Nên đặt túi ngực trơn hay nhám – Gợi ý lựa chọn túi độn phù hợp

Hiện nay không ít chị em muốn thực hiện nâng ngực để cải thiện số đo vòng 1. Thương hiệu túi ngực với hình dạng, cấu trúc vỏ khác nhau làm khách hàng phân vân nên đặt túi ngực trơn hay nhám. Cùng chuyên mục Thẩm Mỹ Ngực của chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về 2 dòng túi ngực phổ biến trơn và nhám qua bài viết sau.

Nên đặt túi Mentor trơn hay nhám

Túi ngực trơn là gì?

Loại túi ngực trơn được sản xuất từ chất liệu silicon với bề mặt hoàn toàn trơn láng. Túi được đánh giá cao về độ mềm mại, khả năng đàn hồi tốt tạo cảm giác như chưa từng can thiệp thẩm mỹ. Để biết nên đặt túi ngực trơn hay nhám, cùng tìm hiểu qua ưu và nhược điểm của sản phẩm.

Ưu điểm túi ngực trơn:

  • Bề mặt của túi ngực trơn nên các bác sĩ thẩm mỹ dễ dàng thực hiện các thao tác phẫu thuật. Quá trình đưa túi vào bên trong khoang ngực nhanh chóng, không gặp bất cứ khó khăn nào, điều chỉnh được dáng ngực theo yêu cầu của khách hàng.
  • Cảm giác sờ nắn bầu ngực khi lựa chọn túi ngực trơn chân thật hơn so với các sản phẩm khác.
Túi ngực trơn cho cảm giác sờ nắn chân thật hơn
Túi ngực trơn cho cảm giác sờ nắn chân thật hơn

Nhược điểm túi ngực trơn:

  • Bề mặt của túi khá lớn nên nếu đặt sản phẩm bên dưới tuyến vú có thể làm túi ngực bị lệch khỏi vị trí đã phẫu thuật.
  • Độ bám dính của túi ngực trơn cũng giảm dần theo thời gian khiến dáng ngực dễ bị biến dạng.
  • Mức độ định hình của loại túi trơn thấp hơn so với dòng túi ngực nhám.

Túi ngực nhám là gì?

Túi ngực nhám là dòng túi nâng ngực có lớp vỏ bên ngoài được làm từ chất liệu silicon. Bề mặt của túi dầy dặn, sờ cảm giác sần sùi như giấy nhám. Với độ nhám tiêu chuẩn cho phép túi ngực có thể bám chắc chắn vào mô cơ ngực và hạn chế tối đa nguy cơ túi bị dịch chuyển sang vị trí khác.

Ưu điểm túi ngực nhám:

  • Thiết kế tạo cảm giác mềm mại, kích thước đa dạng phù hợp với vóc dáng cơ thể khác nhau.
  • Chất liệu gel silicon đậm đặc giảm tình trạng bị vỡ túi, rò rỉ gel sau khi can thiệp nâng ngực.
  • Độ nhô của túi ngực nhám đạt chuẩn giúp bầu ngực sau khi tăng kích thước đạt được sự cân đối, hài hòa.
  • Bề mặt của túi nhám nên bám chắc chắn vào khoang ngực, độ tương thích với cơ thể cao góp phần giảm tỷ lệ bị co thắt bao xơ sau nâng ngực, tránh tình trạng co cứng ngực khi phẫu thuật.

Nhược điểm túi ngực nhám: giá thành cao hơn so với dòng túi ngực nhám.

Túi ngực nhám là sản phẩm có độ nhô chuẩn, bầu ngực cân đối, hài hòa
Túi ngực nhám là sản phẩm có độ nhô chuẩn, bầu ngực cân đối, hài hòa

Nên đặt túi ngực trơn hay nhám?

Tùy thuộc vào yêu cầu, sở thích, tình trạng dáng ngực, cơ địa và khả năng tài chính của khách hàng để bạn quyết định lựa chọn nên đặt túi ngực trơn hay nhám. Mỗi loại túi đều có ưu và nhược điểm riêng góp phần giúp bạn sở hữu được vòng 1 đẹp chuẩn tự nhiên.

