Sẹo lồi là khối thịt bị đùn lên trên da có màu nâu sẫm hoặc đỏ hồng. Vết sẹo khi mới hình thành có thể bị đau nhức, ngứa ngáy, một số trường hợp sẹo lồi có mủ. Biểu hiện sẹo có mủ cần phải tìm cách khắc phục, bởi kéo dài sẽ khiến cho vùng sẹo nhiễm trùng nguy hiểm. Cụ thể cách thực hiện ra sao sẽ được Seoul Center trình bày chi tiết ngay sau đây.
Sẹo lồi có mủ là gì? Đặc điểm nhận biết
Sẹo lồi được hình thành sau những tổn thương trên da, biểu hiện của sẹo là khối có màu đỏ hồng hoặc nâu sẫm, sờ vào cảm giác cứng và căng bóng. Có thể nhìn thấy mạch máu bên trong vết sẹo, nhưng thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ.
Theo thời gian sẹo lồi có thể phát triển quá kích thước vết thương ban đầu và không thể tự biến mất. Một số trường hợp xảy ra hiện tượng sẹo lồi có mủ với đặc điểm nhận biết như sau:
- Vị trí sẹo có mủ sẽ mềm và ấm hơn vùng da xung quanh.
- Vùng sẹo bị sưng phù ngứa ngáy và có cảm giác đau nhức khi va chạm mạnh hoặc ma sát vào quần áo.
- Sẹo có mủ màu trắng hay vàng, khi mủ bị vỡ sẽ tiết dịch.
- Ngửi có mùi tanh hôi do chất dịch nhầy tiết ra.
- Vết sẹo lồi lớn bị sưng và mưng mủ nặng còn khiến cơ thể bị sốt, mệt mỏi, đau nhức.
Tình trạng sẹo lồi diễn ra khá phổ biến, nhưng sẹo sau khi hình thành rất ít khi bị mưng mủ. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra thì cần phải kịp thời khắc phục để tránh gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
>>> Xem ngay: Xăm môi bị mủ? Nguyên nhân và giải pháp xử lý
Các nguyên nhân làm cho sẹo lồi có mủ
Sẹo lồi có mủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và chủ yếu là những nguyên nhân như:
Mủ sẹo lồi do nhiễm trùng
Sẹo lồi bị nhiễm trùng mưng mủ là nguyên nhân phổ biến. Chúng ta chăm sóc vết thương không đúng cách, va chạm như gãi, chà xát làm trầy xước da. Khi tiếp xúc với bụi bẩn khiến vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, trong quá trình khâu đóng vết thương, dụng cụ sử dụng không được vệ sinh sạch sẽ.
Xem thêm: Ăn ốc có bị sẹo lồi không?
Sẹo lồi sưng do cơ địa bị dị ứng
Trường hợp cơ địa bị dị ứng cũng là nguyên nhân làm cho sẹo bị mủ. Những ai có cơ địa mẫn cảm mạnh với quá trình khâu vết thương, dị ứng với chỉ khâu hoặc băng sẽ gây nên tình trạng sưng, mưng mủ. Ngoài ra, cơ địa bị dị ứng với thức ăn cũng tác động rất lớn đến vùng sẹo.
Suy giảm hệ miễn dịch cơ thể
Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh liên quan đến các bộ phận như gan, thận, tim, tiểu đường và bệnh lây nhiễm HIV… gây suy giảm miễn dịch. Khi đó vết sẹo sẽ dễ bị sưng, nổi mủ hơn những người không mắc bệnh.
Sẹo lồi bị mủ gây nguy hiểm ra sao?
Sẹo lồi có mủ có thể gây nguy hiểm ở các mức độ khác nhau tùy vào vết sẹo lớn nhỏ và tình trạng bị mủ. Nếu sẹo bị mủ kéo dài khoảng 4 – 6 ngày mà vẫn không khỏi, kèm theo đó là những triệu chứng như chảy dịch, có mùi hôi, sưng nề… thì đây là dấu hiệu nhiễm trùng nặng. Sẹo bị mủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể với những biểu hiện như sau:
Sẹo bị sưng đau khó chịu
Bạn sẽ cảm nhận được cơn đau rõ rệt tại vùng sẹo bị mưng mủ, đặc biệt còn nóng rát, ngứa ngáy. Cơn đau không giảm mà ngày càng tăng dần nếu không kịp thời kiểm soát. Vùng sẹo ở những vị trí kín ma sát với quần áo gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và còn có nguy cơ tác động đến vết sẹo làm nhiễm trùng nặng hơn.
Cơ thể mệt mỏi nóng sốt
Tình trạng sẹo lồi có mủ cho bạn cảm giác ớn lạnh bị sốt. Đối với những vết thương nặng thì cơn sốt càng cao, cơ thể mệt mỏi mất sức. Khi đó sức đề kháng suy giảm dẫn đến cơ thể dễ mắc bệnh hơn.
