Sạn vôi ở mắt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sạn vôi ở mắt là một trong những bệnh lý thường gặp, nhưng thông thường không gây nguy hiểm. Thế nhưng, nếu không xử lý đúng cách vẫn gây ra những biến chứng đáng lo ngại. Những ai đang gặp phải tình trạng này hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị ngay nhé!

Sạn vôi trong mắt là một bệnh lý thường thấy hiện nay
Sạn vôi trong mắt là một bệnh lý thường thấy hiện nay

Sạn vôi ở mắt là gì?

Sạn vôi trong mắt là do chất calci bị lắng đọng ở kết mạc mắt, đây là một dạng bệnh lý lành tình xảy ra phổ biến. Sạn vôi có thể lắng đọng ở nhiều bộ phận khác nhau, nhưng ở mắt dễ nhận thấy với số lượng một hoặc nhiều hạt sạn ở một bên hoặc cả hai bên mắt.

Sạn vôi nằm dưới kết mạc mắt có màu trắng nổi cộm
Sạn vôi nằm dưới kết mạc mắt có màu trắng nổi cộm

Ngoài ra, sạn vôi có thể xuất hiện ở mí trên, nhưng rất khó nhận biết hơn mi dưới. Sạn vôi thường xảy ra đối với những ai bị viêm kết mạc, đau mắt hột, mắt tiếp xúc với nhiều tác nhân gây hại bên ngoài như ánh nắng, bụi bẩn, ô nhiễm, làm việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất độc hại, dị ứng với phấn hoa, mỹ phẩm…

Nguyên nhân có sạn vôi trong mắt

Được biết, nguyên nhân làm cho sạn vôi tích tụ ở kết mạc sụn mi là do canxi lắng đọng. Hiện tại, chưa có nghiên cứu xác định chính xác tại sao canxi lại lắng đọng ở vị trí này. Quá trình này diễn ra lâu ngày khiến cho các hạt sạn nhỏ ngày càng bị đẩy ra ngoài làm cho chúng ta cảm thấy cộm mắt, đau nhức khó chịu mỗi khi chớp mắt. 

Sạn vôi do canxi lắng đọng dưới kết mạc
Sạn vôi do canxi lắng đọng dưới kết mạc

Mặc dù sạn vôi nằm ở kết mạc mắt rất dễ quan sát có thể lấy ra dễ dàng, nhưng cần phải áp dụng các dụng cụ chuyên dụng được khử trùng sạch sẽ để đảm bảo an toàn. Trường hợp sạn vôi nhỏ li ti với số lượng nhiều rất khó xử lý nên cần được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp. Xử lý sạch sạn vôi, đẩy toàn bộ ra ngoài mới tránh được tình trạng cộm gây đau nhức.

Xem thêm: Nheo mắt liên tục là bệnh gì?

Triệu chứng có sạn vôi trong mắt

Sạn vôi mắt có triệu chứng rõ rệt, biểu hiện là những nốt mụn trắng hoặc có khi hơi vàng, kích thích bình thường khoảng 1 -2mm. Tùy vào kích thước hạt sạn lớn hay nhỏ mà chúng ta sẽ cảm nhận được các triệu chứng khác nhau. 

Thông thường hạt sạn nhỏ có thể bạn sẽ không cảm nhận được triệu chứng, nhưng nếu kích thước hạt sạn lớn thì xuất hiện rõ những dấu hiệu như sau:

Dấu hiệu nhận biết mắt bị sạn vôi
Dấu hiệu nhận biết mắt bị sạn vôi
  • Người bệnh sẽ cảm thấy cộm như có bụi hoặc vật lạ bên ngoài rơi vào mắt. 
  • Mỗi khi chớp mắt cảm giác xốn mắt, đau rát khó chịu và dẫn đến chảy nước mắt liên tục.
  • Người bệnh thường có thói quen dụi mắt càng tăng nguy cơ gây đau mắt, sưng đỏ và viêm nhiễm.
  • Mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, nhòe mắt khó quan sát rõ.

Xem thêm: Lấy mỡ bọng mắt có nguy hiểm không?

Sạn vôi mắt có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, sạn vôi ít và nhỏ nằm sâu dưới mắt mà không có bất kỳ dấu hiệu nào khó chịu hay tiến triển bệnh thì không cần phải lo lắng hay điều trị. Những trường hợp này không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng sạn vôi ở mắt có tự khỏi không. 

Sạn vôi thường không gây nguy hiểm cho mắt
Sạn vôi thường không gây nguy hiểm cho mắt

Về bản chất bệnh do sự lắng đọng canxi nên không thể tự khỏi và có thể không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu sạn vôi ngày càng to và nhiều khiến cho mắt xốn, ngứa và chảy nước mắt liên tục thì cần phải tiến hành điều trị. 

Khi sạn trồi lên bề mặt chiếm diện tích lớn có thể làm trầy xước giác mạc dẫn đến triệu chứng viêm ảnh hưởng đến thị lực, có khả năng bị loạn thị. Do vậy, khi có biểu hiện ngứa thì nên đi thăm khám để sớm được khắc phục, để lâu ngày việc điều trị tốn kém hơn.

Cách điều trị sạn vôi xuất hiện ở mắt tại nhà thường được nghĩ đến là dùng thuốc làm tan hạt sạn, nhưng cách làm này cho hiệu quả khác nhau ở mỗi trường hợp. Bác sĩ vẫn khuyến khích nên đến bệnh viện chữa trị triệt để, mặc dù biến chứng không cao nhưng vẫn có thể trở nặng làm tái phát bệnh nhiều lần. 

