Chế độ chăm sóc sau nâng mũi quyết định phần lớn đến tốc độ hồi phục. Một trong các thắc mắc mà khách hàng thường đặt ra cho bác sĩ là nâng mũi bao lâu thì được xì mũi. Bởi đây là thói quen của nhiều người và lo sợ ảnh hưởng đến kết quả sau khi nâng mũi. Tips nâng mũi sẽ giúp bạn tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nâng mũi có được xì mũi không?
Nâng mũi là giải pháp giúp thay đổi hình dáng và cấu trúc mũi cao hơn, hài hòa với tổng thể khuôn mặt. Mặc dù với phương pháp nâng mũi hiện đại ngày nay nhưng vấn ảnh hưởng đến các mô mềm ở mũi. Bởi đó mà thói quen xì mũi có thể tác động đến kết quả sau phẫu thuật.
Theo đó, các chuyên gia thẩm mỹ khuyến cáo sau khi nâng mũi không nên xì mũi để tránh những tổn thương. Người mới nâng mũi thường tiết ra nhiều dịch nhờn so với bình thường, điều này dẫn đến việc nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc ngứa mũi dễ dẫn đến cảm giác muốn xì mũi.
Bởi đó bạn nên chú ý vệ sinh mũi thường xuyên để làm sạch khoang mũi, tránh xì mũi trong giai đoạn đầu tiềm ẩn nhiều rủi ro như:
- Nâng mũi bị chảy máu phần vết thương hở và mô sụn khi vẫn chưa hồi phục.
- Lực xì mũi khiến chỉ khâu bị tuột hoặc bị đứt.
- Hắt hơi khiến sụn mũi bị lệch hoặc tụt sụn mũi gây ảnh hưởng tới kết quả sau nâng mũi.
- Dịch nhờn bị đẩy lên khoang mũi khiến cho tình trạng chảy nước mũi nghiêm trọng.
Nâng mũi bao lâu thì được xì mũi?
Với lời khuyên của bác sĩ không nên xì mũi sau khi nâng thì bạn cần biết nâng mũi bao lâu thì được xì mũi. Câu trả lời từ các chuyên gia thẩm mỹ tại Seoul Center cho biết sau nâng mũi bạn cần hạn chế xì mũi trong khoảng 7 – 10 ngày đầu. Đây là giai đoạn mũi đang trong giai đoạn hồi phục và cần được ổn định, tránh các tác động mạnh từ việc xì mũi gây ảnh hưởng đến vết thương.
Để hạn chế việc xì mũi thì bạn nên để chất nhầy và dịch nhờn chảy ra tự nhiên, sau đó dùng khăn giấy hoặc bông gạc sạch để lau nhẹ nhàng. Tránh dùng tay bịt mũi, bóp nắn để lấy dịch mũi hay dùng tay chùi và cào gãi khiến vi khuẩn xâm nhập vết thương gây nhiễm trùng.
Kể từ tuần thứ 3 – 4 thì bạn có thể được xì mũi và trở lại thói quen sinh hoạt như ngày thường. Nếu quá trình phục hồi sau nâng mũi của bạn diễn ra chậm và vẫn còn sưng đau thì có thể xì mũi sau 1 tháng, bởi khoảng thời gian 1 – 2 tháng sau nâng mũi là vết thương đã liền lại, cấu trúc mũi dần ổn định và sụn mũi đã hoàn toàn thích nghi.
Bạn vừa nâng mũi và muốn biết nâng mũi bao lâu thì sụn bám chắc để đạt được kết quả tốt nhất? Hãy khám phá ngay bài viết của chúng tôi để hiểu rõ quá trình hồi phục và những điều cần lưu ý giúp sụn nhanh chóng ổn định.
Nâng mũi bao lâu thì được ngoáy mũi?
Tương tự như câu hỏi nâng mũi bao lâu thì được xì mũi, để đảm bảo an toàn và tránh ảnh hưởng đến dáng mũi thì bạn có thể ngoáy mũi từ tháng thứ 2 sau khi phẫu thuật nâng mũi.
Lúc này mũi của bạn đã vào form và sụn mũi đã bám cố định với các mô liên kết sóng mũi, mọi người có thể ngoáy mũi bình thường mà không lo làm lệch dáng mũi. Tuy nhiên, bạn nên giữ vệ sinh tay sạch sẽ khi ngoáy mũi để tránh vi khuẩn xâm nhập.
Nâng mũi hắt xì có sao không?
Việc hắt xì sau khi nâng mũi cũng tương tự như xì mũi hay ngoáy mũi. Khách hàng không nên hắt xì hơi trong những ngày đầu khi mới nâng mũi, bởi có thể gây ra những chấn động tổn thương đến mô và niêm mạc mũi. Những cơn hắt xì kéo dài rất dễ khiến vết thương bị rách chỉ và chảy máu, thậm chí là tụt sụn mũi.
Ngoài hắt xì, nâng mũi còn có thể dẫn đến 1 số hiện tượng nghiêm trọng hơn như: nâng mũi bị kéo mắt, nâng mũi bị sưng 1 bên,… Vì vậy các bạn nên tìm hiểu cách chăm sóc an toàn sau nâng mũi để tránh để lại các biến chứng.
Hướng dẫn cách vệ sinh sau khi nâng mũi
Cách vệ sinh sau khi nâng mũi quyết định đến quá trình hồi phục và phòng ngừa các biến chứng hậu phẫu nâng mũi. Khi vệ sinh mũi bạn sẽ được bác sĩ chỉ định chuẩn bị bông y tế, tăm bông, nước muối sinh lý và thêm vào đó là dung dịch sát khuẩn.
