Quặm mi là tình trạng xảy hiện khá phổ biến. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng nhưng lông mi dựng ngược đâm vào mắt khiến mắt bị tổn thương. Vậy, nguyên nhân lông bị quặm do đâu và cách khắc phục ra sao?
Quặm mi là gì?
Lông mi thường mọc hướng ra ngoài, nhưng lông mi quặm là tình trạng lông mi mọc dựng đứng lên khác với bình thường. Những ai gặp phải tình trạng này rất khó chịu bởi lông mi chọc vào mắt khiến chúng ta bị đau, ngứa ngáy, cộm mắt và chảy nước mắt.
Tình trạng lông mi mọc ngược đâm vào mắt kéo dài lâu ngày có thể gây tổn thương đến giác mạc nghiêm trọng. Biểu hiện tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vẫn tìm ẩn nhiều nguy cơ gây hại mà chúng ta cần đề phòng và chữa trị.
Nguyên nhân dẫn đến lông mi quặm
Lông mi mọc ngược có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do bẩm sinh hoặc các bệnh lý gây nên, chẳng hạn:
- Bẩm sinh: Quặm mi bẩm sinh xảy ra ở trẻ nhỏ từ khi mới sinh ra. Bờ mi bị lộn do cấu trúc sụn mi làm cho mi chọc thẳng vào mắt. Những trường này cần phải điều trị khắc phục để không làm tổn hại đến giác mạc của mắt.
- Lão hóa: Càng lớn tuổi thì các mô cơ ở mí mắt mất dần tính đàn hồi làm thay đổi hướng lông mi. Quặm mi do lão hóa rất thường thấy nên người già dễ có cảm giác khó chịu, chảy nước mắt hoặc bị đau mắt thường xuyên.
- Chấn thương: Trường hợp chấn thương ở mi mắt hiếm khi xảy ra, nhưng nếu có những va chạm để lại sẹo ở khu vực này sẽ làm cho lông mi mọc ngược. Hoặc khi chúng ta phẫu thuật thẩm mỹ mắt bị hỏng cũng có khả năng để lại di chứng.
- Do bệnh lý: Nguyên nhân khiến lông mi quặm còn do các bệnh lý như viêm bờ mi, hội chứng Stevens-Johnson, đau mắt hột, các bệnh lý mãn tính khác… Nếu vệ sinh không đúng cách thì có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm, sưng to mí mắt, lông mọc ngược.
- Nhiễm trùng: Được biết, virus herpes có khả năng gây nhiễm trùng mắt làm cho vùng da bị nổi mụn nước, dựng ngược lông mi lên trên gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và nguy cơ gây hỏng mí mắt.
Các mức độ lông mi quặm theo chẩn đoán
Quặm mi được chia nhiều cấp độ khác nhau và dựa vào đây để có những cách khắc phục phù hợp, cụ thể được phân loại theo 2 dạng như sau:
- Mức độ quặm mi theo chiều dài bờ mi: Mức độ I (lông mi dựng ngược chiếm ¼ chiều dài bờ mi); mức độ II (lông mi dựng ngược chiếm 1/3 chiều dài bờ mi); mức độ III (lông mi dựng ngược chiếm 1/2 chiều dài bờ mi); mức độ IV (lông mi dựng ngược chiếm 2/3 chiều dài bờ mi và cả mi).
- Mức độ quặm mi theo da mi thừa: Mức độ I (da mi thừa khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 2mm); mức độ II (da mi thừa khoảng 3mm); mức độ III (da mi thừa lớn hơn hoặc bằng 3mm).
Quặm mi có ảnh hưởng như thế nào?
Thông thường biểu hiện lông mi mọc ngược chỉ một vài sợi lông không đáng kể. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân mà mức độ lông mi quặm ngày càng nhiều gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe, chẳng hạn như:
- Ngứa mắt: Hiển nhiên khi lông mi chọc thẳng vào mắt sẽ làm cho mắt ngứa ngáy khó chịu, chúng ta sẽ có cảm giác như có vật lạ rơi vào mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng: Lông mi rơi mắt sẽ kích thích nhãn cầu làm cho mắt yếu hơn và nhạy cảm với ánh sáng.
- Tổn thương giác mạc: Những trường hợp lông mi gây tổn thương mắt nặng có thể sẽ làm cho giác mạc bị ảnh hưởng hoặc thậm chí là loét giác mạc.
- Chảy nước mắt: Biểu hiện chảy nước mắt thường thấy khi lông mi mắt bị quặm, bởi mỗi khi ngứa mắt chúng ta sẽ dụi mắt làm cho mắt đỏ rát, chảy nước.
