Nấm là một nhà máy dinh dưỡng thu nhỏ chứa các dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động sống của tế bào. Ăn nấm giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, da đẹp dáng xinh. Tuy vậy, người mới nâng mũi ăn nấm được không là thắc mắc chung của nhiều tín đồ làm đẹp. Cùng Thẩm mỹ mũi giải đáp qua nội dung bài viết dưới đây.
Nâng mũi ăn nấm được không?
Các chuyên gia thẩm mỹ khuyên bạn nên ăn nấm sau khi nâng mũi để tăng khả năng hồi phục vết thương, tránh các biến chứng nguy hiểm. Từ việc phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy trong nấm chứa nhiều hợp chất giúp người mới phẫu thuật nhanh hồi phục sức khỏe.
Nấm giàu vitamin nhóm B, canxi, chất xơ, kali, protein,… nên khi bổ sung thực phẩm này làm tăng đề kháng cho cơ thể, chống lại các tình trạng viêm nhiễm. Nhờ đó, thúc đẩy vết thương nhanh lành, không để sẹo lồi thiếu thẩm mỹ.
Công dụng của nấm đối với người sau nâng mũi
Sau khi đã biết được câu trả lời nâng mũi ăn nấm được không, bạn cũng nên tìm hiểu về công dụng của nấm đối với người mới phẫu thuật. Dưới đây là lợi ích của việc ăn nấm sau nâng mũi:
Tăng đề kháng, giảm viêm nhiễm: Nấm chứa beta glucan, selen, ergothioneine là những chất có khả năng “gia cố” hàng rào miễn dịch để chống lại các phản ứng viêm trong cơ thể.
Làm chắc khỏe xương và sụn mũi: Bổ sung các món ăn chế biến từ nấm để cơ thể hấp thu protein, canxi, vitamin D có hiệu quả trong việc tái tạo xương và sụn. Nguyên tố vi lượng Selen có trong nấm cũng là thành phần quan trọng cho sự tăng sinh tế bào xương.
Thúc đẩy vết thương nhanh lành: Hàm lượng khoáng chất đồng dồi dào trong nấm thúc đẩy khả năng chuyển hóa, rút ngắn thời gian hồi phục của vết thương. Ngoài ra, Vitamin B (B5, B3 và B2) trong nấm tham gia trực tiếp vào quá trình sản sinh hồng cầu, tăng tuần hoàn máu đến các mô của vết thương. Điều này làm hạn chế nguy cơ hình thành sẹo đỏ, sẹo thâm và sẹo lõm trong giai đoạn hồi phục của vết thương.
Một số lưu ý quan trọng khi ăn nấm sau nâng mũi
Để quá trình hồi phục sau nâng mũi diễn ra nhanh chóng, cần nắm rõ một số lưu ý khi ăn nấm:
- Liều lượng: Bạn không nên ăn số lượng nấm quá lớn trong thời gian ngắn, nhất là khi cơ thể vừa mới phẫu thuật. Việc lạm dụng sẽ gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa,… Những thảo dược nấm quý như linh chi chỉ nên dùng một lượng nhỏ, từ 15-30g/ngày là đủ.
- Thời gian sử dụng: Nên ăn nấm trong bữa chính được chế biến thành dạng món canh, soup, hấp. Chú ý không ăn nấm chưa qua chế biến và khi bụng đói.
- Những loại nấm không nên ăn: Không phải loại nấm nào cũng được dùng để chế biến thành món ăn. Một số nấm chứa cực độc có thể dẫn đến tử vong mà bạn không nên ăn như nấm Deadly Dapperling, nấm webcam, nấm tán bay,…
- Những loại nấm nên ăn: Nên ăn các loại nấm hương ( chống oxy hóa), nấm bào ngư ( giảm cholesterol), nấm đùi gà ( tăng cường miễn dịch), nấm mỡ (chống oxy hóa), nấm kim châm ( giảm nguy cơ kích ứng).
- Những trường hợp không nên ăn nấm: Người mới nâng mũi có chứng đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng,… nên hạn chế ăn nấm để không bị rối loạn tiêu hóa.
Cách chế biến nấm bổ dưỡng sau nâng mũi
Nấm có thể kết hợp với các loại rau củ khác nhau như cà rốt, cà chua,… tạo ra nhiều công thức nấu ăn ngon, dinh dưỡng. Chẳng hạn như canh sườn nấm, canh nấm rơm nấu thịt, súp nấm,… Cụ thể:
Canh nấm nấu cà chua
Canh nấm nấu cà chua là món ăn bổ dưỡng, thanh đạm dành cho người sau nâng mũi. Món ăn mang hương vị thanh mát, chứa dưỡng chất cần thiết cho quá trình hồi phục vết thương.
Nguyên liệu:
- Nấm rơm: 100g;
- Cà chua: 2 quả;
- Hành tím: 1 củ;
- Hành lá, ngò rí: vài nhánh;
- Gia vị cơ bản: bột ngọt, hạt nêm, hạt tiêu, muối;
Cách chế biến:
- Sơ chế nguyên liệu: Nấm và cà chua rửa sạch, để ráo. Cà chua cắt hình múi cau, nấm cắt đôi. Hành tím làm sạch rồi băm nhuyễn. Rửa sạch hành lá và ngò rí.
