Trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực, đôi lúc xảy ra tình dạng bị bao xơ do chất lượng dịch vụ kém. Một số người lơ là thiếu quan sát dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, do đó chúng ta cần biết dấu hiệu bị bao xơ để ngăn chặn kịp thời. Vậy, bao xơ sau nâng ngực là gì? Dấu hiệu nhận biết bao xơ như thế nào?
Thế nào là bao xơ sau nâng ngực?
Sau khi phẫu thuật đưa chất liệu độn vào khoang ngực, theo phản ứng tự nhiên của cơ thể sẽ hình thành bao xơ. Trong nhiều trường hợp, bao xơ đóng vai trò là lớp vỏ bảo vệ chất liệu nâng, độc lập với các mô ở ngực. Bao xơ đôi khi còn được hiểu là mô sẹo, một lớp vỏ mỏng và mềm mại không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, khi bao xơ dày lên, tùy vào cấp độ tạo nên những biểu hiện co lại thắt chặt vào túi độn. Đây gọi là biểu hiện co thắt bao xơ, một biến chứng thường gặp sau nâng ngực, thông thường có thể xuất hiện sau 4 tháng phẫu thuật.
Biến chứng co thắt bao xơ ở cấp độ 1, 2 sẽ khó nhận biết, ở cấp độ 3, 4 nặng hơn sẽ biểu hiện rõ rệt. Bạn sẽ cảm nhận được ngực bị cứng lại, biến dạng khi nhìn vào, có thể ê đau. Khi đã nhận biết được dấu hiệu bị bao xơ thì chúng ta cần sớm phẫu thuật lại để xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ và sức khỏe.
>>> Xem thêm: Nâng ngực một thời gian có bị nhỏ đi không?
Dấu hiệu nhận biết bị bao xơ sau nâng ngực
Bao xơ co thắt chặt lại quanh túi độn làm cho ngực cứng lại khi ngồi hoặc nằm. Biểu hiện này có thể xảy ra một bên ngực hoặc cả hai bên, nếu nặng sẽ làm cho bầu ngực bị biến dạng. Do đó, chúng ta nên tìm hiểu dấu hiệu bị bao xơ ở các giai đoạn để sớm khắc phục. Cụ thể, co thắt bao xơ sau nâng ngực diễn ra ở 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Ở cấp độ 1, chúng ta khó nhận biết lâm sàng. Bầu ngực mềm mại tự nhiên, không bị đơ cứng hay biến dạng.
- Giai đoạn 2: Ở cấp độ 2, khi quan sát vẫn không thấy ngực có biểu hiện bất thường, méo mó. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cảm nhận ngực cứng hơn khi sờ vào.
- Giai đoạn 3: Biểu hiện co thắt bao xơ sau nâng ngực có thể cảm nhận độ cứng, ê đau ở cấp độ 3. Lúc này, bầu ngực có phần biến dạng co kéo lên trên, túi độn lệch trông rất khác thường, thay đổi hình dạng và cả kích thước.
- Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này, người thực hiện sẽ cảm nhận được vú cứng, sờ vào ê đau âm ỉ liên tục tại vùng ngực. Ngực bị bao xơ nặng ở giai đoạn 4 sẽ bị biến dạng xô lệch, không còn giữ được sự tự nhiên mềm mại..
Xem thêm: Nâng ngực có ảnh hưởng đến việc sinh con không?
Tìm hiểu những nguyên nhân bị bao xơ sau nâng ngực
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, dấu hiệu bị bao xơ xuất hiện đến nay vẫn chưa thể xác định chắc chắn. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng tốc độ bị co thắt bao xơ sau nâng ngực, chẳng hạn như:
- Yếu tố di truyền: Trường hợp trong gia đình bạn, nếu có tiền sử mắc các bệnh tự miễn, mô sẹo thường phát triển sau những tổn thương thì có nguy cơ chúng ta bị bao xơ sau khi phẫu thuật.
- Nhiễm trùng gây bao xơ: Những phản ứng viêm quá mức, nhiễm trùng sau khi nâng ngực cũng là nguyên nhân gây co thắt bao xơ. Đặc biệt là sự xuất hiện của vi khuẩn tụ cầu chủng Staphylococcus epidermidis có liên quan đến sự phát triển của bao xơ.
