Được biết tế bào gốc có thể chữa trị một số căn bệnh và dùng trong lĩnh vực thẩm mỹ mang lại hiệu quả cao. Mặc dù, được áp dụng rộng rãi nhưng tế bào gốc được lấy từ đâu thì ít người biết được tường tận. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy xem những thông tin hữu ích dưới đây nhé!
Tế bào gốc là gì?
Cụ thể, tế bào gốc là một loại tế bào đặc biệt có thể phát triển thành tế bào mới, khác với các loại tế bào trong cơ thể con người. Trước khi biết được tế bào gốc được lấy từ đâu, chúng ta hãy tìm hiểu chi tiết về cấu tạo tế bào gốc.
Được biết, cơ thể của con người có nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi tế bào sẽ có chức năng riêng, chẳng hạn tế bào hồng cầu, tế bào máu, tế bào não, tế bào cơ… Trong đó, chỉ có tế bào gốc là có thể phân chia hình thành nhiều tế bào con trong điều kiện thích hợp.
Tế bào con tiếp tục phát triển trở thành tế bào gốc mới hoặc được biệt hóa với các nhiệm vụ riêng. Do đó, tế bào gốc được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học để chữa trị các căn bệnh, thay thế các tế bào bị tổn thương trong cơ thể.
Phân loại tế bào gốc hiện nay
Tế bào gốc được lấy từ đâu là thắc mắc của nhiều người. Để hiểu hơn về nguồn gốc của vấn đề này, chúng ta cần biết tế bào gốc được chia thành những loại như sau:
- Tế bào tự thân phôi
- Tế bào tự thân thai
- Tế bào tự thân dây rốn
- Tế bào tự thân trưởng thành
Các loại tế bào gốc có chức năng thay thế các mô, tế bào già cỗi và bị tổn thương nên dùng trong điều trị bệnh. Tế bào mới được thay thế giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Hiện nay, tại các cơ sở bệnh viện đang lấy tế bào gốc từ người trưởng thành mà bỏ qua việc lấy tế bào gốc từ phôi thai.
Tế bào gốc có nhiệm vụ gì?
Ngoài thắc mắc tế bào gốc được lấy từ đâu, chắc hẳn nhiều người sẽ muốn biết tế bào gốc có nhiệm vụ gì. Như đã nêu trên, tế bào gốc được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực y học. Tại Bệnh viện Huyết học và truyền máu TpHCM là nơi đi đầu trong việc lấy bào gốc để trị bệnh.
Đến hiện nay, tại Việt Nam có nhiều bệnh viện đã ứng dụng giúp chữa trị bệnh thành công. Các mô tế bào bị tổn thương có thể dùng tế bào gốc để tái tạo lại các mô, hỗ trợ vết thương mau chóng phục hồi. Trong lĩnh vực thẩm mỹ, tế bào gốc được dùng để trẻ hóa làn da và phục hồi những tổn thương, lấp đầy vùng sẹo, xóa nếp nhăn, se khít lỗ chân lông…
Trên thế giới, có đến cả hàng trăm các chứng bệnh được điều trị nhờ ứng dụng tế bào gốc. Chẳng những thế, tại nhiều quốc gia tiên tiến còn tiếp tục nghiên cứu và phát triển để tận dụng những lợi ích từ tế bào gốc.
Tế bào gốc được lấy từ đâu?
Theo các nghiên cứu, tế bào gốc được lấy từ những nguồn như phôi thai, tế bào gốc trưởng thành, tế bào gốc thai. Mỗi nguồn có những khác biệt cụ thể như sau:
Tế bào gốc phôi
Tế bào gốc phôi được nhận bởi sự đồng ý hiến tặng, đến từ trứng được thụ tinh trong ống nghiệm tại các phòng khám, nhưng không dùng để cấy vào tử cung của phụ nữ. Tế bào gốc này có thể sống và phát triển trong ống nghiệm hoặc đĩa petri.
Những tế bào gốc được lấy từ phôi khoảng 3 – 5 ngày tuổi. Trong đó, một phôi có đến khoảng 150 tế bào và được gọi là phôi nang. Những tế bào gốc này có thể phân chia thành nhiều tế bào gốc hoặc trở tế bào nào đó trong cơ thể nên còn gọi là tế bào gốc đa năng. Nhờ vào tính đặc biệt của tế bào gốc phôi có thể sử dụng để sửa chữa các mô bị tổn thương.
Tế bào gốc trưởng thành
Tế bào gốc này được lấy từ mô của người trưởng thành, chẳng hạn như tủy xương, máu, mô mỡ… Tế bào gốc trưởng thành hạn chế trong việc tạo ra tế bào mới, mà chỉ có thể tạo ra các loại tế bào tương tự, điều này hạn chế hơn so với tế bào gốc phôi.
