Nguyên nhân co thắt bao xơ sau nâng ngực và cách khắc phục

Một trong những biến chứng mà chị em gặp phải khi phẫu thuật vòng 1 là co thắt bao xơ sau nâng ngực. Bạn cần phát hiện sớm và tìm cách khắc phục tình trạng bao xơ để hạn chế những nguy hiểm đến thiên chức làm mẹ. Các chuyên gia thẩm mỹ tại Seoul Center sẽ đưa ra các phương pháp điều trị cũng như cách phòng tránh nâng ngực bị bao xơ hiệu quả qua bài viết sau.

Co thắt bao xơ sau nâng ngực

Nâng ngực bị bao xơ là như thế nào?

Tình trạng co thắt bao xơ sau nâng ngực được hiểu là sự hình thành “nang” mô sẹo ở vùng mà túi độn được đặt vào khoang ngực phụ nữ. Khi đưa một chất liệu lạ vào cơ thể thì cơ chế phản ứng của các tế bào sẽ tự động cô lập vật thể đó khi được phát hiện, bằng cách chúng sẽ tạo ra một hàng rào mô sẹo bao quanh lấy nó.

Đối với trường hợp nâng ngực, khi túi độn bị bao xơ là một phản ứng bình thường của cơ thể giúp giữ cho túi ngực được cố định và ôm chặt vào khoang ngực. Tuy nhiên, một số cơ địa khách hàng sau khi nâng ngực lại có phần nang mô sẹo bị cứng bất thường. Viên nang bắt đầu co rút, ép chặt phần mô cấy và ảnh hưởng đến hình dạng vòng 1 làm mất thẩm mỹ, gây ra tình trạng đau ở vú.

Ngực bị co thắt bao xơ sau khi phẫu thuật thẩm mỹ
Ngực bị co thắt bao xơ sau khi phẫu thuật thẩm mỹ

Nguyên nhân dẫn đến bao xơ sau nâng ngực

Hiện tượng co thắt bao xơ sau nâng ngực là quá trình xơ hóa do nhiều nguyên nhân gây ra như di truyền, nhiễm trùng, tụ dịch, chất liệu túi độn, vị trí đặt túi ngực,…

Bao xơ do yếu tố di truyền

Theo các chuyên gia thẩm mỹ thì yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng co thắt bao xơ sau nâng cấp vòng 1. Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh tự miễn hay người có cơ địa phát triển mô sẹo dày, nhanh khi cơ thể có vết thương. Thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ mắc phải hiện tượng này và khó tránh khỏi bao xơ co thắt khi thực hiện nâng ngực.

Những người cơ địa dễ hình thành mô sẹo có nguy cơ co thắt bao xơ
Những người cơ địa dễ hình thành mô sẹo có nguy cơ co thắt bao xơ

Nhiễm trùng gây co thắt bao xơ sau nâng ngực

Một số trường hợp co thắt bao xơ xảy ra do nhiễm trùng ở vùng phẫu thuật. Đây là hiện tượng viêm nhiễm của cơ thể phản ứng lại với các vi khuẩn làm gia tăng tốc độ phát triển mức độ co thắt bao xơ. Đặc biệt là sự xâm nhập của vi khuẩn tụ cầu chủng Staphylococcus epidermidis gây áp lực cho bao xơ, gia tăng collagen hình thành tế bào và mạch máu dày đặc ở phần bao xơ, dẫn đến hiện tượng co thắt bao xơ.

Tụ máu hoặc tụ dịch

Theo một số nghiên cứu hiện tượng bao xơ ở phụ nữ, các chuyên gia cho biết tụ máu hoặc tụ dịch cũng làm gia tăng nguy cơ bao xơ co thắt sau khi nâng ngực. Bởi các cục máu đông là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho các vi khuẩn bám dính trên vùng phẫu thuật và túi độn, thúc đẩy sự phát triển màng biofilm gây nên bao xơ nhanh hơn.