- Nấu canh nấm: Đặt nồi lên bếp, thêm 1 muỗng canh dầu ăn rồi phi thơm với hành tím. Cho cà chua vào đảo đến khi chín thì thêm 300 – 500ml nước vào nồi. Đến khi hỗn hợp sôi thì nêm gia vị gồm một ít hạt nêm, bột ngọt, muối và tiêu.
- Hoàn thành: Cho nấm vào nồi nấu thêm 5 phút thì tắt bếp, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Thêm một ít hành lá, ngò rí để trang trí món ăn là hoàn thành.
Làm súp nấm
Súp nấm cũng là món ăn ngon mà người sau nâng mũi có thể bổ sung để tăng nhanh thời gian hồi phục cho vết mổ. Món ăn này vừa đủ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật lại vừa ngon miệng.
Nguyên liệu:
- Nấm tươi tùy ý: 250g;
- Nước hầm xương: 400ml;
- Bột năng: 3 muỗng canh;
- Gia vị: Muối, tiêu xay, hạt nêm;
- Rau mùi thơm: vài cây;
- Hành tây: 1 củ;
Cách chế biến:
- Sơ chế các nguyên liệu: Nấm làm sạch, cắt lát. Hành tây bóc vỏ, cắt múi cau. Rau mùi bỏ gốc và rửa sạch.
- Đặt nồi lớn lên bếp, thêm nước dùng vào nồi và đun rôi. Sau đó cho hành tây cùng nấm vào nồi nấu từ 10 – 15 phút để các nguyên liệu chín mềm.
- Xay nhuyễn hỗn hợp trong máy xay rồi cho vào nồi. Bật lửa để sôi liu riu và cho từ từ hỗn hợp bột năng vào nồi, đồng thời khuấy đều tay.
- Đun ở lửa nhỏ cho súp trong nồi cô đặc là được. Bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và thêm một ít ngò trang trí trên bề mặt là hoàn thành.
Canh sườn heo nấu nấm và rau củ quả
Đây là món ăn bổ dưỡng dành cho người mới nâng mũi làm đẹp. Sườn heo nấu nấm và rau củ quả mang vị ngọt tự nhiên, ăn thanh mát và góp phần cải thiện sức khỏe, tăng miễn dịch cho cơ thể.
Nguyên liệu:
- Sườn heo: 300g;
- Nấm tùy ý: 150g;
- Rau củ quả: Cà rốt, bắp;
- Hành tím: 1 củ;
- Gia vị cơ bản: dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm, tiêu;
Cách chế biến:
- Sườn heo rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng trong 10 phút, chần qua nước sôi để khử mùi tanh. Rửa lại với nước sạch, để ráo.
- Băm nhỏ hành tím và phi thơm với một ít dầu ăn, sau đó cho sườn heo vào nồi cùng 500ml nước. Hầm cho mềm trong 30 phút.
- Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi thêm bắp, cà rốt vào ninh tiếp trong 20 phút. Tiếp theo cho nấm vào nấu thêm 10 phút là tắt bếp.
- Cho một ít hành ngò lên bề mặt để trang trí món ăn.
Quan tâm đến việc nâng mũi ăn bắp được không? Hãy nhấp vào đây để tìm hiểu chi tiết về chế độ ăn uống sau phẫu thuật và cách chăm sóc tốt nhất để đảm bảo kết quả hoàn hảo cho mũi của bạn.
Ngoài nấm, sau nâng mũi nên ăn gì?
Ngoài nâng mũi ăn được nấm thì bạn cũng nên tăng cường thêm các loại thực phẩm dưới đây để cơ thể nhanh hồi phục, tăng sức khỏe, cụ thể:
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E như cam, dâu tây, cà chua, bơ, các loại hạt dinh dưỡng,… Vậy sau nâng mũi nên kiêng ăn hoa quả gì?
- Những rau xanh như cải xoăn, cải kale, súp lơ xanh, khoai môn, khoai tây,…
- Các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, đậu nành, sữa chua,…
- Luôn uống đủ nước cơ thể cần từ 1,5 – 2 lít nước/ngày hoặc bổ sung tùy theo thể trạng từng người.
- Ngoài ra, bạn nên kiêng ăn thịt bò, đồ nếp, hải sản cũng như các chất kích thích là rượu bia, thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến khả năng hồi phục vết thương, gây nguy cơ sẹo lồi, thâm sạm da.
Giải đáp nâng mũi ăn nấm được không giúp bạn xây dựng được thực đơn cho người mới nâng mũi khoa học, đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể. Ngoài nấm, bạn nên chăm sóc đúng cách vết thương và bổ sung thêm các thực phẩm mà Seoul Center gợi ý ở trên để có được chiếc mũi đẹp như mong đợi.
Bình luận bài viết