Theo các nghiên cứu mới đây cho thấy, tế bào gốc trưởng thành có thể tạo ra nhiều tế bào khác nhau, chẳng hạn tế bào gốc tủy xương tạo ra được tế bào cơ hay tế bào tim. Hiện đang nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành ở những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc thần kinh. Thử nghiệm này mang tính đột phá để kiểm tra sự hữu ích và an toàn của tế bào gốc trưởng thành.
Tế bào gốc thai
Xoay quanh vấn đề tế bào gốc được lấy từ đâu, còn được biết là tế bào gốc được lấy từ tế bào gốc của những bào thai bị phá bỏ. Tuy nhiên, phôi thai này đang trong giai đoạn phát triển, chỉ mới bắt đầu hình thành các cơ quan như não, tim… mà chưa phải là con người trưởng thành.
Được biết, tế bào gốc thai có khả năng biệt hóa và tăng sinh nhiều hơn so với tế bào gốc trưởng thành. Theo nhiều nghiên cứu cho biết, tế bào gốc được lấy từ dây rốn của trẻ mới sinh có thể ứng dụng rộng rãi và có nhiều ưu điểm.
Các bước thực hiện lấy tế bào gốc
Quy trình lấy tế bào gốc cần tuân thủ đúng quy định để đảm bảo an toàn cho việc thu nhận và bảo quản tế bào với các bước như sau:
- Bước 1: Lấy tế bào gốc từ tế bào máu, mô mỡ, tủy xương. Đối với tế bào gốc được lấy từ cuống rốn phải thực hiện trong khoảng 2 tiếng đồng hồ sau khi bé vừa sinh ra.
- Bước 2: Nuôi cấy tế bào vừa lấy trong phòng lab hoặc sử dụng các thiết bị để tiến hành quá trình biệt hóa cho tế bào đúng với mục đích sử dụng. Đối với tế bào gốc ở dạng phôi thì cần biệt hóa cho đến khi trở thành tế bào gốc trưởng thành.
- Bước 3: Ứng dụng tế bào đúng với mục đích trong việc chữa bệnh hoặc áp dụng cho các phương pháp làm đẹp.
Các ứng dụng nổi bật của tế bào gốc
Như vậy, chúng ta đã biết tế bào gốc được lấy từ đâu. Ứng dụng của tế bào gốc được làm rõ hơn qua những lợi ích như sau:
Tế bào gốc giúp xác định được tình trạng bệnh
Tế bào gốc có thể giúp xác định được diễn biến của các bệnh lý. Qua các tế bào gốc trưởng thành từ các tế bào trong máu, xương, tim, dây thần kinh, tế bào mỡ…, các bác sĩ có thể theo dõi tình trạng bệnh phát triển ở mức độ nào.
Điều trị bệnh trong y học nhờ ứng dụng tế bào gốc
Từ năm 1995, việc ứng dụng tế bào gốc ở Việt Nam bắt đầu đã giúp cho không ít các bệnh lý được chữa trị. Theo đó, tế bào gốc sử dụng để tái tạo các mô, cơ bị tổn thương ở một số bệnh như bệnh về cột sống, viêm xương khớp, xơ cứng teo cơ, tiểu đường, bệnh tim, ung thư, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, cải thiện được thị lực…
Tế bào gốc giúp thử nghiệm thuốc mới
Tế bào gốc được ứng dụng trong việc thử nghiệm thuốc. Trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh, các nhà nghiên cứu sẽ thực hiện thử nghiệm để đảm bảo thuốc an toàn và hiệu quả, có ảnh hưởng đến tế bào hay không. Chẳng hạn, lấy tế bào thần kinh thử nghiệm thuốc dùng cho bệnh nhân thần kinh.
Tế bào gốc được ứng dụng trong ngành làm đẹp và thẩm mỹ
Hiện nay, trong ngành thẩm mỹ ứng dụng rộng rãi tế bào gốc để điều trị các vấn đề trên da và làm đẹp, cụ thể:
- Lấp đầy các vết sẹo rỗ trên da, kích thích sản sinh collagen cho da săn chắc, đàn hồi.
- Xóa bỏ nếp nhăn, da chảy xệ hình thành ở các khu vực trán, rãnh mũi má, miệng, đuôi mắt, trẻ hóa làn da mới chắc khỏe.
- Se khít lỗ chân lông, xóa các khuyết điểm như nám sạm, tàn nhang, tái tạo tế bào mới chắc khỏe, trắng sáng
Chúng ta đã biết tế bào gốc được lấy từ đâu và ứng dụng ra sao. Nhìn chung, tế bào gốc được ứng dụng và có nhiều nghiên cứu phát triển tại các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ, mang đến nhiều lợi cho sức khỏe và làm đẹp.
||Xem thêm: Kinh nghiệm cắt mí từ A – Z khắc phục tình trạng lão hoá da ở mắt lấy lại vẻ đẹp trẻ trung, cuốn hút
Bình luận bài viết