Vi khuẩn bám dính trên túi độn làm phát triển lớp màng bao xơ
Vi khuẩn bám dính trên túi độn làm phát triển lớp màng bao xơ

Vị trí đặt túi ngực không phù hợp

Việc lựa chọn vị trí đặt túi độn cũng là nguyên nhân gây dẫn đến co thắt bao xơ sau nâng ngực. Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết túi độn khi đặt trên phần cơ có nguy cơ xảy ra co thắt nhiều hơn so với đặt túi độn dưới cơ. Cùng với đó, vị trí đường rạch cũng ảnh hưởng đến tình trạng bao xơ không kém. Đặc biệt, nâng ngực bằng đường quầng vú có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn so với các đường mổ khác, gia tăng tỷ lệ co thắt bao xơ.

Kết cấu túi độn gia tăng co thắt bao xơ

Hầu hết các hiện tượng co thắt bao xơ xảy ra nhiều ở những trường hợp nâng ngực túi vỏ trơn hơn khi nâng ngực bằng túi vỏ nhám. Để giảm tình trạng này, các bác sĩ khuyến cáo nên lựa chọn túi độn có bề mặt vi nhám (macrotextured surface). Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây nên co thắt bao xơ như đã từng phẫu thuật nâng ngực bị hỏng hay từng xạ trị trước đó làm tăng nguy cơ hơn.

>>> Xem ngay: Túi nâng ngực có mấy loại? Phân loại chi tiết túi ngực nào tốt #1

Túi vỏ trơn thường xảy ra hiện tượng co thắt bao xơ
Túi vỏ trơn thường xảy ra hiện tượng co thắt bao xơ

Dấu hiệu bị bao xơ ngực sau khi nâng là gì?

Bạn có thể nhận biết co thắt bao xơ sau nâng ngực bằng mắt thường, tuy nhiên các dấu hiệu này xảy ra theo từng giai đoạn. Bao xơ hình thành và co lại khiến cho túi ngực khi sờ vào có cảm giác bị cứng. Dấu hiệu bị bao xơ ngực trải qua 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn bắt đầu hiện tượng bao xơ và không xuất hiện triệu chứng nên rất khó để phát hiện. Quá trình hình thành mô sẹo xung quanh vùng mô cấy sẽ không làm ảnh hưởng đến các đặc điểm của vòng 1. Ngực của bạn vẫn tự nhiên và có độ mềm khi sờ tay vào.
  • Giai đoạn 2: Các bao xơ bắt đầu bị co thắt và chỉ xuất hiện các triệu chứng thẩm mỹ nhỏ. Vòng 1 của bạn vẫn ổn định và hình dạng không có gì thay đổi. Tuy nhiên, khi chạm tay vào sẽ có cảm giác ngực săn chắc hơn so với bình thường.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, tình trạng co thắt bao xơ biểu hiện với các dấu hiệu dễ dàng nhận thấy. Một số dấu hiệu điển hình như khi chạm tay vào có cảm giác cứng, núm vú bị dị hình, đôi khi sẽ có giảm giác căng tức nhẹ.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nhận thấy rõ các biểu hiện co thắt bao xơ sau nâng ngực. Vòng 1 trở nên đơ cứng và biến dạng so với ban đầu. Các cơn đau vú cũng diễn ra thường xuyên hơn, đặc biệt khi chạm vào.
4 giai đoạn hình thành bao xơ khi nâng cấp vòng 1
4 giai đoạn hình thành bao xơ khi nâng cấp vòng 1

Các phương pháp điều trị khi co thắt bao xơ

Dựa vào tình trạng và từng mức độ co thắt bao xơ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Đối với những trường hợp thuộc giai đoạn 1 và 2 thì sẽ không cần phẫu thuật mà thực hiện massage, siêu âm hoặc sử dụng các loại thuốc chống viêm. Tuy nhiên, nếu bạn bị co thắt bao xơ giai đoạn 3 và 4 thì sẽ áp dụng kỹ thuật phẫu thuật để xử lý.

