Trong quy trình phun xăm, chuyên viên thường sử dụng thuốc ủ tê để giúp khách hàng tránh cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, có một số thắc mắc liệu thuốc ủ tê xăm môi có hại không? Để giúp khách hàng yên tâm làm đẹp và tránh gặp các biến chứng nguy hiểm khi phun xăm, chuyên gia của Mẹo phun xăm đã giải đáp chi tiết qua bài viết sau.
Các thành phần trong thuốc ủ tê
Thuốc ủ tê xăm môi chứa nhiều thành phần hoạt chất giúp giảm đau và hỗ trợ quá trình xăm môi diễn ra thuận lợi. Dưới đây là những thành phần chính thường có trong các sản phẩm này:
Hoạt chất gây tê bề mặt:
Một số hoạt chất phổ biến bao gồm:
- Procaine: Là chất gây tê cục bộ, có khả năng ngăn chặn tín hiệu đau truyền từ dây thần kinh đến não, giúp người dùng cảm thấy dễ chịu hơn.
- Lidocaine: Một hoạt chất gây tê mạnh và thường được sử dụng trong các sản phẩm thuốc tê. Lidocaine hoạt động hiệu quả bằng cách ức chế hoạt động của dây thần kinh, ngăn chúng gửi tín hiệu đau lên não.
- Cocaine: Là chất gây tê mạnh, nhưng hiện nay ít được sử dụng do nguy cơ gây nghiện. Lidocaine và Procaine thường được ưa chuộng hơn nhờ tính an toàn cao.
- Chất gây co mạch (Vasoconstrictors): Thành phần này giúp co các mạch máu nhỏ trên bề mặt da, làm giảm chảy máu và tiết dịch trong quá trình xăm môi. Nhờ đó, vùng môi trở nên sạch hơn, tạo điều kiện để kỹ thuật viên dễ dàng quan sát và đi kim chính xác hơn, đảm bảo màu lên đều và đẹp.
Chất bảo quản và hương liệu: Một số sản phẩm còn chứa parabens, sulfates hoặc các loại hương liệu để ổn định và bảo quản sản phẩm. Tuy nhiên, các thành phần này có thể gây ra phản ứng phụ như mẩn đỏ, sưng tấy hoặc ngứa ngáy đối với những người có cơ địa nhạy cảm.
Những thành phần trên góp phần quan trọng vào hiệu quả của thuốc ủ tê xăm môi, nhưng cần chọn sản phẩm uy tín và phù hợp để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Tại sao xăm môi phải ủ thuốc tê?
Xăm môi là một thủ thuật xâm lấn, trong đó kim xăm sẽ được dùng để đưa mực xăm vào lớp thượng bì và trung bì của da môi. Quá trình này có thể gây đau đớn cho khách hàng, đặc biệt là ở những vùng da có nhiều dây thần kinh như viền môi. Chính vì thế, các chuyên viên phun xăm thường thoa thuốc ủ tê để giúp giảm đau cho khách hàng trong quá trình xăm môi.
Thuốc ủ tê là loại thuốc có tác dụng làm tê liệt các dây thần kinh ở vùng được bôi thuốc tạm thời, từ đó làm mất cảm giác đau, nóng, lạnh. Thuốc tê thường được sử dụng trong các thủ thuật y tế, phẫu thuật, hoặc nha khoa để giúp người bệnh không cảm thấy đau đớn.
Thông thường, thuốc tê sẽ được bôi lên môi của khách hàng trước khi xăm khoảng 30-60 phút. Sau thời gian ủ tê, thuốc tê sẽ phát huy tác dụng và giúp khách hàng không còn cảm thấy đau đớn khi xăm môi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp khách hàng có thể bị dị ứng với thuốc tê. Do đó, trước khi xăm môi, khách hàng cần được kiểm tra xem có bị dị ứng với thuốc tê hay không.
Thuốc ủ tê xăm môi có hại không?
Thuốc ủ tê xăm môi là sản phẩm y tế không gây hại được kiểm chứng về độ an toàn, đã được FDA chứng nhận sử dụng trong Y khoa. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cơ thể, khách hàng cần được ủ tê đúng liều lượng và thực hiện đúng kỹ thuật. Đặc biệt, bạn cần đảm bảo sử dụng loại thuốc tê có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không chứa các thành phần gây hại cho làn da.
