Nâng mũi là phương pháp khắc phục nhược điểm mũi thấp tẹt, thiếu cân đối đem lại cho bạn chiếc mũi đẹp, hài hòa với tổng thể gương mặt. Tuy nhiên, nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Cùng Tips nâng mũi tìm hiểu rõ hơn về thời gian có thể đi xe máy sau khi nâng mũi qua bài viết sau đây.
Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?
Sau khi thực hiện nâng mũi, vấn đề chăm sóc tại nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm đẹp. Vì vậy, khá nhiều khách hàng thắc mắc nâng mũi xong có đi xe máy được không, nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được để đảm bảo không tác động đến dáng mũi mới phẫu thuật.
Nhiều nghiên cứu y khoa đã chứng minh, bạn có thể lái xe máy sau 2 – 3 ngày đối với những phương pháp nâng mũi bình thường, không xâm lấn quá nhiều. Đặc biệt với kỹ thuật nâng mũi cấu trúc, nên tránh lái xe máy trong ít nhất 5 – 7 ngày.
Tuy nhiên, bạn nên chờ đến khi dáng mũi ổn định mới lái xe máy trở lại bởi quá trình hồi phục ở mỗi người không giống nhau. Với những người cơ địa nhạy cảm, sức khỏe yếu cần nhiều thời gian hơn để vết thương nâng mũi hồi phục. Vì vậy để đi xe máy, bạn cần nắm được nâng mũi bao lâu thì ổn định và có phương pháp chăm sóc hợp lý.
Tại sao cần hạn chế đi xe máy sau nâng mũi?
Việc tránh đi xe máy sau những ngày đầu nâng mũi là cần thiết vì sẽ giúp bạn tránh các biến chứng như:
- Tụt sụn, lệch vẹo sống mũi do mặt đường gồ ghề, sốc ổ gà. Bởi vì lúc này mũi chưa ổn định và bám chắc nên các tác động bên ngoài đều dễ khiến mũi dễ biến dạng.
- Vết thương bị đau sưng, phồng rộp, mẩn đỏ do tác động từ tia UV.
- Vùng mũi dễ gây viêm nhiễm, kéo dài thời gian hồi phục và dẫn đến nhiều biến chứng khó lường do tiếp xúc với khói bụi từ môi trường bên ngoài.
Nếu lỡ đi xe máy sau khi nâng mũi thì phải làm sao?
Sau khi nâng mũi, các bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân đi ô tô về hoặc nhờ người thân đến đón. Tuyệt đối không đi xe máy sau khi nâng mũi vì lúc này thuốc gây mê vẫn còn tác dụng, cơ thể chưa tỉnh táo hoàn toàn nên có thể dẫn đến những nguy hiểm.
Trong trường hợp lỡ đi xe máy sau khi nâng mũi, bạn cần vệ sinh vết thương cẩn thận bằng nước muối sinh lý. Theo đó, nước muối sẽ kháng khuẩn, giữ vùng mũi được sạch sẽ và hạn chế các biến chứng.
Ngoài ra, nếu trong trường hợp cấp thiết cần ra ngoài, hãy đi taxi hoặc nhờ người thân chở đi để hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn. Bạn cũng nên tuân thủ đầy đủ các chế độ ăn kiêng, sinh hoạt sau nâng mũi để đảm bảo sự an toàn, tự nhiên về sau.
Những lưu ý cần nhớ khi đi xe máy sau nâng mũi
Trên thực tế, có một số trường hợp bạn buộc phải đi xe máy ngay sau khi thẩm nâng mũi. Do đó, bên cạnh nắm được thông tin nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được, bạn cần tuân thủ một số lưu ý sau đây để giữ dáng mũi an toàn, hạn chế các rủi ro nhất có thể.
