Bị sưng mí mắt trên do đâu? Những cách khắc phục hiệu quả

Bị sưng mí mắt trên là một trong những biểu hiện thường gặp xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Nguyên nhân mí mắt bị sưng có thể là do tác động từ bên ngoài hay một biểu hiện bệnh lý nào đó. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy tìm hiểu chi tiết vì sao triệu chứng sưng mí hay xuất hiện, từ đó tìm cách chữa trị phù hợp.

Sưng mí mắt trên do đâu và cách khắc phục ra sao?
Sưng mí mắt trên do đâu và cách khắc phục ra sao?

Các nguyên nhân bị sưng mí mắt trên thường gặp

Sưng mí mắt trên có nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là những lý do phổ biến nhất mà có nhiều người thường mắc phải:

Sưng mí mắt trên do bị lẹo mắt
Sưng mí mắt trên do bị lẹo mắt

Bị lẹo mắt: Tình trạng lẹo mắt xảy ra do mí mắt bị nhiễm trùng, sưng viêm nổi cục u cứng, có thể kèm theo mủ. Lẹo mắt ở vùng gốc lông mi sẽ lan rộng đến vùng mí mắt trên tấy đỏ và có cảm giác căng tức, ê đau nhẹ.

Chắp mắt: Biểu hiện chắp mắt là do tắc nghẽn tuyến dầu ở đường mí mắt gây sưng viêm, nhiễm trùng. Khi đó vùng mí nổi thành cục u sần làm sưng cả mí mắt trên, ảnh hưởng đến tầm nhìn và hơi nhòe mắt.

Mô mí mắt bị nhiễm trùng: Khi vùng da mí có những tổn thương hoặc bệnh lý trên da dẫn đến viêm mô tế bào và nhiễm trùng. Một số biểu hiện kèm theo như sưng đỏ, đau nhức.

Viêm bờ mi mắt: Bờ mi mắt bị sưng viêm sẽ khiến cho đường mí tấy đỏ, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy muốn dụi mắt, căng tức nhẹ, gây khó khăn trong việc quan sát, biểu hiện này có thể tái phát thường xuyên.

Sưng mí do viêm bờ mi mắt hoặc bệnh lý viêm da, viêm tiết bã nhờn
Sưng mí do viêm bờ mi mắt hoặc bệnh lý viêm da, viêm tiết bã nhờn

– Bệnh Herpes: Đúng như tên gọi, virus Herpes tấn công gây nhiễm trùng mí mắt khiến chúng ta bị sưng mí mắt trên. Biểu hiện của bệnh là đau rát, sưng như bị đau mắt đỏ, nhưng đôi khi không có biểu hiện rõ rệt khiến chúng ta khó nhận biết.

– Rối loạn nội tiết: Tình trạng rối loạn nội tiết là một loại bệnh mà tuyến giáp hoạt động quá mức, sinh ra kháng thể để chống lại sự nhiễm trùng khiến cho mí mắt bị kích ứng dẫn đến sưng viêm.

– Khóc nhiều gây sưng mí: Khi bạn khóc quá nhiều thường xảy ra tình trạng sưng húp, đỏ rát mí mắt ngay sau đó. Nguyên nhân là do lượng nước tích trữ ở mí mắt,  đồng thời lưu lượng máu hoạt động quá mức.

– Dị ứng ngứa ngáy: Mí mắt bị sưng có thể là do trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với các tác nhân khiến cho mắt bị dị ứng như mỹ phẩm, xà phòng, phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật… Biểu hiện của dị ứng là ngứa ngáy, khi dụi mắt sẽ bị sưng và chảy nước mắt.

Ngứa mắt, sưng mí do dị ứng từ tác động của môi trường bên ngoài
Ngứa mắt, sưng mí do dị ứng từ tác động của môi trường bên ngoài

 

– Sưng mí do chế độ ăn uống: Thói quen ăn uống hàng ngày như ăn nhiều muối, chất béo, bia, rượu, nước ngọt… rất dễ làm cho mí mắt bị sưng. Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như hút thuốc, ngủ nhiều hoặc thiếu ngủ cũng khiến cho mắt bị sưng phồng.

– Mí mắt sưng do lão hóa: Nhiều người bị sưng mí mắt trên là do lão hóa, vùng mí xuất hiện mỡ thừa, da chùng, còn mí mắt dưới sẽ có bọng mỡ to kèm theo biểu hiện sưng phồng, thâm quầng. Một số trường hợp còn dẫn đến sụp mí do mỡ thừa tích tụ lâu gây cản trở chức năng hoạt động của mắt.

Cách khắc phục khi mí mắt trên bị sưng

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bị sưng mí mắt. Dựa vào những nguyên nhân này, chúng ta sẽ lựa chọn những cách khắc phục phù hợp giúp mí mắt mau chóng bớt sưng, làm dịu cơn đau, cụ thể với những phương pháp như:

Chườm lạnh giúp mí mắt giảm sưng

Chườm lạnh mí mắt giúp mau giảm sưng, làm dịu cơn đau

Chườm lạnh là cách làm thường được áp dụng mỗi khi mí mắt bị sưng đau. Nhiệt độ lạnh của nước đá sẽ kích thích lưu thông máu, làm dịu vết sưng mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho mắt. Các bạn có thể cho vài viên đó nhỏ vào chiếc khăn sạch và chườm lên mí mắt khoảng 5 – 10 phút cho mắt thư giãn.

Bị sưng mí mắt trên cũng có thể chườm muối pha với nước ấm. Dùng miếng vải sạch thấm muối pha với nước ấm rồi lau nhẹ, đắp lên mí mắt khoảng 5 – 10 phút. Muối có tính sát khuẩn phòng ngừa viêm nhiễm rất tốt, mỗi ngày thực hiện 3 – 6 lần sẽ giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau.