Vệ sinh mũi trong tuần đầu tiên
Tuần đầu tiên sau nâng mũi là giai đoạn quan trọng khi chăm sóc vết thương ở mũi. Lúc này mũi rất dễ bị tổn thương và bạn nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh để mũi dính nước và vệ sinh tay sạch sẽ khi tiếp xúc vào vùng mũi. Đó là lý do mà nhiều chị em lo lắng nâng mũi bao lâu thì được xì mũi.
Đầu tiên, sử dụng tăm bông thấm dung dịch sát khuẩn rồi chấm lên xung quanh vết mổ một cách nhẹ nhàng. Tiếp theo, thấm nước muối sinh lý với bông gòn để lau sạch vùng mũi lần nữa. Cuối cùng lau khô lại bằng bông tẩy trang nhẹ nhàng.
Bạn nên duy trì cách vệ sinh mũi đều đặn 3 – 4 lần/ngày để đảm bảo mũi được sạch và thông thoáng. Kể từ ngày thứ 2, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng nước muối sinh lý để rửa nhẹ bên trong khoang mũi, tránh tế bào chết gây viêm mũi.
Chăm sóc mũi tuần thứ 2 – 3
Kể từ tuần thứ 2 sau nâng mũi, khi vết thương vẫn đang trong giai đoạn lên da non bạn cần chú ý chế độ chăm sóc và vệ sinh hợp ý. Hãy tiếp tục các bước làm sạch mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý nhằm đảm bảo da luôn được khô thoáng và sạch sẽ hơn.
Giai đoạn này có thể sử dụng kem làm mờ sẹo sau bước vệ sinh mũi. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng kem trị sẹo. Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, bôi kem dưỡng hay các loại thuốc xịt mũi khi chưa được chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Hơn nữa, mỗi khi ra ngoài bạn nên che chắn cẩn thận để ngăn mũi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời cũng như bụi bẩn và vi khuẩn từ môi trường, dễ gây kích ứng và hắt xì mũi. Tránh việc sử dụng các sản phẩm skincare chứa thành phần hóa học dễ gây kích ứng và trang điểm tác động lên dáng mũi.
Vệ sinh mũi từ tuần thứ 4 trở đi
Kể từ tuần thứ 4 trở đi, mũi đã hồi phục gần như hoàn toàn và đã vào form. Lúc này bạn chỉ cần chú ý vệ sinh đúng cách như chỉ định của bác sĩ để dáng mũi trở nên tự nhiên và hết đơ cứng. Bạn vẫn tiếp tục sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước ấm để làm sạch bên trong lẫn bên ngoài mũi một cách nhẹ nhàng. Đồng thời kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất sẽ giúp bạn có kết quả nâng mũi đẹp tự nhiên.
Những lưu ý chăm sóc sau nâng mũi an toàn tại nhà
Chú ý chế độ chăm sóc sau nâng mũi tại nhà giúp vết thương mau lành và mũi lên form đẹp hơn. Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia Seoul Center về chế độ chăm sóc bên cạnh thắc mắc nâng mũi bao lâu thì được xì mũi:
Về chế độ chăm sóc
- Đeo nẹp mũi trong tuần đầu để cố định form mũi theo chỉ định của bác sĩ.
- Để giảm sưng đay hãy uống thuốc giảm đau và chống viêm mà bác sĩ kê đơn.
- Bạn có thể chườm mát trong 1 – 3 ngày đầu sau nâng mũi để giảm sưng đau.
- Ngày thứ 4 trở đi có thể chườm ấm để làm tan máu bầm ở xung quanh mũi.
- Chú ý tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ và xuất hiện dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
Về chế độ sinh hoạt
- Tránh để nước, mồ hôi, hay các loại mỹ phẩm dính vào vết thương mũi khi chưa lành.
- Tránh sờ, nắn hay dùng tay tác động mạnh lên vùng mũi gây nhiễm trùng, chảy máu.
- Nên hạn chế đeo kính trong tháng đầu để tránh áp lực đè lên sống mũi.
- Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để bảo vệ mũi tránh ánh nắng và khói bụi.
- Tuyệt đối không vận động mạnh, xông hơi, bơi lội,… trong tháng đầu để mũi được ổn định. Vậy nâng mũi xong có được đi xe máy không? Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?
Về chế độ dinh dưỡng
- Chú ý uống đủ nước mỗi ngày ít nhất 2 lít và có thể bổ sung thêm nước ép trái cây giàu vitamin.
- Tránh đồ ăn quá cứng hoặc quá dai dễ ảnh hưởng đến quá trình nhai, tác động đến vùng mũi.
- Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, vị mặn, các chất kích thích gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương, gây viêm nhiễm.
- Kiêng khem các thực phẩm dễ kích ứng và hình thành sẹo kém thẩm mỹ ở mũi như rau muống, thịt bò, thịt gà, hải sản, trứng, đồ nếp,…
- Nên bổ sung nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất và vitamin tốt cho sức khỏe. Nhất là các loại trái cây giàu vitamin A, C, E, thêm vào đó là sữa tươi, sữa chua, các loại đậu, hạt,…
Giải đáp thắc mắc nâng mũi bao lâu thì được xì mũi đã được các chuyên gia Seoul Center chia sẻ cụ thể. Từ đó giúp bạn hạn chế thói quen xì mũi ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chế độ chăm sóc sau nâng mũi, bạn có thể liên hệ qua hotline 1800 3333 để được các bác sĩ giải đáp trực tiếp.
Bình luận bài viết