Tình trạng vỡ túi ngực xuất hiện do các nguyên nhân khác nhau như túi độn “dởm” hoặc bác sĩ làm tổn thương phần vỏ túi. Theo các bác sĩ, đến một giai đoạn cần thiết thì chúng ta sẽ cần kiểm tra tình trạng ngực sau nâng. Vậy khi nào cần kiểm tra và nếu túi độn bị vỡ thì cách điều trị ra sao? Hãy cùng chuyên mục Thẩm Mỹ Ngực của chúng tôi tìm hiểu rõ vấn đề này trong bài viết sau đây.
Bạn biết gì về hiện tượng vỡ túi ngực?
Túi ngực là chất liệu tổng hợp được sử dụng để tăng kích cỡ vòng 1. Cấu tạo của túi bao gồm phần vỏ và phần ruột, trong đó phần vỏ có thành phần chính là silicone, còn phần ruột bên trong chứa chất gel đặc hoặc nước muối sinh lý NaCl.
Vỡ túi nâng ngực được hiểu là túi ngực bị vỡ dẫn đến gel bên trong rò rỉ và chảy từ từ ra. Hiện tượng này bao gồm vỡ túi độn ngực bên trong bao (chiếm 85%) và vỡ túi ngực bên ngoài bao (chiếm khoảng 15%).
Theo tổ chức FDA Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 30% trường hợp bị vỡ túi độn ngực được phát hiện qua khám lâm sàng. Đây là những trường hợp vỡ ngoài bao do đường viền của túi ngực thay đổi. Còn vỡ túi độn trong bao rất khó xác định qua thăm khám lâm sàng bởi đường bờ của túi không thay đổi.
Túi ngực có dễ vỡ không?
Theo các bác sĩ thẩm mỹ, nếu sử dụng loại túi độn ngực có chất lượng tốt, được FDA chứng nhận an toàn thì không dễ bị vỡ. Trên thực tế, trong điều kiện bình thường, túi ngực tồn tại lâu dài và có khi là vĩnh viễn.
Vỡ túi ngực chỉ xảy ra do tai nạn, chấn thương làm cho túi ngực bị đâm thủng hoặc kỹ thuật nâng ngực không đúng cách, một số trường hợp gặp hội chứng tiết dịch khoang muộn làm rách túi. Ngoài ra, theo thời gian dáng ngực có thể bị xô lệch, chảy xệ và không còn giữ được sự săn chắc, do đó các chị em cũng cần chỉnh sửa lại.
Nguyên nhân túi ngực bị vỡ
Như đã nêu trên, tình trạng vỡ túi độn ngực không xuất hiện quá thường xuyên. Đặc biệt, với công nghệ thẩm mỹ nâng ngực hiện đại như ngày nay thì biểu hiện này rất khó xảy ra, chỉ trừ một vài nguyên nhân sau đây gây nên:
Sang chấn cấp tính
Khi tai nạn, chấn thương xảy ra, túi ngực bị đâm thủng do vật nhọn cũng là nguyên nhân gây vỡ túi ngực. Hoặc trong quá trình bác sĩ sinh thiết tại mô tuyến vú vô tình đâm thủng túi ngực.
Kỹ thuật nâng ngực
Trong quá trình bóc tách tạo khoang ngực và đặt túi ngực vào bên trong, bác sĩ nhồi nhét quá mức làm tổn thương vỏ túi. Hoặc kích thước khoang ngực không đủ, đặt túi ngực vào bị gấp dẫn đến tình trạng vỡ sau thời gian sử dụng.
Hội chứng tiết dịch khoang muộn
Trên thế giới ghi nhận có 12 trường hợp mắc hội chứng này gây ra tình trạng vỡ túi độn ngực. Được biết, đây là hiện tượng co bao xơ trong cơ thể làm biến dạng bầu ngực tạo ra nếp gấp và ngày càng hằn sâu theo thời gian cho đến khi bị rách.
Túi độn kém chất lượng
Có nhiều trường hợp nâng ngực thành công nhưng sau một khoảng thời gian vẫn xảy ra vỡ túi độn bên trong bao. Nguyên nhân là do sử dụng túi kém chất lượng, không đạt chứng nhận trên 10 năm của các tổ chức y khoa uy tín trên thế giới.
