Bữa ăn với nhiều loại rau xanh được cho là thực đơn lý tưởng phù hợp với những bạn gái vừa thực hiện xăm môi. Tuy nhiên, do các thông tin không đề cập chi tiết từng loại rau nên có không ít người thắc mắc về vấn đề này, tiêu biểu như xăm môi có được ăn rau ngót không? Cùng Seoul Center tìm hiểu đáp án qua bài viết sau.
Xăm môi có được ăn rau ngót không?
Rau ngót có gây hại cho chị em vừa xăm môi?
Rau ngót là loại rau quen thuộc thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của người Việt Nam. Vậy xăm môi có ăn được rau ngót không?
Theo các chuyên gia thẩm mỹ cho biết bạn hoàn toàn có thể ăn rau ngót sau khi xăm môi. Thành phần trong rau ngót rất có lợi cho quá trình hồi phục vết thương mà không gây kích ứng, cụ thể như sau:
- Vitamin A: Trong 100gr rau ngót chứa đến 6mg vitamin A. Hợp chất này sẽ giúp củng cố lớp trên cùng của biểu bì, chống lại những yếu tố có hại như bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào môi. Nhờ vitamin A, quá trình môi đóng vảy sẽ diễn ra nhanh và cải thiện một số khuyết điểm khác của môi như nhiều rãnh nhăn, môi khô ráp,…
- Vitamin C: Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh collagen và elastin, giúp môi hồi phục nhanh và có độ căng mọng đàn hồi. Bên cạnh đó, vitamin C cũng bảo vệ môi khỏi những tác động của tia UV, ngăn chặn sự hình thành của hắc sắc tố gây thâm môi và giúp màu xăm lên chuẩn đẹp hơn.
Vitamin C trong rau ngót giúp môi lên màu đẹp hơn
- Protein thực vật: Chất protein của rau ngót là dạng thực vật lành tính và không gây ra tình trạng thừa đạm như một số loại thực phẩm khác. Thành phần này vô cùng có lợi cho chị em xăm môi. Nhờ có protein, tế bào da sẽ được khôi phục tái tạo, giúp môi bong vảy nhanh chóng và rút ngắn thời gian phục hồi vùng xăm.
- Thành phần kẽm: Sau khi xăm môi, trên bề mặt biểu bì thường có vết thương hở với kích cỡ nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được. Ăn rau ngót sau khi xăm môi sẽ làm giảm nguy cơ vết thương mắc phải các biến chứng như nhiễm trùng, nổi mụn vì thành phần kẽm trong nó. Kẽm là một chất diệt khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả.
Rau ngót chứa nhiều kẽm giúp giảm khả năng bị nhiễm trùng
Cách ăn rau ngót sau khi xăm môi
Vậy là bạn đã biết xăm môi có được ăn rau ngót không. Loại rau này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn phù hợp với chị em vừa thực hiện phương pháp làm đẹp này. Để rau ngót có thể phát huy tối đa tác dụng của nó, bạn hãy chú ý một số thông tin như sau trong lúc chế biến:
- Lựa chọn rau ngót sạch từ điểm bán hàng uy tín. Chú ý lá rau ngót phải cứng và mỏng, tốt nhất là mua rau đóng gói trong bao bì và có dán nhãn an toàn. Không mua các loại rau lá dày nhưng xoăn, mềm vì đó là rau đã bị hỏng.
- Rửa sạch rau và ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút trước khi chế biến. Chú ý bỏ phần cuống lá cũng như những lá quá già vì chúng thường chứa lượng xơ không cần thiết và cũng không còn giá trị dinh dưỡng.
Bỏ phần lá già và cuống rau
- Rau ngót bắt buộc phải nấu thật chín chứ không thể ăn sống như một số loại rau khác. Nếu không, các chất trong rau ngót rất dễ chuyển hóa thành chất độc khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa trong dạ dày.
- Nếu sử dụng rau ngót để nấu canh, bạn chú ý không để nước rau nóng dính vào môi quá lâu trong khi ăn vì dễ khiến môi đau rát và nhiễm trùng. Tốt nhất bạn nên lấy phần rau để riêng cho nguội bớt và ăn từng miếng nhỏ
- Những trường hợp đang mắc chứng mất ngủ, đang bị hạ canxi thì không nên ăn rau ngót vì dễ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, thành phần papaverin trong rau ngót khiến tử cung co bóp, gây đau bụng nên các bạn gái trong kỳ kinh nguyệt cũng không nên ăn loại rau này.
