Củng mạc mắt chiếm đến 4/5 nhãn cầu có nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Mỗi khi mắt bị viêm củng mạc thì chúng ta sẽ quan sát nhận thấy phần lòng trắng mắt có những tia đỏ. Biểu hiện các bệnh liên quan đến tình trạng này cũng thường xuyên gặp phải nên tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa ngay sau đây nhé!

Cấu tạo củng mạc mắt
Bộ phận này còn được hiểu là phần lòng trắng mắt, đây là một lớp màng trắng cứng mà chúng ta có thể quan sát được, chiếm đến 80% bề mặt nhãn cầu. Bộ phận này kéo dài từ giác mạc đến tận sau mắt.
Cấu tạo của củng mạc là các mô liên kết dày đặc với chủ mô – lớp giữa của giác mạc được tạo thành từ các sợi collagen xếp thành từng bó với độ dày từ 0.3mm – 1.0mm. Nhờ chủ mô mà giác mạc dày nuôi dưỡng nhãn cầu mắt và đây cũng là thành phần chính của giác mạc.

Bên cạnh đó, cấu tạo của bộ phận này còn các bộ phận như rìa củng mạc là điểm nối giữa lòng trắng mắt với giác mạc. Thượng củng mạc là một lớp mô mỏng ở đỉnh, có thể nhận biết được các mạch máu xuyên qua lớp kết mạc làm nhiệm vụ nuôi dưỡng lòng trắng mắt. Ở lớp dưới là hắc mạc nằm giữa lòng trắng mắt với võng mạc giúp nuôi dưỡng mắt khỏe mạnh.
Chức năng của bộ phận này là giúp cho mắt tránh những tổn thương do ngoại lực tác động nhờ vào sự liên kết của các sợi collagen chắc chắn, đồng thời duy trì hình dạng của nhãn cầu mắt. Ngoài ra, lòng trắng mắt còn giúp cho các cơ mắt kiểm soát sự vận động điều khiển hoạt động của mắt.
Viêm củng mạc là gì?
Viêm củng mạc là tình trạng viêm nhiễm tế bào mà biểu hiện của bệnh là lòng trắng mắt bị đỏ rát gây đau mắt. Theo các bác sĩ chia sẻ có một số bệnh lý liên quan những trường hợp bị viêm như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, bệnh viêm ruột, bệnh u hạt Wegener…

Nguyên nhân viêm củng mạc
Được biết, bệnh này diễn ra ở nhiều người và trong những độ tuổi khác nhau, thường là từ 40 tuổi trở lên. Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam và hiếm khi xảy ra ở trẻ em, bệnh cũng không mang tính di truyền.
Bệnh viêm củng mạc có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
- Theo giả thuyết đặt ra, bệnh này là do tế bào T của hệ thống miễn dịch tạo ra. Chúng hoạt động theo cơ chế tấn công các mầm bệnh như vi sinh vật, nhưng cũng đồng thời chuyển sang tấn công các tế bào củng mạc dẫn đến viêm tế bào.
- Như đã nêu trên, tình trạng này còn đi kèm với các bệnh như viêm khớp thấp, nhiễm trùng mắt, tai nạn tổn thương mắt không được chữa trị, hội chứng Sjogren, lupus ban đỏ hệ thống…
- Đây là dấu hiệu hoặc là sự tái phát của bệnh lý viêm mạch máu hệ thống, một loại bệnh có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng. Cần được chữa trị kịp thời để tránh gây biến chứng đến mắt.

Dấu hiệu viêm củng mạc
Viêm củng mạc có biểu hiện khá rõ rệt, mắt sẽ đau nhức, không chỉ là vùng mắt mà còn đau các khu vực lân cận gây khó khăn trong sinh hoạt, nhất là khi ngủ. Ngoài ra, triệu chứng viêm lòng mắt thấy rõ hơn nữa là lòng mắt đỏ, đau nhức nghiêm trọng do dây thần kinh trong bộ phận này bị viêm, có thể phá hủy.
Mắt đỏ thường tập trung ở vùng khe mi hoặc cả phần lòng trắng. Bên cạnh đó, phần hắc mạc sẽ có màu xám xanh kèm theo những triệu chứng khác như chảy nước mắt, cảm giác sợ ánh sáng. Sau mỗi lần mắt bị viêm củng mạc, các sợi collagen sẽ sắp xếp lại nên phần lòng trắng có phần trong suốt. Tuy nhiên, nếu viêm nặng thì đồng tử có thể bị co lại và dẫn đến cận thị.

