Sau nâng mũi, chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng quyết định đến 30% kết quả thẩm mỹ. Bởi đó, nhiều người thắc mắc nâng mũi ăn mì tôm được không bởi đây là món ăn quen thuộc. Tips nâng mũi sẽ giải đáp thắc mắc và đưa ra lời khuyên bao lâu ăn mì tôm được sau phẫu thuật nâng mũi.
Nâng mũi ăn mì tôm được không?
Mì tôm không phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe, trong mì tôm chứa nhiều chất béo, thành phần phụ gia, chất bảo quản, muối,… ảnh hưởng đến sức khoẻ, tăng cholesterol trong máu. Do đó, đối với người vừa phẫu thuật nâng mũi được khuyến cáo không nên ăn mì tôm dù ít hay nhiều.
Những thành phần có trong mì tôm tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi sau nâng mũi. Đặc biệt, lượng muối trong mì tôm cao hơn 1.8 lần so với nhu cầu cơ thể khiến vết thương mũi lâu lành, viêm nhiễm, sưng tấy, gây xuất huyết và xảy ra dị ứng.
Trong giai đoạn phục hồi, đặc biệt là trong 2-3 tuần đầu tiên sau nâng mũi, bác sĩ thường khuyến nghị nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn và chứa chất bảo quản như mì tôm để tránh những tác hại cho sức khoẻ và rút ngắn thời gian hồi phục.
Tác hại khi ăn mì tôm sau nâng mũi
Với giải đáp nâng mũi ăn mì tôm được không là không nên từ các chuyên gia Seoul Center. Bạn cần biết một số tác hại tiềm ẩn khi ăn mì tôm sau phẫu thuật nâng mũi có thể xảy ra như sau:
Ăn mì gói khiến mũi lâu lành
Hầu hết các loại mì tôm thường chứa lượng muối và chất béo cao, những thành phần này dễ làm tăng các phản ứng như huyết áp cao, xuất huyết, nhiễm trùng, làm chậm quá trình hồi phục sau nâng mũi. Muối là thành phần dễ gây sưng và phù nề vết thương, trong khi đó chất béo cao trong mì tôm cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ bệnh nhân.
Ăn mì tôm dễ chảy dịch mũi, xuất huyết
Mì tôm thường có các gói gia vị với lượng muối cao và vị cay nồng. Khi sử dụng các gói gia vị này trong mì tôm và chế biến ở nhiệt độ cao khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, gây chảy nhiều dịch mũi. Điều này dễ gây nhiễm trùng và tăng nguy cơ xuất huyết sau phẫu thuật nâng mũi.
Tăng nguy cơ dị ứng sụn mũi
Mì tôm chứa các thành phần như chất bảo quản và hương liệu nhân tạo, ngoài ra còn có các thành phần như tôm khô, bò khô,… Những chất này dễ gây kích thích và dị ứng, đặc biệt đối với những người có cơ địa nhạy cảm. Do đó bạn không nên ăn mì tôm sau nâng mũi để tránh nguy cơ dị ứng chất liệu sụn, sưng viêm và đào thải sụn ra khỏi cơ thể.
Dễ gây mẩn ngứa, nổi mụn
Các loại mì tôm được nhiều người yêu thích chứa các chất tạo mùi và gia vị cay nóng. Khi ăn mì tôm lúc mới phẫu thuật nâng mũi, những thành phần này có thể gây kích ứng da, gây mẩn ngứa và nổi mụn. Từ đó làm khó chịu và đau nhức vết thương, kéo dài thời gian hồi phục sau phẫu thuật. Đó cũng là lý do mà nhiều người lo lắng nâng mũi ăn mì tôm được không.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Mì tôm với thành phần chính là chất béo và carbohydrate, chứa ít chất dinh dưỡng để cung cấp cho bữa ăn. Nếu bạn ăn mì tôm sau nâng mũi và thay thế cho bữa ăn chính thì sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng, không đủ năng lượng hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và lành vết thương ở mũi.
Với những tác hại khi ăn mì tôm sau nâng mũi, trong giai đoạn phục hồi bạn nên hạn chế ăn mì tôm. Cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật để giúp dáng mũi nhanh chóng ổn định và đảm bảo sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng thực đơn cho người mới nâng mũi 7 ngày để đảm bảo an toàn cho quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
Nâng mũi bao lâu được ăn mì tôm?
Bên cạnh câu trả lời nâng mũi ăn mì tôm được không, bạn cần biết bao lâu ăn mì tôm được. Theo đó, thời gian để ăn mì tôm lại sau phẫu thuật nâng mũi được các bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo từ 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, một số cơ địa nhạy cảm có thể kéo dài thời gian kiêng khem sau nâng mũi. Do đó, tốt nhất bạn nên kiêng ăn mì tôm ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật nâng mũi. Sau khi vết thương hồi phục và dáng mũi ổn định bạn có thể ăn mì tôm trở lại.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn ăn mì tôm trong giai đoạn phục hồi sau nâng mũi, hãy cân nhắc về loại mì tôm và lượng mì tiêu thụ. Sau 2 – 3 tuần nâng mũi, bạn nên ăn các loại mì tôm chưa qua chế biến, chứa hàm lượng chất béo và muối thấp nhất có thể. Bên cạnh đó, không nên ăn mì tôm nhiều lần trong một ngày, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các nguồn protein tốt để hỗ trợ quá trình phục hồi sau nâng mũi.
Seoul Center đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nâng mũi có ăn mì tôm được không. Đây là thực phẩm chứa nhiều muối và thành phần phụ gia không tốt cho sức khỏe. Bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho quá trình lành thương và tái tạo tế bào mới giúp mũi mau chóng ổn định.
Bình luận bài viết