Phẫu thuật mở/xẻ bao xơ (capsulotomy)

  • Đối tượng thực hiện: Áp dụng cho những bệnh nhân mới có dấu hiệu co thắt bao xơ sau nâng ngực nhưng chưa bị vỡ hay rò rỉ túi độn ra bên ngoài.
  • Cách thực hiện: Khách hàng sẽ được gây mê toàn thân, bác sĩ tiếp cận bao xơ để mở thêm không gian cho túi độn dễ dàng di chuyển. Hoặc bác sĩ sẽ cắt bỏ bao xơ và thay thế bằng túi độn mới. Cuối cùng là sử dụng mô sinh học như Alloderm hoặc Strattice để hạn chế nguy cơ tái phát tình trạng co thắt trở lại.
  • Ưu điểm: Phẫu thuật mở/ xẻ bao xơ hạn chế tình trạng xâm lấn và ít chảy máu. Giúp khách hàng mau hồi phục.
  • Hạn chế: Không thể loại bỏ hoàn toàn bao xơ, các vi khuẩn bám dính trên vỏ bao xơ vẫn còn và dễ bị tái phát trở lại.
Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mở/ xẻ để loại bỏ phần bao xơ
Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mở/ xẻ để loại bỏ phần bao xơ

Phẫu thuật cắt bỏ cả bao xơ và túi độn (capsulectomy)

  • Đối tượng: Những người bị co thắt bao xơ do màng vi khuẩn bám dính trên túi độn.
  • Cách thực hiện: Nếu túi độn nằm dưới cơ thì bác sĩ chỉ định để lại phần bao xơ dính vào xương sườn. Nếu túi độn nằm trên bao xơ thì bác sĩ thực hiện cắt bỏ cả bao xơ và túi độn giúp ngăn chặn gel silicone tràn ra khi túi độn bị vỡ, hạn chế nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ bóc tách khoang ngực để đưa túi độn mới vào, có thể đặt thêm mô sinh học hoặc không tùy vào nhu cầu khách hàng.
  • Ưu điểm: Giúp loại bỏ được triệt để vi khuẩn trên bao xơ và hạn chế nguy cơ tái phát.
  • Hạn chế: Kỹ thuật cắt bỏ bao xơ và túi độn có tỷ lệ biến chứng cao hơn như chảy máu, mô vú bị mỏng đi nhiều hơn so với phương pháp mở xẻ bao xơ.
Cắt bỏ bao xơ và túi độn, thay chất liệu độn mới để khắc phục biến chứng
Cắt bỏ bao xơ và túi độn, thay chất liệu độn mới để khắc phục biến chứng

Phẫu thuật cắt bỏ bao xơ và túi độn, thay bằng vạt tự thân

  • Đối tượng: Áp dụng cho những trường hợp bị co thắt bao xơ do không tương thích với chất liệu túi độn, muốn sở hữu vòng 1 tự nhiên hơn.
  • Cách thực hiện: Quy trình được các bác sĩ cắt bỏ túi độn và bao xơ, sau đó tiến hành thay thế bằng vạt tự thân. Vạt tự thân hay còn gọi là mảnh mô, chúng được lấy từ vị trí khác trên cơ thể ở phần bụng, lưng, đùi hoặc mông. Mảnh mô có thể bao gồm phần da, các tế bào mỡ, mạch máu và cơ sau đó cấy ghép lên vòng 1 tạo bầu ngực mới. Điều này đòi hỏi tay nghề bác sĩ chuyên môn cao và am hiểu về các phương pháp nâng ngực hiện đại.
  • Ưu điểm: Phương pháp thay thế túi độn bằng vạt tự thân mang lại những ưu điểm như tương thích với cơ thể khách hàng, duy trì hiệu quả bền lâu và hạn chế nguy cơ tái phát co thắt bao xơ sau nâng ngực. Vòng 1 có độ mềm và sờ tay vào có cảm giác tự nhiên như ngực thật.
  • Hạn chế: Phương pháp này không phù hợp với những bạn quá gầy, cơ thể không có đủ lượng mô để cấy ghép. Bên cạnh đó, quá trình hồi phục sau khi thực hiện phương pháp này thường lâu hơn so với phẫu thuật mở/ cắt bỏ bao xơ và túi độn.
Phương pháp thay túi độn bằng vạt tự thân được ứng dụng khi bị co thắt bao xơ
Phương pháp thay túi độn bằng vạt tự thân được ứng dụng khi bị co thắt bao xơ

