Trong hầu hết các cuộc đại phẫu thì trước khi thực hiện bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân. Điều này được cho là giúp các bạn thoải mái và giảm áp lực hơn khi phẫu thuật. Để hiểu hơn về vấn đề này thì các bạn đừng bỏ qua thông tin về gây mê toàn thân được tổng hợp và chia sẻ ở đây.
Thế nào là gây mê toàn thân?
Gây mê toàn thân là sử dụng thuốc mê tác động lên não làm cho bạn bị mất cảm giác từ đó sẽ không thấy đau trong suốt quá trình diễn ra cuộc phẫu thuật. Việc mất cảm giác lẫn ý thức này chỉ diễn ra trong thời gian tạm thời, khi cuộc phẫu thuật kết thúc thì thuốc mê thường sẽ hết tác dụng của nó và cơ thể của bạn vẫn sẽ có cảm giác lại như bình thường.

Đồng thời các bạn cũng cần biết là khi gây mê toàn thân thì hệ hô hấp cũng sẽ bị tê liệt theo nên các bác sĩ sẽ sử dụng máy thở để các bạn có thể thở được. Nhìn chung bạn có thể an tâm bởi quá trình gây mê này là cần thiết và được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm.
Tại sao cần gây mê toàn thân?
Nhiều người chắc hẳn cũng muốn biết tại sao lại cần gây mê toàn thân, nó có thực sự cần thiết hay không. Việc gây mê toàn thân là vô cùng cần thiết khi bác sĩ thực hiện các cuộc đại phẫu quan trọng, có thời gian kéo dài.
Gây mê sẽ giúp các bạn nằm im, không vùng vẫy hay cảm nhận được đau đớn bởi “dao kéo”. Từ đó sẽ giúp cho cuộc đại phẫu được diễn ra thuận lợi nhất, cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất. Hơn nữa gây mê toàn thân cũng giảm áp lực về tâm lý cho bệnh nhân.

Cần gây mê toàn thân trong trường hợp nào?
Các bác sĩ sẽ xem xét và dựa trên tình hình thực tế để chọn nên gây mê toàn thân theo hình thức nào cho phù hợp. Gây mê toàn thân sẽ vô cùng cần thiết trong một số trường hợp quan trọng như:
- Các cuộc đại phẫu cần nhiều thời gian thực hiện các thủ thuật.
- Đại phẫu làm mất nhiều máu sau quá trình phẫu thuật.
- Cuộc phẫu thuật được thực hiện trong môi trường lạnh
- Các cuộc phẫu thuật liên quan đến hơi thở như phần lồng ngực, bụng trên.
Gây mê toàn thân được thực hiện ra sao?
Có lẽ các bạn cũng không khỏi thắc mắc gây mê toàn thân thì quá trình đó diễn ra như thế nào. Theo đó, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ càng thông tin của bệnh nhân rồi mới cho bạn dùng thuốc an thần. Tiếp theo, bác sĩ sẽ đặt ống nội khí quản và sao đó mới tiến hành gây mê.
Thuốc mê thường được tiêm vào tĩnh mạch hoặc hít thuốc mê dạng khí. Sau đó các cơ và cả hệ hô hấp sẽ bị tê liệt nhưng bạn vẫn có thể thở thông qua máy thở và ống nội khí quản. Quá trình gây mê toàn thân được thực hiện an toàn khi được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như máy đo nhịp tim và được bác sĩ, y tá theo dõi sát.

Sau khi bệnh nhân tỉnh lại sau cuộc phẫu thuật thì ống nội khí quản sẽ được tháo ra. Trường hợp nếu bạn phẫu thuật tim hay não thì cần đợi thêm 6-8 giờ sau đó mới tháo ống nội khí quản. Sau đó, các bạn cần tuân thủ chăm sóc cơ thể theo chế độ của bác sĩ từ việc ăn uống cho đến ngủ nghỉ như thế nào mới phù hợp.
Gây mê toàn thân khiến cơ thể thay đổi ra sao?
Nhiều người muốn biết cụ thể thì gây mê toàn thân sẽ làm cho bạn thay đổi ra sao. Trong đó, điều mà dễ thấy nhất đó là không đau và không nhận thức xung quanh.
Không có cảm giác đau đớn
Gây mê toàn thân đem lại nhiều thay đổi cho cơ thể. Theo đó cụ thể nhất là bạn sẽ không cảm thấy bất cứ đau đớn nào bởi vì thuốc gây mê sẽ ngăn truyền cảm giác đau lên não. Vậy nên trong suốt vài giờ phẫu thuật bạn gần như không phải lo sợ gì vì cơ thể không có cảm giác gì cả.
Không còn ý thức được xung quanh
Hơn nữa, sau khi gây mê tầm 1 phút cơ thể của các bạn sẽ bất tỉnh, không còn ý thức gì nữa. Bạn cần sự hỗ trợ của máy thở để hô hấp và tăng nhiệt độ. Bệnh nhân sẽ không thể nào nhớ bất cứ điều gì xảy ra suốt hàng giờ phẫu thuật điều này giúp giảm áp lực tâm lý.