Đắp các nguyên liệu thiên nhiên

Các bạn có thể tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp như túi trà, dưa leo, khoai tây… để chườm mí mắt. Sau khi đã sử dụng túi trà, bạn cho vào tủ lạnh cho lạnh rồi đem ra chườm lên mí mắt. Đối với dưa leo, khoai tây, chúng ta cắt thành lát mỏng và cũng cho vào tủ lạnh, sau đó chườm lên mí mắt, nằm thư giãn khoảng 10 – 15 phút.

Dùng thuốc uống, thuốc nhỏ mắt

Dùng thuốc nhỏ mắt trị sưng mí do chuyên gia chỉ định
Dùng thuốc nhỏ mắt trị sưng mí do chuyên gia chỉ định

Với những biểu hiện sưng đau mí mắt kéo dài chắc hẳn sẽ làm bạn rất khó chịu. Lúc này, chúng ta nên đến các quầy thuốc tây để được tư vấn dùng thuốc, thông thường là dùng thuốc kháng sinh histamine, thuốc chống viêm steroid, thuốc uống để tình trạng mau thuyên giảm.

Đi đến cơ sở y tế thăm khám bác sĩ

Trong trường hợp, bị sưng mí mắt trên lâu khỏi, các bạn nên đi đến các cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ lấy dịch ở mắt để kiểm tra, nếu đây là bệnh lý do vi khuẩn tấn công thì cần thực hiện các bước xét nghiệm, siêu âm, khám lâm sàng tuyến giáp để xác định bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tiểu phẫu lấy mỡ mí

Tiểu phẫu lấy mỡ mí trong trường hợp có nhiều mỡ thừa gây sưng mí thường xuyên
Tiểu phẫu lấy mỡ mí trong trường hợp có nhiều mỡ thừa gây sưng mí thường xuyên

Mí mắt bị sưng do quá trình trình lão hóa, mỡ thừa xuất hiện nhiều trên mí mắt khiến mí mắt trên sụp xuống che lấp tầm nhìn. Trường hợp này, bác sĩ khuyến khích là nên đi lấy mỡ mí mắt, một ca tiểu phẫu nhẹ lấy mỡ thừa, da chùng sẽ nhanh chóng giúp bạn khắc phục được tình trạng lão hóa để duy trì sự tươi tắn, trẻ trung cho đôi mắt.

Những lưu ý cần biết khi mí mắt bị sưng viêm

Trong quá trình khắc phục mí mắt bị sưng, có một số vấn đề cần lưu ý trong cách chăm sóc, kiêng cữ để giúp mắt mau chóng phục hồi, chẳng hạn:

Vệ sinh sạch sẽ mí mắt mỗi ngày

Vệ sinh mí mắt thường xuyên bằng nước muối sẽ ngăn chặn vi khuẩn tấn công
Vệ sinh mí mắt thường xuyên bằng nước muối sẽ ngăn chặn vi khuẩn tấn công

Khi bị sưng mí mắt trên, mỗi ngày nên vệ sinh bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý, dùng tăm bông thấm nước muối rồi nhẹ nhàng lau sạch đường mí. Thành phần muối có tính sát khuẩn sẽ giúp làm sạch mí mắt, ngăn chặn vi khuẩn tấn công, giảm mức độ sưng viêm và đau nhức.

Không trang điểm khi mí mắt đang bị sưng

Trong giai đoạn chữa mí mắt bị sưng, tuyệt đối không trang điểm hay dùng thêm bất cứ sản phẩm dưỡng da nào. Đặc biệt là không nên để nước, xà phòng dính lên mí mắt, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm khiến vi khuẩn tấn công.

Không tác động đến mí mắt

Để tránh tình trạng mí mắt bị nhiễm trùng, sưng nặng hơn, trong quá trình chữa trị cần tránh tác động đến mí mắt. Không dụi mắt, không nên đi ra nắng hoặc bắt buộc ra đường thì nên mang kính râm vào để tránh ánh nắng.

Bảo vệ mắt tránh những tác hại của ánh nắng, bụi bẩn
Bảo vệ mắt tránh những tác hại của ánh nắng, bụi bẩn

Ngoài ra, hãy dành thời gian cho mắt thư giãn, tránh làm việc căng thẳng, hạn chế xem máy tính, điện thoại… Ăn uống lành mạnh, không nên ăn nhiều đồ cay nóng, chất béo, ăn mặn quá nhiều, thay vào đó nên bổ sung thực phẩm chứa các loại vitamin A, C để tốt cho mắt và kháng viêm.

Nhìn chung, bị sưng mí mắt trên là biểu hiện thường gặp và cách khắc phục khá dễ dàng. Các bạn không cần quá lo lắng mà hãy theo dõi, dùng thuốc và thăm khám bác sĩ khi tình trạng lâu khỏi nhé!

đội ngũ bác sĩ
1800 088 878 phone Đặt lịch hẹn Đặt lịch hẹn Tư vấn ngay Tư vấn ngay cskh.seoulcenter@gmail.com mail
Chi nhánh Chi nhánh Tư vấn Hotline Hotline Đặt hẹn Đặt hẹn Tải app Tải app
Chọn chi nhánh
Vui lòng chọn khu vực
Chọn thời gian
Hôm nay, Thứ 5 - 23/03/2023
  • Thứ 5
    23/03
  • Thứ 6
    24/03
  • Thứ 7
    25/03
  • CN
    26/03
  • Thứ 2
    27/03
  • Thứ 3
    28/03
  • Thứ 4
    29/03
  • Thứ 5
    30/03
  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30
Đặt lịch hẹn thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!