Triệu chứng viêm củng mạc mắt phụ thuộc vào loại viêm, cụ thể là viêm củng mạc trước chiếm hơn 90% và viêm củng mạc sau. Mỗi loại viêm đều có các đặc điểm đặc trưng như sau:
Viêm củng mạc trước
Viêm củng mạc trước cũng được chia theo 2 dạng là viêm nốt và viêm tỏa lan. Trong đó, dạng viêm nốt không hoại tử và viêm lan tỏa có hoại tử. Viêm củng mạc trước chiếm phần lớn có biểu hiện phù, đỏ chỉ sau vài giờ và giảm dần biểu hiện sau khoảng 5 ngày.
Còn dạng viêm nốt sẽ mất hẳn sau khoảng 4 – 6 tuần. Thông thường các đợt viêm sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng có thể tái phát một bên mắt hoặc bên còn lại.
Viêm củng mạc sau
Viêm củng mạc sau xuất hiện ít hơn và có biểu hiện đau dữ dội. Mặc dù tình trạng bệnh ít khi xảy ra nhưng khi đã bệnh sẽ có nguy cơ khiến mắt gặp phải những vấn đề như mắc bệnh võng mạc, tăng nhãn áp…
Do đó, khi thăm khám, bác sĩ cần thực hiện chụp cắt lớp, chụp mạch huỳnh quang, siêu âm B… để theo dõi, đánh giá tình trạng và mức độ viêm để có kết luận chính xác nhằm khắc phục kịp thời.
Bệnh viêm củng mạc có nguy hiểm và gây biến chứng hay không?
Bệnh viêm giác mạc có thể xảy ra các biến chứng, đặc biệt là trong quá trình viêm có thể dẫn đến nguy cơ như:
- Mỏng giác mạc chu biên
- Viêm giác mạc
- Loét giác mạc chu biên
- Thủng giác mạc
- Viêm màng bồ đào
- Glocom
Trong đó, biến chứng viêm màng bồ đào diễn ra ở giai đoạn sau của viêm củng mạc và có nhiều mức độ khác nhau. Đây là một biến chứng khá nguy hiểm có thể gây mù lòa và tăng nhãn áp. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ làm teo nhãn cầu và nguy cơ cao sẽ bị mù lòa.

Bên cạnh đó, trường hợp glocom cũng có nguy cơ bị mù lòa cao, xếp thứ 3 sau đục thủy tinh thể. Bệnh có thể làm tổn thương dây thần kinh ở mắt và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm tăng áp lực nhãn áp, dây thần kinh bị tổn thương và ảnh hưởng đến thị lực.
Cách điều trị bệnh viêm củng mạc hiện nay
Viêm củng mạc khi phát hiện sớm có thể điều trị và dễ dàng khắc phục bằng các phương pháp y khoa. Do vậy, mắt có những biểu hiện bệnh, sưng đỏ thì nên đến bệnh viện thăm khám sớm. Có 2 cách ngăn chặn tình trạng biến chứng tình trạng viêm mắt bao gồm:
- Điều trị nội khoa: Những ai viêm củng mạc dạng nốt dùng thuốc dạng steroid, còn những trường hợp viêm dạng lan tỏa có hoại tử, đau nhức, viêm đỏ được chỉ định dùng thuốc corticoid toàn thân để ngăn ngừa tình trạng. Nếu sử dụng thuốc không hiệu quả thì sẽ dùng ức chế miễn dịch mạnh hơn.
- Điều trị ngoại khoa: Tình trạng viêm củng mạc được ngăn chặn bằng cách phẫu thuật chiếm con số nhỏ ít xảy ra. Nhưng nếu tình trạng viêm có hoại tử với những biến chứng nặng có khả năng làm hủy hoại nhãn cần thì cần phải kiểm soát quá trình viêm và được bác sĩ chẩn đoán chính xác trước khi phẫu thuật.

Qua những gì trình bày, chắc hẳn chúng ta đã biết củng mạc là một bộ phận quan trọng của đôi mắt. Không chỉ góp phần tăng tính thẩm mỹ mà còn bảo vệ mắt trước những tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, bộ phận này lại rất dễ bị nhiễm khuẩn gây viêm nên cần chăm sóc kỹ càng để tránh những biến chứng. Hãy cố gắng vệ sinh và tránh xa bụi bẩn, ánh nắng để giữ cho bạn có đôi mắt sáng khỏe nhé!
TÌM HIỂU NHIỀU HƠN VỀ SEOUL CENTER
(*) Tự hào là thẩm mỹ viện lớn nhất Sài Gòn.
Bình luận cho bài viết