bao lâu là phù hợp? Dưới đây là một số lời giải đáp liên quan đến vấn đề này. 

Nâng mũi bao lâu thì nói cười bình thường?

Cơ mặt có sự liên kết chặt chẽ với dáng mũi, do đó khi nâng mũi bạn sẽ thấy khuôn mặt bị sưng phù, khó cử động như bình thường. Đây là những biểu hiện bình thường do cơ thể phản ứng lại với các tổn thương. 

Sau khi nâng mũi 7 - 10 ngày, bạn có thể cười nói lại
Sau khi nâng mũi 7 – 10 ngày, bạn có thể cười nói lại

Các biểu hiện này thường sẽ hết sau 7 – 10 ngày, đây cũng là thời điểm mà bạn có thể cười nói bình thường. Tuy nhiên, giai đoạn này, sụn nâng mũi chưa ổn định hoàn toàn nên bạn không nên cười quá lớn hoặc quá nhiều. Bạn hãy kiêng cữ cho đến khi dáng mũi được ổn định hoàn toàn. 

Nâng mũi bao lâu thì được tắm biển?

Có ba nguyên nhân mà người mới nâng mũi không nên tắm biển chính là:

  • Mũi mới nâng, vết thương chưa lành, nếu tiếp xúc với nước sẽ có nguy cơ cao dẫn đến viêm nhiễm vết thương, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. 
  • Nước biển có tính mặn và tồn tại nhiều vi khuẩn, vùng mũi sau nâng nếu tiếp xúc với nước biển sẽ bị nhiễm trùng, mưng mủ vết thương, để lại sẹo xấu.
  • Các hoạt động bơi lội khi tắm biển có thể làm ảnh hưởng đến sụn nâng gây lệch sụn, tụt sụn, mũi sưng đỏ.

Do đó, sau khi nâng mũi, bạn nên kiêng tắm biển khoảng 1 tháng đầu. Sau đó, mũi ổn định, vết thương lành thì bạn có thể tắm biển trở lại. 

Sau nâng mũi 1 tháng, bạn có thể đi tắm biển lại bình thường
Sau nâng mũi 1 tháng, bạn có thể đi tắm biển lại bình thường

Nâng mũi xong bao lâu mới rửa mặt được?

Trong giai đoạn 1 – 7 ngày sau nâng mũi, bạn không nên rửa mặt bằng nước mà chỉ nên dùng khăn mềm ẩm để lau mặt. Thời điểm này mũi chưa ổn định nên bạn không nên có bất kỳ tác động nào đến dáng mũi. 

Thông thường, bạn có thể rửa mặt lại bằng nước bình thường sau 10 – 14 ngày nâng mũi. Lúc này, bạn đã được cắt chỉ và bác sĩ sẽ đánh giá mức độ lành vết thương để đưa ra lời khuyên phù hợp. 

Nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng?

Thông thường, sau phẫu thuật nhiều người thắc mắc nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng? Bạn nên tránh nằm nghiêng ít nhất trong 2 tuần đầu. Điều này nhằm tránh áp lực lên vùng mũi mới phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng đến vị trí của sụn hoặc implant, từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Tốt nhất là nên nằm ngửa và nâng cao đầu bằng gối để giảm sưng và giảm thiểu nguy cơ mũi bị biến dạng.

Sau 2 tuần nâng mũi, bạn có thể nằm nghiêng như bình thường
Sau 2 tuần nâng mũi, bạn có thể nằm nghiêng như bình thường

Nâng mũi sau bao lâu được cúi đầu?

Bạn nên tránh cúi đầu sau nâng mũi hoặc làm việc nặng trong ít nhất 3-4 tuần sau phẫu thuật. Cúi đầu có thể tăng áp lực lên mũi và khu vực xung quanh, gây ra sưng nhiều hơn và có thể gây ra chảy máu hoặc làm ảnh hưởng đến cấu trúc mũi mới. Mặc dù vậy, trong 1 – 2 tuần sau khi nâng mũi, bạn có thể cúi đầu nhẹ trong thời gian ngắn nhưng việc hạn chế cúi đầu tối đa sẽ tốt hơn cho quá trình hồi phục dáng mũi. 

Nâng mũi sau bao lâu đi được xe máy?

Việc lái xe máy sau nâng mũi hoặc tham gia giao thông có thể trở lại sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần đeo khẩu trang và tránh bụi bẩn để bảo vệ vùng mũi khỏi nhiễm trùng và không để các tác nhân bên ngoài tác động mạnh vào mũi.

Sau nâng mũi 1 tuần, bạn có thể lái xe máy nhưng cần cẩn thận, tránh các tác động từ môi trường bên ngoài
Sau nâng mũi 1 tuần, bạn có thể lái xe máy nhưng cần cẩn thận, tránh các tác động từ môi trường bên ngoài

Nâng mũi chuyên sâu – Dáng mũi đẹp bền lâu

Việc hiểu rõ thời gian nâng mũi bao lâu thì sinh hoạt bình thường đóng vai trò quan trọng, giúp dáng mũi sớm ổn định. Để rút ngắn thời gian mũi hồi phục và sớm quay lại các hoạt động sinh hoạt bình thường thì bạn hãy tuân thủ cách chăm sóc khoa học và tái khám để bác sĩ đánh giá tình trạng dáng mũi. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề nào, bạn có thể liên hệ đến hotline của Seoul Center qua số 1800 3333 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Để Phục Vụ Tốt Nhất Cho Quý Khách, Dịch Vụ Trên Được Thực Hiện Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Thẩm Mỹ Seoul Center.

Tư vấn cùng chuyên gia

Tư vấn cùng chuyên gia

Đặt lịch Đặt lịch Chi nhánh Chi nhánh Tư vấn khách hàng ngay Bác sĩ tư vấn Gọi để tư vấn Hotline Chat ngay Chat ngay
logo-white
Để lại thông tin để
logo
liên hệ với bạn nhé!
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
MIỄN PHÍ
close form
ĐẶT LỊCH HẸN

để được hỗ trợ tốt nhất.

Đặt lịch hẹn
Đặt lịch hẹn
CHỌN CHI NHÁNH

mà bạn muốn đặt lịch

Chọn khu vực

Chọn chi nhánh
Vui lòng chọn khu vực

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, 03/12/2024

Vui lòng chọn chi nhánh trước khi đặt lịch hẹn.

Bạn đang đặt hẹn vào ngày 00/00/0000 00:00
Đặt lịch hẹn thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
đăng ký ngay
Đặt lịch hẹn