Di chuyển chậm rãi và tránh các đoạn đường gồ ghề
Nếu di chuyển trên những con đường quá nhiều ổ gà, mặt đường gồ ghề tiềm ẩn nguy cơ làm tụt sống mũi, cấu trúc mũi bị lệch. Do đó, bạn chỉ nên lái xe thật chậm để dễ dàng phản ứng trước những tình huống bất ngờ có thể gặp phải. Đừng quên tránh đi những cung đường đang xuống cấp trầm trọng, nhiều ổ gà.
Dùng khẩu trang mềm để che chắn
Mỗi khi ra đường, bạn phải chú ý đeo khẩu trang để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn tác động đến vết mổ. Không chỉ vậy, mang khẩu trang còn ngăn chặn ảnh hưởng của tia UV gây kích ứng vết thương nâng mũi.
Bạn nên chọn các loại khẩu trang từ chất liệu vải mềm mại, kích thước vừa vặn không ôm quá sát gương mặt. Ngoài đeo khẩu trang, cần chú ý thoa kem chống nắng để tăng hiệu quả bảo vệ làn da mỗi khi ra ngoài. Tuy nhiên cần lưu ý nâng mũi đeo khẩu trang được không, bao lâu thì đeo được để tránh ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi.
Không dùng các loại mũ bảo hiểm fullface
Khi đội mũ bảo hiểm ra đường, bạn không nên chọn loại mũ có thiết kế che kín gương mặt. Kiểu mũ bảo hiểm này làm mồ hôi tích tụ trên gương mặt dễ gây nhiễm trùng, kéo dài thời gian hồi phục của vết thương.
Ngoài ra, chiếc mũ bảo hiểm có thiết kế che kín toàn bộ gương mặt còn dễ gây tác động lực mạnh lên dáng mũi nếu có va chạm giao thông xảy ra. Do đó, bạn nên chọn loại mũ đội ¾ đầu từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn, tránh ảnh hưởng đến vết thương.
Tìm hiểu chi tiết: Sau nâng mũi nên ăn gì và kiêng gì để mau lành
Cách chăm sóc mũi đúng cách để có thể đi xe máy sớm
Ngoài việc kiêng đi xe máy, bác sĩ sẽ chỉ định cách chăm sóc vết thương tại nhà để dáng mũi sớm ổn định và đạt hiệu quả thẩm mỹ tối ưu:
- Không nên chạm tay vào mũi, hoặc thực hiện các hành động như gãi, nắn, bóp vùng mũi, việc này có thể làm nhiễm trùng vết thương.
- Kiêng hoạt động thể chất nặng vì điều này có thể khiến máu lưu thông mạnh, gây áp lực lên dáng mũi, dẫn đến chảy máu hoặc bầm tím.
- Kiêng uống rượu bia, cà phê, thuốc lá cho đến khi lành thương để không xuất hiện biến chứng.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì tia UV sẽ khiến vết thương bị kích ứng. Bạn nên sử dụng kem chống nắng có SPF 30 trở lên khi ra ngoài để bảo vệ da tốt hơn.
- Không nên đeo kính to, nặng vì sẽ làm áp lực lên mũi, dẫn đến sưng tấy hoặc lệch sống mũi.
- Kiêng đi bơi hoặc tắm biển vì nước trong hồ bơi hoặc biển có thể chứa vi khuẩn, gây nhiễm trùng vết thương.
- Kiêng ăn các thực phẩm gây cản trở quá trình lành thương như thịt bò, trứng, hải sản, đồ nếp, rượu bia,..
Qua bài viết này, Seoul Center đã giải đáp rõ nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được. Theo đó, bạn nên đi xe máy sau khi nâng mũi khoảng 2 – 3 ngày. Nếu trong quá trình chăm sóc hậu phẫu khi nâng mũi có bất cứ điều nào chưa rõ thì chúng ta hãy liên hệ đến Seoul Center theo hotline: 1800 3333 nhé! Nhân viên tại đây luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi ý kiến thắc mắc từ khách hàng.
Bình luận bài viết