Một số tác hại thường gặp khi sử dụng thuốc ủ tê không đúng cách như:
- Thành mạch co quá mức
Khi sử dụng thuốc tê quá mạnh, thành mạch sẽ bị co quá mức, lúc này da môi sẽ khó tiếp nhận mực, vì thế kỹ thuật viên cần sử dụng lực mạnh, đi kim sâu dưới tầng trung bì, hạ bì để mực bám dính vào môi. Lúc này, mô mềm ở môi đã chịu tác động sâu nhưng không xuất hiện các biểu hiện bị tổn thương vì thành mạch vẫn còn co.
Sau khi kết thúc liệu trình, thành mạch giãn nở, lớp biểu bì môi sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu và nước mô nhiều. Điều này dẫn đến việc hình thành một lớp vảy dày, khi bong tróc sẽ kéo theo hầu hết lớp mực khiến môi không có màu như mong đợi.
- Môi bị chai tê
Đây là tình trạng khi môi bị co thành mạch quá mức do sử dụng thuốc tê quá mạnh hoặc quá lạm dụng thuốc. Lúc này, kỹ thuật viên sử dụng lực mạnh cũng không thể giúp môi bám màu.
- Cháy tê
Cháy tê là tình trạng môi không còn độ đàn hồi như thông thường. Điều này ảnh hưởng đến kết quả phun xăm vì môi dễ bị rách, bợt và khiến da sau bong không có mực.
- Môi bị sậm màu, kém thẩm mỹ
Môi khi bị cháy cho sử dụng thuốc tê quá mạnh sẽ bị sẫm màu, thâm đen. Tình trạng này có thể kéo dài rất lâu và rất khó để lên màu tươi tắn như mong đợi.
Thông thường, hiệu quả giảm đau của thuốc tê có tác dụng trong vòng 1 giờ nên kỹ thuật viên cần thao tác chuẩn xác và tỉ mỉ trong khung thời gian này để khách hàng không cảm thấy đau khi phun xăm. Nếu thời gian phun xăm từ 1,5 – 2 tiếng, khách hàng sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện.
Một số câu hỏi liên quan về thuốc ủ tê xăm môi
Ngoài câu hỏi thuốc ủ tê xăm môi có hại không, nhiều người còn có nhiều thắc mắc liên quan đến việc sử dụng thuốc ủ tê cần được giải đáp. Phần nội dung dưới đây có thể sẽ cho bạn đáp án hoàn hảo nhất.
Ủ thuốc tê khi xăm môi có ảnh hưởng thai nhi không?
Đối với các mẹ bầu, khi xăm môi, kỹ thuật viên thường sử dụng thuốc tê Lidocain để giảm đau, thuốc tê này sẽ tan trong vòng 60 – 90 phút. Hiện nay, chưa có nghiên cứu ghi nhận hoạt chất này gây hại cho sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp xuất hiện tình trạng phản ứng dị ứng với thuốc dẫn đến hạ huyết áp, khó thở, sốc phản vệ,… Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu không nên thực hiện xăm môi trong quá trình mang thai để đảm bảo an toàn.
Bị ngộ độc và dị ứng thuốc tê sẽ gây nguy cơ gì?
- Khi bị ngộ độc với thuốc gây tê phun xăm, bạn có thể xuất hiện các biểu hiện như: đau đầu, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, mắt mờ, lưỡi và môi bị tê. Một số trường hợp nặng hơn có thể bị co giật, nôn, hôn mê hoặc mất ý thức.
- Biểu hiện của dị ứng thuốc ủ tê phun xăm như: nổi ban, sưng phù, viêm da. Trường hợp nặng sẽ bị dị ứng toàn thân kèm theo tình trạng co thắt phế quản, trụy tim mạch,…
Để tránh những tác hại nguy hiểm, trước khi phun xăm bạn hãy nhờ đến sự thăm khám của chuyên gia về tình trạng môi và vấn đề sức khỏe của mình. Đặc biệt, bạn cần chọn địa chỉ phun môi uy tín để an tâm làm đẹp.
Qua bài viết này, chúng ra đã làm rõ thắc mắc thuốc ủ tê xăm môi có hại không. Loại thuốc này được đánh giá là an toàn và không gây hại. Tuy nhiên, nếu bạn phun xăm ở những đơn vị kém uy tín và sử dụng thuốc ủ tê kém chất lượng thì có thể đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, hãy sáng suốt lựa chọn người bạn đồng hành đáng tin cậy để có được đôi môi hoàn hảo nhất!
Bình luận bài viết