Các xử lý sạn vôi xuất hiện ở mắt đơn giản 

Tình trạng sạn vôi trong mắt gây ra cảm giác cộm đau nhức thì cách xử lý được bác sĩ áp dụng là tiểu phẫu lấy vôi và thoa thuốc, cụ thể:

Sạn vôi có kích thước lớn kèm theo những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cần đến bác sĩ thăm khám
Sạn vôi có kích thước lớn kèm theo những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cần đến bác sĩ thăm khám
  • Tiểu phẫu lấy vôi: Bác sĩ sẽ gây tê ở kết mạc mắt rồi dùng kim chích để lấy vôi ra. Đây chỉ là một ca tiểu phẫu thuật nhẹ không mất nhiều thời gian, không gây đau nhức và hạn chế mọi rủi ro. Dù vậy, chúng ta vẫn nên tìm đến những bệnh viện chuyên khoa mắt có bác sĩ chuyên khoa thực hiện. 
  • Thoa thuốc: Sau khi lấy vôi xong, các bạn cần phải sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm và thuốc nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp cho việc điều trị mau chóng phục hồi, ngăn ngừa tái phát trở lại.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng mắt bị sạn vôi

Cách chữa sạn vôi nằm ở mắt tại nhà trên thực tế không thể giải quyết triệt để bệnh. Vì vậy cần đến các bệnh viện được chữa trị hiệu quả và đảm bảo an toàn hơn. Tuy sạn vôi là lành tính nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm gây viêm giác mạc, sẹo và gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. 

Bệnh cạnh đó, sạn vôi rất dễ tái phát nếu không được chữa trị chuẩn y khoa và có biện pháp phòng ngừa. Vậy tại nhà chúng ta cần làm gì để bảo vệ cho đôi mắt của mình?

Giữ vệ sinh

Cần giữ cho mắt luôn sạch sẽ, vệ sinh mắt thường xuyên nhằm ngăn chặn sạn tái phát trở lại. Đặc biệt, vệ sinh mắt còn giúp tránh vi khuẩn tấn công gây ra các chứng bệnh khác như viêm bờ mi, đau mắt hột… 

Vệ sinh mắt sạch sẽ để ngăn chặn tái phát sạn vôi
Vệ sinh mắt sạch sẽ để ngăn chặn tái phát sạn vôi

Nhỏ nước muối

Mắt bị đỏ, ngứa, cảm giác xốn thì có thể nhỏ một ít nước muối sinh lý vừa để vệ sinh mắt sạch sẽ vừa giúp làm dịu mắt sẽ dễ chịu hơn. Trường hợp mắt bị đỏ, sưng nặng thì không nên chần chừ mà hãy đến bác sĩ để kiểm tra lại bệnh lý, bởi ngoài việc sạn ở mắt rất có thể kèm theo những bệnh lý khác.

Không dụi mắt

Bàn tay có nhiều vi khuẩn có thể tấn công lên mắt gây ra các bệnh về mắt, đồng thời chà xát mạnh sẽ làm tổn thương nhãn cầu. Vì vậy mà tuyệt đối khi mắt đang nhạy cảm thì không nên dụi mắt, tránh mọi va chạm tác động đến mắt.

Hạn chế tiếp xúc hóa chất, bụi bẩn

Để cho mắt nghỉ ngơi thư giãn và tránh để mắt tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn, ô nhiễm, hóa chất độc hại. Bên cạnh đó, cẩn thận khi sử dụng các loại hóa mỹ phẩm, phấn hoa… có khả năng gây kích ứng mắt.

Hạn chế ra đường 

Trong thời gian điều trị mắt, chúng ta nên hạn chế ra đường tiếp xúc với ánh sáng và cũng tránh được bụi bẩn, gió. Nếu bắt buộc ra ngoài thì nên đeo kính, che chắn cẩn thận để bảo vệ mắt.

Đeo kính mỗi khi ra đường để tránh bụi, gió gây hại cho mắt
Đeo kính mỗi khi ra đường để tránh bụi, gió gây hại cho mắt

Tái khám định kỳ

Nhìn chung, sạn vôi trong mắt rất dễ khắc phục và sẽ khỏi hẳn sau khi thực hiện tiểu phẫu tại các bệnh viện, nhưng vẫn cần chú ý đến thăm khám định kỳ để kiểm tra bệnh lý. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị nên chăm sóc tốt vấn đề ăn uống bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt. 

Bài viết đã làm rõ bệnh lý sạn vôi ở mắt bắt nguồn từ nguyên nhân nào và cách chữa trị ra sao. Tùy vào biểu hiện của mỗi người mà chúng ta hãy tham khảo các cách điều trị, nhưng tốt nhất vẫn là nên đi thăm khám và sớm khắc phục nhằm ngăn chặn mọi tác hại đến mắt.

Đăng ký ngay

để được tư vấn miễn phí

Hotline Chat trực tiếp Tư vấn ngay Hotline Hotline Đặt hẹn Đặt lịch hẹn
logo-white
TƯ VẤN NGAY
ĐẶT LỊCH HẸN

để được hỗ trợ tốt nhất.

CHỌN CHI NHÁNH

mà bạn muốn đặt lịch

Chọn khu vực

Chọn chi nhánh
Vui lòng chọn khu vực

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, 24/09/2023

Vui lòng chọn chi nhánh trước khi đặt lịch hẹn.

Bạn đang đặt hẹn vào ngày 00/00/0000 00:00
Đặt lịch hẹn thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
*Tên không được để trống.
*Tên không chứa số, ký tự đặt biệt và không quá 32 ký tự.
*Số điện thoại không được để trống.
*Số điện thoại không hợp lệ.
*Ghi chú không được chứa ký tự đặc biệt và không quá 250 ký tự.

Form đã được gửi thành công!

{{ formError }}