Dấu hiệu vỡ túi ngực
Dấu hiệu vỡ túi độn ngực dễ dàng nhận biết thông qua những triệu chứng như: Bầu ngực xẹp bất thường, kích thước ngực thay đổi, ngực sưng to và đau nhức. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào loại túi nâng sử dụng mà có biểu hiện khác nhau, cụ thể:
Trường hợp sử dụng túi nước biển
Sau khi túi bị vỡ, bầu ngực sẽ xẹp xuống và thay đổi về mặt kích thước. Đối với những trường hợp này thì thông qua khám lâm sàng, các bác sĩ có thể nhận biết được tình trạng vỡ túi độn ngực.
Trường hợp sử dụng túi nâng ngực gel silicone
Loại túi độn này rất khó nhận biết khi bị vỡ bởi túi có kết cấu ổn định, không bị rò rỉ ra bên ngoài, ngay cả khi có lực tác động. Những trường hợp này có thể gọi là “vỡ túi âm thầm” và phải thông qua siêu âm vú, chụp MRI mới phát hiện ra.
Nên làm gì để phòng ngừa túi ngực bị vỡ?
Để đảm bảo an toàn cho bản thân sau khi nâng ngực, bạn nên thực hiện tầm soát ngực định kỳ hàng năm, siêu âm vú và thăm khám ngay nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng lạ.
- Thực hiện tầm soát định kỳ ngực hàng năm để được kiểm tra, thăm khám tình trạng túi độn trong khoang ngực
- Kết hợp siêu âm ngực và chụp nhũ ảnh nếu có chi định của bác sĩ
- Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng lạ liên quan tình trạng ngực, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được kiểm tra.
Cách điều trị vỡ túi ngực được khuyến cáo
Túi ngực bị vỡ, dù là vỡ bên trong bao hoặc ngoài bao cũng cần phải loại bỏ. Nếu không xử lý kịp thời thì rất có thể xảy ra tình trạng tương tác với các mô xung quanh ngực, silicon bị rò rỉ đến các hạch bạch huyết cục bộ.
Trong trường hợp bầu ngực không có triệu chứng vỡ túi ngực thì vẫn có thể cân nhắc việc thực hiện. Tuy nhiên, cần phải thăm khám chính xác để bác sĩ đánh giá tình trạng và mức độ bị ảnh hưởng về lâu dài, nguy cơ gặp biến chứng.
Tình trạng túi ngực bị vỡ trong bao thì sẽ được điều trị bằng cách phẫu thuật tháo bỏ bao túi ngực và cần thiết thực hiện khi bị vôi hóa. Nếu đã làm sạch silicone thì bác sĩ có thể không loại bỏ bao xơ. Trái lại, nếu silicone vẫn có tồn đọng thì bác sĩ sẽ làm sạch hoàn toàn silicone đã bị thâm nhập bằng cách cắt bỏ bao xơ.
Nếu vỡ túi độn ngực ngoài bao thì có thể cần phải phẫu thuật nhiều lần để xử lý toàn bộ silicon bị rò rỉ ra ngoài. Với những trường hợp này, việc phẫu thuật đặt túi độn mới sẽ chậm hơn để hình dạng tuyến vú được ổn định.
Khi nào nên kiểm tra vỡ túi ngực?
Tình trạng vỡ túi độn có thể diễn ra âm thầm, do đó các bác sĩ khuyến cáo các khách hàng hãy kiểm tra định kỳ bằng các phương pháp chuẩn y khoa. Những trường hợp sau 3 năm phẫu thuật nâng ngực đặt túi độn silicon nên thực hiện MRI vú và sau đó là 2 năm/lần.