Tiết dịch nhầy có mùi hôi
Mủ tại vết thương bị vỡ ra tiết chất dịch nhầy, tình trạng này kéo dài tạo nên mùi hôi khó chịu. Vùng sẹo có dịch chảy ra có mùi là do vi khuẩn và tế bào bạch cầu bị đào thải ra ngoài. Trong lúc này nếu chúng ta chăm sóc vết sẹo không cẩn thận sẽ dễ gây viêm nhiễm nặng, vi khuẩn tấn công gây lở loét vùng da.
Nhiễm trùng, hoại tử
Nhiễm trùng, hoại tử là giai đoạn nghiêm trọng. Thông thường vết sẹo bị mủ nên sớm khắc phục để làm sạch vết thương, tránh để bị nhiễm trùng, lở loét nặng dẫn đến hoại tử. Trong trường hợp này cần đi đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách, không nên áp dụng những cách làm dân gian tại nhà.
Cách khắc phục sẹo lồi có mủ hiệu quả
Như đã nêu trên, sẹo bị mủ không nên xem nhẹ bởi có thể bị nhiễm trùng nặng. Có nhiều cách khắc phục giúp tình trạng thuyên giảm. Trước tiên, tại nhà các bạn hãy chú ý đến khâu vệ sinh, chăm sóc vùng sẹo, còn trường hợp nặng hơn, sốt cao, cơ thể mệt mỏi thì nên đến bệnh viện để được điều trị.
Điều trị sẹo lồi tại nhà
Chăm sóc sẹo có mủ cần chú ý đến những vấn đề như sau:
- Vệ sinh vùng sẹo mỗi ngày: Vệ sinh tay sạch sẽ rồi lau khô, sau đó dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để lau nhẹ vết sẹo. Thực hiện mỗi ngày 3 lần để da sạch sẽ và khô thoáng.
- Bôi thuốc mỡ và uống thuốc kháng sinh: Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vết sẹo, tiếp đến hãy thoa thuốc mỡ lên vùng sẹo để giảm sưng đau, ngăn ngừa vi khuẩn. Bên cạnh đó, các bạn nên uống thuốc kháng sinh để giảm đau, kháng viêm.
- Băng bó vết thương: Có thể phun nhẹ một lớp băng Nacurgo để tạo lớp màng sinh học bảo vệ vết thương, sau đó băng bó vùng sẹo cẩn thận để tránh bụi bẩn và các dị vật rơi trúng vết thương. Lưu ý nên thay băng mỗi ngày để giữ cho vết sẹo sạch sẽ.
- Kiêng ăn các thực phẩm gây sưng, mưng mủ: Sẹo lồi có mủ còn do cơ địa dị ứng với thức ăn nên cần kiêng ăn trong quá trình này. Một số loại thực phẩm có khả năng làm độc vết thương thường được khuyên tránh dùng như hải sản, thịt gà, thịt bò, gạo nếp, thức ăn cay nóng cơ thể, chất kích thích…
Thăm khám bác sĩ khi sẹo lồi bị nhiễm trùng nặng
Sẹo lồi bị mủ và nhiễm trùng nặng do những nguyên nhân như sau cần phải đi khám bác sĩ:
- Sẹo lồi mưng mủ do dị vật còn sót: Nhiễm trùng, mưng mủ do dị vật sót trong vùng sẹo cần phải đến cơ sở y tế để bác sĩ lấy dị vật ra và sát khuẩn sạch sẽ.
- Sẹo lồi mưng mủ do hệ miễn dịch kém, cơ địa dị ứng: Những trường hợp sẹo mưng mủ do hệ thống miễn dịch kém sẽ kèm theo các bệnh lý cần điều trị. Do đó, chúng ta nên sớm đến bệnh viện để được khắc phục kịp thời.
- Sẹo lồi gây nhiễm trùng nặng, sốt liên tục, đau nhức dữ dội: Đây là những biểu hiện nghiêm trọng có thể gây biến chứng nguy hiểm. Chúng ta nên đến bác sĩ để xử lý, một số trường hợp nặng cần phải phẫu thuật cắt bỏ vùng sẹo bị nhiễm trùng để tránh lây lan.
Bài viết đã chia sẻ cụ thể sẹo lồi có mủ do đâu và có nguy hiểm không. Qua đó, các bạn đã biết cách xử lý ra sao nếu rơi vào tình trạng này. Hãy chăm sóc cẩn thận và theo dõi vết thương để tránh sẹo nặng gây mất thẩm mỹ khiến cho bạn mất tự tin. Ngoài ra, nếu vết sẹo không thể xử lý tại nhà thì nên đến bệnh viện để sớm được khắc phục triệt để bạn nhé!
Bình luận bài viết