- Tụ máu, tụ dịch: Tình trạng tụ máu, tụ dịch sau khi nâng ngực làm cho vi khuẩn phát triển tấn công xung quanh túi độn. Theo các bác sĩ thẩm mỹ, cục máu đông có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị co thắt bao xơ.
- Kết cấu túi ngực: Theo các nghiên cứu, để giảm dấu hiệu bị bao xơ nên chọn loại túi nâng ngực gel có độ nhám, bởi loại túi ngực này có khả năng hút dịch giảm thiểu nguy cơ tạo lớp màng bao xơ dày.
- Vị trí đặt túi nâng ngực: Phẫu thuật đặt túi độn ngực trên cơ có thể làm tăng khả năng bị co thắt túi độn cao hơn so với đặt túi dưới cơ ngực lớn. Vì vị trí dưới cơ không ảnh hưởng đến chức năng của ngực, lại thường xuyên vận động giảm hiện tượng co thắt bao xơ.
- Vị trí đường mổ nâng ngực: Đường mổ nâng ngực cũng là nguyên nhân làm cho bao xơ, một số trường hợp nâng ngực bằng đường quầng vú tăng tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn các đường mổ khác nên cũng tăng nguy cơ bị bao xơ.
Cách khắc phục biến chứng bao xơ sau nâng ngực
Tùy vào dấu hiệu bị bao xơ, mức độ của tình trạng này mà bác sĩ tư vấn cách khắc phục khác nhau. Thông thường ở cấp độ 1, 2 thì cách xử lý có thể là massage ngực mỗi ngày, kiểm tra bên ngoài, dùng thuốc điều trị. Ngực bị bao xơ ở cấp độ 3, 4 thì khả năng cao là cần phải phẫu thuật để xử lý:
Phẫu thuật mở bao xơ hoặc cắt bỏ một phần
Bác sĩ sẽ rạch một đường ở mở bao xơ hoặc xơ hoặc phẫu thuật loại bỏ một phần. Sau khi xẻ bao xơ ra, túi độn có thể di chuyển. Kỹ thuật này được đánh giá đơn giản, ít gây tổn thương nhưng có thể tái phát.
Bên cạnh đó, có một số trường hợp có thể phẫu thuật loại bỏ túi độn cũ rồi đặt túi khác, độn thêm sinh học để giảm nguy cơ bị bao xơ.
Phẫu thuật cắt bỏ bao xơ và túi nâng ngực
Bác sĩ sẽ cắt bỏ bao xơ và cả túi nâng ngực đưa ra ngoài cùng lúc, hoặc tháo túi độn ra trước rồi cắt bỏ bao xơ. Kỹ thuật này có thể loại bỏ vi khuẩn tấn công gây nên tình trạng bao xơ, ngăn chặn tái phát nhiều hơn so với kỹ thuật mở bao xơ. Tuy nhiên, sau khi thực hiện có gây tổn thương, chảy máu, làm mỏng mô vú và còn có nguy cơ bị bao xơ trở lại nếu sử dụng túi nâng ngực mới.
Do đó, tùy vào dấu hiệu bị bao xơ mà bác sĩ chỉ định thực hiện cắt bỏ cả bao xơ và túi độn. Nếu túi độn nằm dưới cơ thì sẽ để lại bao xơ, còn nếu túi độn nằm trên thì cắt bỏ cả 2, trường hợp này có thể giúp ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm, bị vỡ túi độn.
Phẫu thuật loại bỏ bao xơ và túi độn, kết hợp thay thế “vạt tự thân”
Vạt tự thân được hiểu là mảnh mô bao gồm da, mỡ, cơ và mạch máu lấy ở các bộ phận như lưng, bụng, eo, đùi. Sau khi bác sĩ loại bỏ bao xơ và túi độn thù sẽ tiến hành thay thế bằng các mảnh mô này.
Kỹ thuật thay thế vạt tự thân được đánh giá là cho hiệu quả lâu bền mà không cần thay thế tránh được dấu hiệu bị bao xơ. Đặc biệt là việc thay thế vạt tự thân mang lại cảm giác mềm mại, có thể to ra hoặc săn lại tự nhiên như ngực thật.
Nhược điểm của phương pháp là chỉ phù hợp với những ai có đủ lượng mô thừa để bác sĩ cắt bớt, thao tác hơi phức tạp hơn các kỹ thuật khác. Quy trình thực hiện và nghỉ dưỡng lâu hơn, cần phải chăm sóc ngực và cả vị trí lấy mô thừa.