Theo thống kê, cứ 5 người phẫu thuật nâng ngực, trong vòng 10 năm thì có 1 người phải lấy túi ngực ra. Có trường hợp nâng ngực khoảng 1- 3 tháng đầu bị vỡ túi bên ngoài chủ yếu liên quan đến kỹ thuật nâng ngực, một số trường hợp khác là 5 năm hoặc 10 năm xuất hiện triệu chứng túi ngực bị vỡ. Chính vì thế, bất kể khi nào bầu ngực có dấu hiệu bất thường, túi độn có dấu hiệu bị vỡ thì bạn nên nhanh chóng đi kiểm tra để được thăm khám, chẩn đoán tình trạng túi độn càng sớm càng tốt
Các cách chẩn đoán túi ngực bị vỡ
Hiện nay, các bác sĩ thường ứng dụng 3 hình thức chẩn đoán tình trạng túi ngực trong khoang ngực gồm: chẩn đoán nhũ ảnh, siêu âm và chụp MRI ngực
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp nhũ ảnh rất khó để phát hiện ra túi ngực bị vỡ, đặc biệt là túi ngực dạng gel, kể cả vỡ túi silicone trong bao cũng khó cho kết quả. Tuy nhiên, chụp nhũ ảnh cũng rất có lợi trong việc xác định mô vú bị tổn thương.
- Siêu âm: Thực hiện siêu âm có thể thấy được tình trạng vỡ túi độn, silicone thoát ra ngoài bao vào trong mô tuyến vú. Trong khi đó, túi ngực bình thường sẽ không phản hồi kết quả thông qua siêu âm.
- Chụp MRI: Đây được xem là phương pháp có độ nhạy cao nhất, có thể xác định được chính xác tình trạng vỡ túi độn bao gồm cả vỡ trong bao và vỡ ngoài bao. Việc sử dụng hình ảnh đa mặt phẳng có thể phân biệt được dấu hiệu của các nếp gấp hoặc có bị vỡ túi độn hay chưa.
Các cách chăm sóc túi ngực trên cơ thể
Chăm sóc ngực đúng cách sẽ giúp bạn duy trì hiệu quả thẩm mỹ dáng ngực và thời gian sử dụng túi độn bền bỉ, lâu dài theo năm tháng. Mặc áo định hình ngực sau nâng, tránh để vết thương tiếp xúc với nước, thay đổi tư thế ngủ, thói quen ăn uống, sinh hoạt,… là một trong những cách chăm sóc túi ngực trên cơ thể hiệu quả.
- Sau nâng ngực, cần tránh để vết thương tiếp xúc với nước, hóa chất tẩy rửa, xà phòng trong ít nhất 3 – 5 ngày đầu tiên
- Nên có chế độ nghỉ dưỡng tại nhà để cơ thể có thời gian hồi phục
- Mặc áo định hình ngực sau nâng ít nhất 2 tháng theo đúng chỉ định bác sĩ
- Không mặc các loại áo ngực có gọng trong suốt 6 tuần đầu sau nâng ngực
- Điều chỉnh tư thế ngủ sau nâng ngực hợp lý, nên kê đầu cao để tránh các thói quen ngủ nghiêng, ngủ sấp mặt ảnh hưởng đến dáng ngực
- Thay đổi thực đơn ăn uống lành mạnh, uống đủ 2 lít nước lọc/ ngày, bổ sung cho cơ thể đầy đủ rau xanh, trái cây, vitamin,..
- Kiêng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng vết thương hở sau nâng ngực vì khiến vết thương lâu lành, dễ để lại sẹo như: thịt bò, thịt gà, hải sản, rau muống,..
- Kiêng các loại nước ngọt có gas, nước tăng lực, cà phê, trà,.. sau khi thực hiện nâng ngực
- Hạn chế tham gia các hoạt động thể thao, vận động mạnh sau nâng ngực vì dễ làm ảnh hưởng túi độn
Vỡ túi ngực là một biến chứng không mong muốn trong phẫu thuật nâng ngực, bởi sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo khách hàng nên kiểm tra ngực định kỳ để xem túi ngực có bị vỡ hay không. Bên cạnh đó, khi nhận biết được các triệu chứng túi ngực vỡ thì nên áp dụng các cách điều trị. Hy vọng với những gì mà Thẩm mỹ viện Seoul Center chia sẻ đã giúp bạn bổ sung thêm thông tin cần thiết cho mình!
Bình luận bài viết