Trước và sau khi gây mê toàn thân cần lưu ý những gì?
Sẽ có nhiều vấn đề cần được lưu ý trước và sau khi gây mê toàn thân. Các bạn cần nắm rõ để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phẫu thuật cũng như chăm sóc hậu phẫu.
Trước khi gây mê toàn thân
Một số điều các bạn cần biết trước khi thực hiện cuộc đại phẫu:
- Không ăn uống trước 1 tiếng đồng hồ.
- Bạn cần ngưng các loại thuốc như aspirin, thuốc ngăn đông máu tối thiểu 1 tuần.
- Trình bày rõ cho bác sĩ biết các loại thuốc, thực phẩm chăm sóc sức khỏe, dược liệu… mà các bạn đang sử dụng.
- Cần báo trước cho bác sĩ biết nếu bạn bị bệnh đái tháo đường, ngưng thở khi ngủ.
- Rất hiếm trường hợp gây mê rồi mà bệnh nhân vẫn thấy đau hay cảm nhận được “dao kéo”.
Sau khi gây mê toàn thân
Sau khi đại phẫu hoàn tất, các bạn sẽ được đưa vào phòng chăm sóc và hồi sức. Theo đó, bạn sẽ cảm thấy có chút choáng váng, buồn nôn, thiếu tỉnh táo, buồn ngủ, đau họng… Tùy vào tình trạng cụ thể của bạn sau phẫu thuật mà bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau hay thuốc trị hết buồn nôn để các bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài ra, sau phẫu thuật bạn sẽ bị ảnh hưởng trí nhớ ít nhiều cũng như khả năng phản xạ. Vì vậy, bác sĩ khuyên rằng bạn nên có người thân đi cùng và chăm sóc tại bệnh viện trong ít nhất 1 ngày. Bên cạnh đó các hoạt động như lái xe, ký hợp đồng… cũng không nên thực hiện trong thời điểm này.

Gây mê toàn thân có thể gây nên những rủi ro gì?
Gây mê toàn thân cũng có những rủi ro nhất định tùy cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà các bạn cần biết như:
- Cảm giác buồn nôn, ói: do một số người có tiền sử buồn nôn sau gây mê.
- Thức tỉnh: bệnh nhân không hẳn mất ý thức trong khi gây mê toàn thân.
- Đau họng, giọng khàn: thường do sử dụng ống nội khí quản.
- Miệng bị khô khan: bạn uống nước là có thể khắc phục vấn đề này.
- Rùng mình, cảm giác ớn lạnh: xuất hiện trong thời gian ngắn hậu phẫu và sẽ hết khi thuốc mê hết tác dụng.
- Buồn ngủ: tác dụng phụ này sẽ hết khi cơ thể không còn thuốc mê.
- Đau cơ: do phải nằm lâu trong suốt quá trình phẫu thuật, điều này sẽ không còn sau vài ngày.
- Ngứa ngáy: thường là do thuốc giảm đau nên hết thuốc giảm đau đồng nghĩa với hết ngứa.
- Lú lẫn: thường xuất hiện ở người già, có bệnh mất trí nhớ.
- Khó tiểu: thường có ở trường hợp bệnh nhân có dùng đến ống thông tiểu khi phẫu thuật, sẽ hết sau vài ngày.
- Khó dừng máy thở: trong trường hợp những người bị bệnh nặng hay bệnh về hô hấp.
- Tạo cục máu đông, khá nguy hiểm.

Như vậy, gây mê toàn thân được áp dụng nhiều trong các cuộc đại phẫu, đem lại nhiều lợi ích nhưng vẫn có những tác dụng phụ nhất định. Khi hiểu rõ những điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, bớt lo lắng thay vào đó là giữ tinh thần lạc quan góp phần cho ca mổ thành công.
TÌM HIỂU NHIỀU HƠN VỀ SEOUL CENTER
(*) Tự hào là thẩm mỹ viện lớn nhất Sài Gòn.
Bình luận cho bài viết