“Cắt mí có được ăn nước tương không?” là một trong những chủ đề nhiều chị em quan tâm sau khi thực hiện tiểu phẫu tạo nếp 2 mí. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn hậu phẫu có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả làm đẹp, giảm nguy cơ xảy ra biến chứng. Cùng Tips cắt mí tìm câu trả lời để giải đáp cho thắc mắc trên.
Thành phần của nước tương gồm những gì?
Nước tương (hay còn gọi là xì dầu) được sản xuất với các nguyên liệu chính là đậu nành, lúa mì, muối và chất lên men. Trong thành phần của nước tương bao gồm:
- Hàm lượng đạm và muối khá cao (920mg natri chiếm khoảng 38% giá trị so với lượng tiêu thụ hàng ngày).
- Các loại acid amin, vitamin B và carbohydrate với hàm lượng lớn.
Với các thành phần dinh dưỡng trên, nước tương là một trong những gia vị quen thuộc có lợi cho sức khỏe con người. Gia vị này là lựa chọn phù hợp với các đối tượng đang mắc bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường,… Hương vị của nước tương đậm đà có thể giúp các món ăn chay thêm hấp dẫn hơn.
Cắt mí có được ăn nước tương không?
Khi mới cắt mí, các chuyên gia thẩm mỹ luôn khuyến cáo nên tránh ăn nước tương trong giai đoạn hậu phẫu. Vị mặn của nước tương có thể gây sẹo lồi và làm vết thương trên mí mắt loang lổ, không đều màu, thậm chí sưng mủ, viêm nhiễm.
Trên thực tế, nước tương mang lại nguồn dinh dưỡng khá cao, tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy vị của nước tương không quá mặn nhưng gia vị này lại chứa hàm lượng muối lớn.
Theo thống kê, lượng muối trong nước tương chiếm 35% giá trị dinh dưỡng. Do đó, bạn chỉ nên dùng tối đa 35ml nước tương mỗi ngày.
Chính vì vậy, những người có cơ địa hay dị ứng nên hạn chế ăn nước tương (xì dầu). Lý do tại sao sau cắt mí không nên ăn nước tương bởi:
- Nguyên liệu sản xuất nước tương là lúa mì với thành phần gluten cao. Hoạt chất này có thể gây dị ứng với các triệu chứng như ngứa ngáy vùng da xung quanh vết thương hoặc phát ban.
- Nước tương còn có thành phần histamin, tyramine… làm tăng nguy cơ biến chứng, khiến mí mắt nổi mẩn đỏ.
- Ngoài ra, nếu ăn nước tương trong giai đoạn hậu phẫu có thể làm mí mắt bị thâm sạm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Ngoài nước tương, nhiều chị em cũng thắc mắc cắt mí ăn đậu phụ được không, cắt mí ăn khoai lang được không bởi đây là 2 thực phẩm chứa nhiều vitamin B và A, rất tốt cho sức khỏe.
Cắt mí kiêng nước tương bao lâu là được?
Để mí mắt vào nếp đều và đẹp, bạn nên tránh ăn nước tương trong vòng 1 – 2 tuần kể từ khi tiến hành tiểu phẫu. Đây là lưu ý cần nhớ bên cạnh “Cắt mí có được ăn nước tương không?”.
Sau khoảng thời gian này, chị em có thể ăn nước tương như bình thường. Tuy nhiên, cần dựa vào cơ địa và quá trình hồi phục để xác định thời điểm có thể ăn nước tương trở lại.
Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định đưa nước tương vào thực đơn hàng ngày. Sau khi thăm khám, chuyên gia sẽ nắm rõ tình trạng hồi phục của vết thương, từ đó đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
Các loại gia vị khác cần kiêng sau khi cắt mí?
Bên cạnh nắm rõ “Cắt mí có được ăn nước tương không?”, bạn cũng cần tránh một số loại nước chấm khác có hàm lượng đạm cao, vị cay nóng như nước mắm, mắm tôm, mắm nêm,… Cụ thể một số loại nước chấm nên hạn chế sau khi thực hiện cắt mí gồm:
Cắt mí ăn nước mắm được không?
Đối với những người mới thực hiện tiểu phẫu cắt mí, các chuyên gia thẩm mỹ khuyên bạn không nên ăn nước mắm. Nguyên nhân bởi thành phần chính của nước mắm là cá biển làm vết thương dễ kích ứng, kèm theo nhiều triệu chứng như ngứa ngáy, mẩn đỏ, thâm sạm, kéo dài thời gian hồi phục.
Vậy nên kiêng ăn nước mắm trong bao lâu? Thời gian kiêng ăn nước mắm phụ thuộc vào thể trạng của từng người.