Phẫu thuật tạo khoang thay túi độn mới
Bác sĩ sẽ rạch một đường mổ mới và loại bỏ túi độn, nhưng giữ lại bao xơ. Sau đó, tạo một khoang dưới cơ ngực trên mặt phẳng bao xơ đã được khâu lại trước đó. Tiếp đến, bác sĩ sẽ thay thế túi độn mới rồi khâu vết thương lại. Kỹ thuật tạo khoang chứa mới và đặt túi độn ở vị trí mới tránh được rủi ro co thắt.
Cách ngăn ngừa tình trạng bao xơ hậu nâng ngực
Từ những dấu hiệu bị bao xơ cho thấy cách phòng ngừa biến chứng thì chúng ta cần lưu ý đến những vấn đề sau đây để ngăn ngừa tình trạng co thắt bao xơ:
Chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín
Hãy đến những địa chỉ nâng ngực uy tín có bác sĩ nổi tiếng! Tại những cơ sở làm đẹp chất lượng sẽ sử dụng chất liệu độn ngực an toàn, có độ tương thích cao, hạn chế bị bao xơ. Tìm hiểu kỹ những thông tin về túi nâng ngực từ các thương hiệu lớn trên thế giới.
Đảm bảo sức khỏe thực hiện
Những ai mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường hay gia đình có tiền sử bị sẹo thì nên báo với bác sĩ. Thực hiện các bước kiểm tra sức khỏe để đảm bảo điều kiện thực hiện, tránh được những rủi ro gây biến chứng.
Tuân thủ khâu vệ sinh sau nâng ngực
Như đã nêu trên, dấu hiệu bị bao xơ có bắt nguồn từ nguyên nhân bị nhiễm trùng. Do đó, các bạn nên chú ý đến khâu chăm sóc hậu phẫu với các vấn đề như sau:
- Vệ sinh ngực bằng nước muối sinh lý, lau sạch nước dịch, bụi bẩn, bã nhờn, sau đó thay băng khoảng 2 – 3 lần/ngày, giữ cho vết thương khô thoáng sạch sẽ.
- Không tiếp xúc với nước, không va chạm mạnh đến ngực, đi lại nhẹ nhàng tránh cử động mạnh hay tập thể dục.
- Khi ngủ nằm ngửa người, không được nằm nghiêng hay nằm sấp đè lên ngực.
- Áp dụng những cách chườm lạnh, chườm nóng để làm giảm sưng đau, đồng thời uống thuốc kháng viêm giúp ngực mau chóng ổn định.
- Mặc áo định hình ngực để cố định túi độn tránh bị xô lệch.
- Đến khi tháo áo định hình nên massage ngực để kích thích tuần hoàn máu, bầu vú tự nhiên mềm mại hơn.
- Hạn chế ra đường, đi lại quá nhiều để tránh tiết mồ hôi gây ẩm ướt tạo môi trường cho vi khuẩn thâm nhập.
Đảm bảo ăn uống lành mạnh đầy đủ dinh dưỡng
Khâu ăn uống sau khi phẫu thuật nâng ngực rất quan trọng. Nhiều loại thức ăn có thể thúc đẩy mau liền da, trái lại có những thực phẩm cần kiêng để không làm cho vết thương sưng đau, mưng mủ:
- Để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, bao xơ dày lên, các bạn nên bổ sung các thực phẩm như protein, chất xơ, các loại vitamin từ các loại thực phẩm như thịt nạc, trái cây, sữa, các loại hạt, rau cải xanh…
- Bổ sung khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy trao đổi chất, hỗ trợ làm lành nhanh những tổn thương. Bên cạnh đó, hãy tăng cường thêm nước ép trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể.
- Kiêng ăn các thực phẩm có khả năng gây sưng đau, sẹo xấu như hải sản, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, chất kích thích, thức ăn cay nóng…
Bài viết đã làm rõ dấu hiệu bị bao xơ do đâu và cách phòng ngừa. Nhìn chung, biến chứng bao xơ hiếm khi xảy ra nếu chúng ta nâng ngực tại những địa chỉ chất lượng, sử dụng túi độn có kiểm định. Thế nhưng, vẫn cần đề phòng để kịp thời ngăn chặn biến chứng nặng hơn.’
>>> Có thể bạn quan tâm: Nâng ngực bao lâu thì ngực mới mềm?
Bình luận bài viết