Sau khi phun môi, không ít người gặp phải tình trạng sưng tấy, đau nhức hoặc thậm chí viêm nhiễm, khiến câu hỏi “Phun môi có phải uống thuốc kháng sinh không?” trở nên phổ biến. Việc dùng thuốc sai cách có thể gây tác dụng phụ, nhưng bỏ qua lại khiến môi lâu lành hoặc để lại biến chứng. Bài viết này Kiến thức phun môi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc, cũng như cách chăm sóc môi tại nhà sau phun xăm.
Phun môi có phải uống thuốc kháng sinh không?
Sau phun môi có thể phải uống thuốc kháng sinh trong trường hợp môi bị viêm, xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng. Đây cũng là thắc mắc phổ biến của nhiều người khi đặt câu hỏi “Phun môi có phải uống thuốc kháng sinh không?”.
Trên thực tế, việc dùng thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng môi của mỗi người. Thông thường, sau phun môi, bạn có thể gặp hiện tượng sưng nhẹ, đau rát hoặc khô môi. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể và sẽ thuyên giảm sau vài ngày, nếu được chăm sóc đúng cách. Trong trường hợp này, bạn không cần uống thuốc kháng sinh, chỉ cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc tại nhà từ chuyên viên thẩm mỹ.
Tuy nhiên, nếu sau 2 – 3 ngày mà môi sưng tấy nhiều hơn, đau nhức kéo dài hoặc xuất hiện vùng đỏ rực, kèm cảm giác nóng rát, thì đây có thể là dấu hiệu môi bị viêm nhiễm. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh liều nhẹ, để phòng ngừa nhiễm trùng lan rộng. Nhưng việc dùng thuốc vẫn cần sự đánh giá chuyên môn, bạn không nên tự ý dùng thuốc tại nhà để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Trường hợp nghiêm trọng hơn là khi môi có biểu hiện nhiễm trùng rõ rệt như mưng mủ, chảy dịch vàng, thâm tím bất thường hoặc có mùi khó chịu. Lúc này, việc uống thuốc kháng sinh là bắt buộc, vì vi khuẩn đã xâm nhập và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Trong tình huống này, bạn cần đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
Dấu hiệu viêm nhiễm sau khi phun xăm
Sau khi phun môi thẩm mỹ, hiện tượng môi sưng nhẹ, khô hoặc bong vảy là phản ứng bình thường của cơ thể và sẽ dần cải thiện sau vài ngày. Thế nhưng, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu dưới đây, rất có thể môi đã bị viêm nhiễm và cần khắc phục kịp thời.
- Môi sưng to bất thường, kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu giảm.
- Cảm giác đau nhức dữ dội, kèm theo nóng rát quanh vùng môi.
- Môi chuyển màu đỏ đậm, thâm tím, thậm chí chảy dịch vàng hoặc mủ.
- Xuất hiện mùi lạ, kèm cảm giác ngứa hoặc nổi mẩn quanh miệng.
- Có dấu hiệu sốt nhẹ và cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
Khi xuất hiện những trường hợp này, việc sử dụng thuốc là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc mà không có hướng dẫn có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Trải nghiệm phun môi an toàn tại thẩm mỹ viện Seoul Center tránh viêm nhiễm.
Các loại thuốc kháng sinh thường dùng sau phun môi
Ngoài việc chăm sóc đúng cách tại nhà, một số trường hợp cần sử dụng thuốc để hỗ trợ quá trình hồi phục sau phun môi. Tuỳ vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc kháng sinh sau phun môi, kết hợp với thuốc giảm đau hay kháng viêm. Việc dùng thuốc đúng cách giúp ngăn ngừa rủi ro viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình tái tạo.
- Alpha Choay: Đây là loại thuốc kháng viêm thường được chỉ định, để hỗ trợ giảm sưng và phù nề sau các can thiệp thẩm mỹ như phun môi.
- Cephalexin (Cefalexin): Nếu môi có dấu hiệu nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn Cephalexin để kiểm soát viêm nhiễm. Việc sử dụng kháng sinh cần đúng liều lượng và tuân theo chỉ định để tránh nguy cơ kháng thuốc.
- Acyclovir: Loại thuốc này được sử dụng khi có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm loét miệng. Acyclovir giúp kiểm soát tổn thương và ngăn ngừa lây lan.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Các loại thuốc như Ibuprofen (Advil) hoặc Naproxen (Aleve) có tác dụng giảm viêm và đau. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chống chỉ định người có tiền sử bị loét dạ dày, suy gan hoặc tim mạch… Vì vậy cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.
- Paracetamol: Đây là thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến và thường được sử dụng nếu cảm thấy đau rát nhẹ. Paracetamol lành tính hơn so với NSAIDs và thường được ưu tiên nếu người dùng có vấn đề về dạ dày.
- Antihistamines (Thuốc chống dị ứng): Một số người có thể bị dị ứng như ngứa, nổi mẩn hoặc sưng nhẹ sau phun xăm. Khi đó, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc chống dị ứng như Cetirizine (Zyrtec), Loratadin (Claritin) để làm dịu triệu chứng.
Cách chăm sóc môi tại nhà sau khi phun xăm
Chăm sóc môi đúng cách sau khi phun xăm không chỉ giúp môi nhanh lành, mà còn hạn chế rủi ro viêm nhiễm hay lên màu không đều. Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc môi tại nhà:
- Giữ vệ sinh môi: Bạn nên vệ sinh vùng môi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Dùng bông sạch thấm nhẹ, tránh chà xát mạnh. Không sử dụng các sản phẩm có cồn vì có thể khiến môi bị kích ứng.