Trường hợp nên đặt túi ngực nhám

Theo chia sẻ từ các bác sĩ thẩm mỹ, những trường hợp nên lựa chọn đặt túi ngực nhám bao gồm:

  • Chị em bẩm sinh có tuyến vú dày như những người đã có thời gian dài tập yoga, vận động viên thể thao chuyên nghiệp,…
  • Khách hàng đang muốn thực hiện đặt túi ngực ở trên cơ.
  • Đối tượng muốn nâng ngực với loại túi có thiết kế hình giọt nước nên lựa chọn túi ngực nhám. Lý do bởi dòng túi này có độ trễ tự nhiên tốt nên kết hợp cùng bề mặt nhám sẽ giúp ngực định hình tốt, ổn định hơn.
  • Những chị em đang muốn tiến hành nâng ngực trước khi sinh con không nên chọn loại túi ngực nhám. Đây là điều cần chú ý bởi khi mang thai kích thước vòng 1 sẽ tăng đáng kể khiến bầu ngực căng tức dễ làm túi ngực lộ rõ.
Những chị em chưa sinh con nên lựa chọn đặt túi ngực nhám
Những chị em chưa sinh con nên lựa chọn đặt túi ngực nhám

Trường hợp nên đặt túi ngực trơn

Những khách hàng có đặc điểm mô tuyến vú khá mỏng và lựa chọn đặt túi ở dưới cơ nên chọn lựa túi ngực trơn. Đây là kiểu túi ngực có thể giảm nguy cơ lộ viền túi với khả năng bám dính tốt cho vòng 1 mềm mại, tự nhiên mà không có cảm giác khó chịu, nặng nề.

Túi ngực nhám có giúp hạn chế bao xơ co thắt?

Theo nhiều bác sĩ thẩm mỹ, túi độn nhám có thể hạn chế tình trạng co thắt bao xơ. Nguyên nhân bởi bề mặt túi có độ nhám đạt tiêu chuẩn cho phép chất liệu độn liên kết chặt chẽ với mô cơ ngực, độ tương thích cao góp phần giảm tối đa nguy cơ biến chứng.

Bên cạnh đó, những yếu tố như vị trí đặt túi ngực cũng là nguyên nhân làm bao xơ bị co thắt. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được tư vấn phù hợp trước khi tiến hành nâng ngực làm đẹp.

Loại túi nâng ngực nhám có thể giảm nguy cơ co thắt bao xơ
Loại túi nâng ngực nhám có thể giảm nguy cơ co thắt bao xơ

>>> Tham khảo: Review túi nâng ngực Eurosilicone có tốt không?

Bí quyết chọn túi ngực phù hợp với cơ thể

Để có câu trả lời nên đặt túi ngực trơn hay nhám chuẩn xác hơn, bạn không nên bỏ qua một số bí quyết đơn giản sau. Cụ thể một số tiêu chí giúp bạn chọn được túi ngực phù hợp như số đo cơ thể, ngoại hình và thói quen, sinh hoạt hàng ngày:

Dựa vào số đo của cơ thể

Một vài chỉ số cơ thể có thể giúp bạn lựa chọn được túi ngực phù hợp như chiều cao, cân nặng, độ rộng vai, hông, thể tích ngực, độ rộng của ngực và khoảng cách giữa 2 bầu ngực.

Ví dụ cách chọn túi ngực dựa vào số đo cơ thể:

  • Những người sở hữu chiều cao 150cm thì vòng 1 có số đo từ 76 – 80cm được xem là tiêu chuẩn.
  • Đối với chiều cao 155cm, bạn nên nâng ngực đến số đo 78 – 83cm.
  • Sở hữu chỉ số chiều cao 160cm thì vòng 1 nằm trong khoảng 83 – 86cm là đạt chuẩn.
  • Chiều cao 170cm thích hợp với bầu ngực có kích thước từ 86 – 93cm.