Những bạn có cơ địa lành tính nên kiêng ít nhất 1 – 2 tuần tới khi vết thương ổn định. Nhưng với cơ địa khó hồi phục cần tránh ăn nước mắm tối thiểu 1 tháng bên cạnh nắm rõ “Cắt mí có được ăn nước tương không?”.
Cắt mí ăn mắm tôm được không?
Theo các bác sĩ thẩm mỹ, mắm tôm chính là một trong những gia vị tuyệt đối không được sử dụng sau khi mới cắt mí xong. Mắm tôm có thành phần chính là tôm, rất giàu đạm, có vị tanh khiến cho làn da xung quanh vùng cắt mí bầm tím, tạo sẹo lồi và hồi phục chậm.
Thời gian kiêng ăn mắm tôm tối thiểu là 2 – 3 tháng. Sau khi cắt 2 mí, da vẫn chưa hồi phục, áp dụng chế độ kiêng cữ phù hợp sẽ giúp mí mắt đều, cân xứng như mong muốn của bạn.
Cắt mí ăn mắm nêm được không?
Theo chia sẻ từ nhiều chuyên gia, sau khi cắt mí bạn nên kiêng mắm nêm ít nhất 3 – 4 tuần. Mắm nêm có thành phần chính là cá dễ gây ra dị ứng cho vết thương hở, với những triệu chứng như ngứa, sưng đỏ, sưng mủ. Thậm chí, với những người có cơ địa hay dị ứng, da sẽ xuất hiện các nốt mề đay rất khó chịu.
Không chỉ như vậy, mắm nêm chứa hàm lượng canxi rất lớn. Khi cơ thể đang gặp phải tổn thương, toàn bộ lượng canxi trong mắm nêm không thể hấp thu hết gây tình trạng tích tụ canxi dẫn đến sỏi thận, sỏi mật,…
>> Chia sẻ kinh nghiệm cắt mí từ A – Z
Kiêng ăn các loại gia vị có tính cay
Các loại gia vị có tính cay nóng như sa tế, gừng, ớt,… có thể làm cơ thể gặp phải tình trạng nóng trong. Đây là tình trạng làm các mạch máu giãn nở quá mức khiến vết thương sưng tấy, chảy máu và nặng nề hơn là nhiễm trùng.
Do đó, bạn hãy kiêng các gia vị có tính cay nóng khi chế biến món ăn hàng ngày sau khi vừa cắt mí. Thời gian kiêng tốt nhất khoảng 2-3 tuần để mí liền da hoàn toàn, vào nếp được như ý.
Cùng nghe chuyên gia tư vấn cách chăm sóc sau cắt mí
Chế độ dinh dưỡng sau cắt mí khoa học
Song song với việc hiểu rõ “Cắt mí có được ăn nước tương không?”, bạn cũng cần áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo bổ sung đủ chất cho cơ thể. Đạm hay các chế phẩm từ sữa đều tác động tích cực đến quá trình hồi phục vết thương mí mắt.
Các thực phẩm giàu đạm
Các nguồn đạm thực vật tốt cho sức khỏe, thúc đẩy vết thương trên nếp mí nhanh liền da. Một số loại rau củ với hàm lượng đạm cao bạn nên tham khảo gồm: các loại đậu, đậu phụ, nấm, hạt bí đỏ, hạt điều, măng tây, cải bó xôi, cải thìa, cải xoăn, củ cải đường, bông cải xanh, cải chíp…
Cùng với đó, bạn hãy kết hợp các loại rau, củ với thịt giàu đạm để đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới. Thịt lớn có hàm lượng collagen cao rút ngắn thời gian làm lành vết thương hở, đảm bảo không gây sẹo lồi.
Các sản phẩm từ sữa
Trong các chế phẩm từ sữa ví dụ như: phô mai, sữa chua có chứa nhiều vi sinh vật đường ruột góp phần nâng cao hệ miễn dịch, cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Do đó, sữa và các chế phẩm làm từ sữa chính là giải pháp hoàn hảo để tăng sức đề kháng cho cơ thể và rút ngắn thời gian hồi phục mí mắt.
Cùng với đó, trong sữa còn chứa các protein hoạt tính như lysozyme, lactoferrin. Đây là các chất có tác dụng chống viêm rất tốt, hạn chế tình trạng nhiễm trùng, tránh được các biến chứng sau tiểu phẫu mí và làm lành mí nhanh chóng.
Với những thông tin trên, mong rằng đã mang đến những kiến thức bổ ích để bạn đọc trả lời được câu hỏi cắt mí có được ăn nước tương không và những loại gia vị cần tránh ăn sau cắt mí là gì. Từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để hạn chế tình trạng sưng viêm, hình thành sẹo lồi hay thâm tốt nhất sau khi cắt mí, để mí mắt vào nếp đều và đẹp tự nhiên!
Bình luận bài viết