Bạn gái trong kỳ kinh nguyệt ăn rau ngót dễ đau bụng
Một số loại rau khác nên ăn sau khi xăm môi
Ngoài rau ngót ra, còn rất nhiều loại rau khác bạn có thể ăn sau khi xăm môi để giúp vết thương mau lành và giúp màu mực lên rõ ràng hơn. Seoul Center gửi bạn danh sách một vài loại rau dễ tìm mua và chế biến như sau:
- Rau má: Có tác dụng tăng tuần hoàn máu và dưỡng ẩm nhẹ nhàng cho môi. Bên cạnh đó, nhờ chứa nhiều hoạt chất Saponin nên rau má là trợ thủ đắc lực trong việc hỗ trợ các sợi mô tế bào của môi liên kết và khôi phục.
- Rau chân vịt: Màu xanh đậm của loại rau này hình thành do lượng vitamin A, C, B, K cũng như khoáng chất dồi dào chứa trong nó. Rau chân vịt là thực phẩm làm đẹp từ sâu bên trong, giúp môi xăm lành và lên chuẩn màu. Măng cũng chứa nhiều hàm lượng vitamin A, C, K vậy xăm môi ăn măng được không?
- Bắp cải tím: Loại thực phẩm này được yêu thích vì chứa nhiều nước và các chất chống oxy hóa rất tốt. Nhờ đó, bắp cải tím sẽ cải thiện triệt để các tình trạng như thâm môi, môi khô và có nhiều rãnh nhăn. Vậy xăm môi có ăn được dưa chua không?
NGHE CHUYÊN GIA TƯ VẤN CÁC LOẠI THỰC PHẨM CÓ THỂ ĂN SAU XĂM MÔI
Giải đáp câu hỏi liên quan đến chế độ dinh dưỡng sau xăm môi
Bên cạnh vấn đề xăm môi có được ăn rau ngót không, nhiều khách hàng khi đến xăm môi tại Seoul Center cũng băn khoăn một số vấn đề khác về việc ăn uống sau khi làm đẹp.
Không nên ăn rau gì sau khi xăm môi?
Tuy đa số các loại rau đều chứa nhiều chất xơ và vitamin rất tốt, nhưng bạn cần tránh ăn rau muống và rau lang trong khoảng thời gian này. Nhựa của hai loại rau này sẽ khiến vùng môi bị mưng mủ, dễ dẫn đến nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, rau muống và rau lang có thành phần gây tăng sinh collagen. Các sợi collagen bị ép hình thành quá nhanh nên sẽ đứt gãy, vùng da non bị nhô lên cao và khiến môi bị sẹo lồi, ảnh hưởng đến kết quả phun xăm.
Rau muống gây tăng sinh collagen và để lại sẹo lồi
Xăm môi ăn khoai tây được không?
Khoai tây là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, protein và chất xơ tốt cho sức khỏe cũng như hỗ trợ lành môi sau xăm. Bạn có thể ăn khoai tây sau khi xăm môi nhưng lưu ý chỉ nên chế biến bằng cách luộc hoặc hấp. Trước khi ăn, nên cắt khoai thành từng miếng nhỏ và để nguội, tránh chạm vào môi gây bỏng.
Ngoài ra, không nên ăn khoai tây đã mọc mầm hoặc các loại khoai tây chiên, khoai tây đóng gói,… vì thành phần dinh dưỡng của chúng đã bị hao hụt.
Xăm môi có ăn được ớt chuông không?
Theo các chuyên gia, bạn có thể ăn ớt chuông sau xăm môi. Bạn nên ưu tiên ớt chuông đỏ và ớt chuông vàng. Những loại ớt này không cay nên không gây hại cho môi, hơn nữa các sắc tố màu đỏ và vàng của chúng sẽ hỗ trợ cho môi lên màu tốt hơn.
Ớt chuông là loại thực phẩm nên ăn sau xăm môi
Xăm môi ăn bí đỏ, bí xanh được không?
Câu trả lời là CÓ. Trong bí đỏ chứa đến 49% vitamin K và 19% vitamin C. Với hàm lượng vitamin phong phú và không hề có chất gây kích ứng, ảnh hưởng đến quá trình lành thương nên bí đỏ là một sự lựa chọn lý tưởng cho chị em vừa xăm môi xong.
Bí đỏ không thể ăn sống vì các thành phần dinh dưỡng rất dễ chuyển hóa thành chất độc khi đi vào cơ thể. Bạn hãy lựa chọn bí đỏ không biến đổi gen (non-GMO) và nấu thật chín trước khi ăn.
Trong bí đỏ chứa nhiều vitamin K và C
Seoul Center hy vọng bạn đã có câu trả lời cho vấn đề xăm môi có được ăn rau ngót không cũng như trang bị cho mình những thông tin cần thiết trước khi xăm môi. Nếu mong muốn cải thiện khuyết điểm đôi môi bằng phương pháp phun xăm, hãy gọi ngay cho Seoul Center ngay qua hotline 1800 3333 để được tư vấn.
Bình luận bài viết