- Dưỡng ẩm cho môi: Dưỡng môi bằng sản phẩm chuyên dụng được chuyên gia đề nghị, giúp môi mềm mại, hỗ trợ quá trình bong vảy và lên đều màu.
- Tránh sờ hoặc cọ xát môi: Hạn chế tối đa việc chạm tay vào môi, nhất là khi tay chưa sạch. Tuyệt đối không gãi, chà hoặc bóc vảy môi bằng tay.
- Kiêng ăn thực phẩm cay, nóng: Những thực phẩm này có thể làm môi sưng đau, ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp: Ánh nắng có thể khiến môi bị thâm hoặc lên màu không đều. Nên che chắn kĩ hoặc sử dụng kem chống nắng môi chuyên dụng.
- Hạn chế vận động mạnh: Các hoạt động thể lực cường độ cao dễ làm môi đổ mồ hôi nhiều, khiến môi ẩm ướt và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không để môi tiếp xúc với nước: Trong khoảng 7 – 10 ngày đầu, bạn cần giữ môi khô ráo. Tránh uống nước nóng và kiêng tắm biển, hồ bơi.
- Không dùng mỹ phẩm lên môi: Không bôi son, kem dưỡng hay bất kỳ sản phẩm trang điểm nào lên môi. Chỉ nên sử dụng những sản phẩm chuyên dụng mà bác sĩ chỉ định, cho đến khi môi phục hồi hoàn toàn.
Những lưu ý sau khi phun môi
Ngoài việc thắc mắc phun môi có cần phải uống thuốc kháng sinh không, bạn không nên bỏ qua những lưu ý quan trọng sau phun xăm môi.
Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, việc dùng sai cách có thể gây ngộ độc, dị ứng hoặc khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, lạm dụng thuốc kháng sinh còn dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp và kéo dài hơn.
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau phun môi, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn thay vì tự xử lý tại nhà. Việc tuân thủ đúng hướng dẫn về vệ sinh, chăm sóc và sử dụng thuốc sẽ đảm bảo an toàn, hiệu quả và hạn chế nhiều rủi ro không mong muốn.
Chú ý chế độ chăm sóc và dinh dưỡng
Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi. Nên kiêng các thực phẩm dễ gây sẹo như thịt bò, hải sản, rau muống, trứng… Đồng thời, tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin, để tăng cường sức đề kháng, giúp môi nhanh lành và lên màu đẹp tự nhiên.
Một số câu hỏi thường gặp sau phun xăm môi
Sau khi phun xăm, không ít người vẫn còn nhiều thắc mắc liên quan đến quá trình chăm sóc và phục hồi. Việc hiểu rõ các vấn đề thường gặp, sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ đôi môi, đảm bảo kết quả thẩm mỹ như mong muốn. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến được nhiều người quan tâm.
Xăm môi bị nổi mụn nước uống thuốc gì?
Sau khi phun xăm môi, một số người có thể xuất hiện mụn nước li ti quanh viền môi. Đây có thể là dấu hiệu dị ứng, nhiễm trùng, viêm da hoặc virus Herpes. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc thực hiện ở cơ sở không uy tín, không thay kim mới hoặc sử dụng mực phun kém chất lượng.
Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi như Acyclovir, Nano Bạc, Banzosali hoặc Benzac AC để kiểm soát tình trạng. Bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị nếu không có hướng dẫn từ chuyên gia, vì có thể làm môi tổn thương nghiêm trọng hơn.
Phun môi có được uống thuốc giảm cân không?
Việc sử dụng thuốc giảm cân nên được hạn chế hoặc tạm ngưng sau phun xăm. Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết, gây khô môi, khiến môi bong tróc hoặc khó lên màu như mong muốn. Ngoài ra, nếu thuốc giảm cân có chứa chất lợi tiểu mạnh, cơ thể dễ mất nước, dẫn đến môi khô nứt kéo dài. Vì vậy, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào sau can thiệp thẩm mỹ.
Dặm môi lần 2 có cần uống thuốc không?
Sau khi dặm môi, bạn vẫn có thể gặp các phản ứng sưng nhẹ, khô hay bong vảy. Nếu quá trình hồi phục diễn ra bình thường, bạn không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng kéo dài, đỏ tấy hay chảy dịch. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh, để hỗ trợ môi phục hồi nhanh và lên màu đẹp hơn. Quan trọng hơn hết là không nên tự ý dùng thuốc, mà cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.
Phun môi không uống thuốc có sao không?
Trên thực tế, phun môi không bắt buộc phải uống thuốc. Nếu bạn không có dấu hiệu viêm nhiễm hay phản ứng bất thường, chỉ cần chăm sóc đúng cách, giữ vệ sinh và dưỡng ẩm đầy đủ, môi có thể phục hồi tự nhiên mà không cần dùng đến kháng sinh hay thuốc hỗ trợ.
Tuy nhiên, nếu thấy môi sưng đau kéo dài, có mủ hay đau nhức, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời. Lúc này, việc dùng thuốc sẽ giúp ngăn biến chứng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp rõ “Phun môi có phải uống thuốc kháng sinh không?”, đồng thời biết cách nhận biết dấu hiệu viêm nhiễm và chăm sóc môi hiệu quả. Việc sử dụng thuốc kháng sinh còn phụ thuộc vào tình trạng hồi phục và chỉ định từ bác sĩ. Thay vì chủ quan tự xử lý tại nhà, bạn nên chú trọng chăm sóc đúng cách, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý để môi nhanh lành, lên màu chuẩn và giữ được vẻ đẹp lâu dài.
Bình luận bài viết