Tình trạng lông mi mọc ngược có thể khắc phục dễ dàng bằng những cách đơn giản tại nhà như nhổ bỏ lông mi mọc thẳng. Tuy nhiên, cách làm này không được khuyến khích bởi sẽ là tổn thương mi mắt, hơn thế nữa, lông mi nhiều thì rất khó loại bỏ hoàn toàn. Vậy, chúng ta cần khắc phục biểu hiện quặm mi bằng cách nào an toàn?
Xem thêm: Cách điều trị sạn vôi ở mắt
Phương pháp khắc phục lông mi quặm
Dựa vào từng trường hợp mi bị quặm mà cách khắc phục sẽ khác nhau, cụ thể có 2 cách điều trị như sau:
Điều trị quặm mi bẩm sinh
Đối với những trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có thể chữa trị mi quặm tại nhà, bởi lông mi của trẻ là những sợi lông tơ không có độ cứng gây ảnh hưởng quá lớn đến mắt. Các mẹ chỉ cần dùng thoa thuốc, vuốt lông mi ra hướng ngoài để lông mi không chọc thẳng vào mắt.
Tuy nhiên, nếu thực hiện trị lông mi dựng ngược tại nhà mà không khỏi thì cần phải phẫu thuật cho trẻ khi đến độ tuổi thích hợp. Hiện nay, phẫu thuật điều trị lông mi bị quặm được thực hiện nhanh chóng và đơn giản, hạn chế các biến chứng, sẹo xấu. Nhưng dù vậy thì chúng ta vẫn nên tìm đến những cơ sở chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị tốt nhất.
Điều trị quặm mi ở người lớn
Điều trị lông mi quặm bằng phương pháp phẫu thuật dành cho những ai đã thích hợp, thông thường là người lớn. Dựa vào tình trạng lông mi mọc mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp theo 3 cách như sau:
Phẫu thuật tái định vị
Những ai bị mi quặm theo chiều ngang hoặc chùng mi thì bác sĩ sẽ gắn lại phần cơ mi dưới và loại bỏ lớp sụn mi. Còn đối với trường hợp tạo sẹo lớp sau, bác sĩ sẽ sử dụng các mảnh ghép kéo dài lớp sau. Sau khi thực hiện các nang lông mọc hướng ra ngoài.
Phẫu thuật lạnh
Phẫu thuật lạnh sử dụng tần số vô tuyến hoặc laser để can thiệp tại vị trí lông dựng ngược. Đối tượng thực hiện là những ai có nhiều lông mi quặm, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật tái lập lại bờ mi để điều chỉnh lại lông đúng vị trí hướng ra ngoài.
Quá trình đốt điện có thể loại bỏ lông, nhưng mất nhiều thời gian. Phẫu thuật lạnh là cách làm đóng băng giúp loại bỏ vĩnh viễn lông mi bị quặm gây tổn thương cho mắt.
Triệt lông mi
Một cách khác giúp điều trị lông mi bị quặm là triệt lông mi. Đối với những trường hợp lông mọc đứng từng phần hoặc cục bộ thì phương pháp triệt lông bằng điện sẽ hiệu quả. Tuy nhiên, cách làm này có thể tốn nhiều thời gian và hơi bị đau, đồng thời cách thực hiện cũng khá phức tạp.
Ngoài các giải pháp phẫu thuật, quặm lông mi còn tùy vào mức độ mà cách chữa trị khác nhau, có trường hợp sử dụng kẹp hoặc nhổ lông. Nhưng các bác sĩ khuyến khích nên đi thăm khám, bởi khi xử lý không đúng cách có thể kích thích nang lông làm cho lông mi mọc lại cứng hơn gây nguy hiểm cho mắt.
Bên cạnh đó, để làm giảm sự khó chịu thì các bạn nên sử dụng các sản phẩm như nước muối sinh lý, thuốc mỡ hoặc nước mắt nhân tạo… Đối với những bệnh lý khác như đau mắt, viêm nhiễm bờ mi cần phải được thăm khám và sử dụng thuốc chuyên trị để ngăn ngừa tình trạng bệnh tránh làm lông mi quặm. Đặc biệt, những ai mắc hội chứng Stevens – Johnson có thể được chỉ định để điều trị nội khoa.
Tìm hiểu quặm mi là gì và nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức khi gặp phải. Nhờ vào đó, chúng ta sẽ biết được những cách khắc phục đơn giản, nhanh chóng tại nhà. Nhưng đừng quên thăm khám bác sĩ khi có biểu hiện lông mi bị quặm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến thị lực và hạn chế tầm nhìn.
Bình luận bài viết