Trên thực tế rất khó khăn để lựa chọn size ngực phù hợp nếu chỉ dựa vào con số thể tích. Bạn có thể nhờ đến tư vấn của bác sĩ thông qua mô phỏng 3D được đánh giá có độ chính xác 85%. Ngoài ra, bạn có thể cho thử túi độn ngực vào bên trong áo lót để kiểm tra độ phù hợp và cảm giác thoải mái của vòng 1 sau phẫu thuật.

>>> Xem ngay: nâng ngực size bao nhiêu là đẹp

Bạn có thể dựa vào số đo của cơ thể để lựa chọn được loại túi ngực phù hợp
Bạn có thể dựa vào số đo của cơ thể để lựa chọn được loại túi ngực phù hợp

Dựa vào vóc dáng cơ thể và ngoại hình của khách hàng

Người sở hữu vòng 1 lớn thường đi kèm với áp lực cơ thể nặng nề. Phụ nữ với chỉ số cơ thể cao hay cơ bắp khỏe mạnh phù hợp với kích thước túi ngực lớn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên chọn size túi ngực quá khổ dễ gây mệt mỏi, đau lưng, mỏi vai ảnh hưởng đến sinh hoạt và ngoại hình.

Tùy theo vóc dáng cơ thể mà kích thước của túi ngực sẽ thay đổi sao cho phù hợp. Những người có thân hình nhỏ, bé, túi ngực cao, nhám là lựa chọn lý tưởng khi bạn đang phân vân nên đặt túi ngực trơn hay nhám. Ngược lại, túi ngực kích thước nhỏ sẽ phù hợp với các bạn sở hữu bờ vai rộng, dáng người lớn để cân bằng tỷ lệ cơ thể.

Những người có vai rộng, dáng người lớn nên lựa chọn túi nâng ngực với kích thước nhỏ
Những người có vai rộng, dáng người lớn nên lựa chọn túi nâng ngực với kích thước nhỏ

Dựa vào công việc và thói quen trong sinh hoạt hàng ngày

Với những bạn yêu thích phong cách năng động như các vận động viên, phụ nữ ưa thích hoạt động ngoài trời, không nên chọn túi ngực có kích thước quá lớn. Nguyên nhân bởi ngực càng lớn thì càng làm bạn mệt mỏi, tốn sức lực hơn khi làm việc, chạy bộ, vận động thể thao,…

Không chỉ như vậy, bạn cũng cần dựa vào phong cách thời trang của mình để lựa chọn size túi ngực phù hợp. Kích thước vòng 1 quá lớn sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn kiểu áo sơ mi, áo lót, áo tắm và váy.

Với gợi ý nên đặt túi ngực trơn hay nhám sẽ giúp chị em sở hữu vóc dáng đẹp, quyến rũ chỉ trong thời gian ngắn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn lựa chọn loại túi ngực trơn hoặc nhám nhằm tăng tỷ lệ thành công của phẫu thuật nâng ngực, giảm nguy cơ biến chứng.

Đăng ký ngay

để được tư vấn miễn phí

Hotline Chat trực tiếp Tư vấn ngay Hotline Hotline Đặt hẹn Đặt lịch hẹn
logo-white
TƯ VẤN NGAY
ĐẶT LỊCH HẸN

để được hỗ trợ tốt nhất.

CHỌN CHI NHÁNH

mà bạn muốn đặt lịch

Chọn khu vực

Chọn chi nhánh
Vui lòng chọn khu vực

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, 28/09/2023

Vui lòng chọn chi nhánh trước khi đặt lịch hẹn.

Bạn đang đặt hẹn vào ngày 00/00/0000 00:00
Đặt lịch hẹn thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
*Tên không được để trống.
*Tên không chứa số, ký tự đặt biệt và không quá 32 ký tự.
*Số điện thoại không được để trống.
*Số điện thoại không hợp lệ.
*Ghi chú không được chứa ký tự đặc biệt và không quá 250 ký tự.

Form đã được gửi thành công!

{{ formError }}