Kỹ thuật tạo khoang “neo-subpectoral”

  • Đối tượng: Áp dụng cho những đối tượng co thắt bao xơ ngực ở giai đoạn 3 và muốn rút ngắn quá trình hồi phục.
  • Cách thực hiện: Thông qua đường mổ cũ, bác sĩ sẽ rạch để loại bỏ túi độn, sau đó giữ lại bao xơ cũ và tạo một khoang chứa mới được gọi là khoang neo subpectoral. Khoang ngực này nằm ở dưới lớp cơ ngực và nằm trên lớp bao xơ. Bác sĩ sẽ đưa túi độn mới vào khoang ngực sau khi tạo để thay thế túi độn cũ rồi đóng vết thương.
  • Ưu điểm: Hạn chế xâm lấn và thực hiện nhanh chóng, khách hàng không cần nghỉ ngơi nhiều so với 3 phương pháp trên.
  • Hạn chế: Mặc dù tạo khoang chứa mới nhưng bao xơ cũ vẫn còn và dễ bị tái phát.
Tạo khoang neo subpectoral để đưa túi độn mới vào cơ thể
Tạo khoang neo subpectoral để đưa túi độn mới vào cơ thể

Tóm lại, 4 phương pháp điều trị co thắt bao xơ sau nâng ngực ở trên đều mang lại những hiệu quả khác nhau. Tùy vào tình trạng bao xơ ở mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định lựa chọn kỹ thuật điều trị tốt nhất.

Cách phòng tránh ngực bị co thắt bao xơ từ chuyên gia

Nếu bạn đã và sắp thực hiện phẫu thuật nâng ngực thì hãy áp dụng các cách phòng tránh ngực bị co thắt bao xơ dưới đây để giảm nguy cơ hình thành từ ngay ban đầu:

Kiểm tra sức khỏe bệnh nhân kỹ lưỡng

Khi nâng ngực, bạn cần được thăm khám sức khỏe thường xuyên để sàng lọc và phát hiện các biểu hiện ngực bị tụ máu, chảy dịch, sưng đau,… Các bác sĩ sẽ đưa ra các chế độ chăm sóc kỹ lưỡng và yêu cầu từ bỏ các chất kích thích, hạn chế nguy cơ phát bệnh và điều trị bệnh.

Xác định mô cấy ngực phù hợp với bệnh nhân

Khi đặt mô cấy vào ngực bệnh nhân, bác sĩ cần xem xét vòng 1 chị em có đủ mô vú tự nhiên để che đi mô cấy hay không. Nếu ngực quá to sẽ khiến vòng 1 bị căng tức và dễ xảy ra biến chứng. Nếu ngực nhỏ thì bạn nên thực hiện theo từng giai đoạn với mô cấy từ trung bình đến to để cơ thể dần thích nghi.

Xác định mô cấy ngực

Xử lý mô cấy ngực theo đúng tiêu chuẩn y khoa

Khi đưa mô cấy ngực (hay còn gọi là vạt tự thân) vào cơ thể cần được xử lý theo đúng tiêu chuẩn y khoa thì khả năng nhiễm khuẩn sẽ thấp hơn. Bởi đó, các bác sĩ phẫu thuật sẽ vô trùng kỹ lưỡng máy móc thiết bị và hạn chế chạm vào bất kỳ thiết bị cấy ghép trước khi đặt mô vào cơ thể khách hàng.

Sử dụng túi độn gel có kết cấu

Thay vì sử dụng túi cấy ghép gel có bề mặt nhẵn dễ gây xô lệch và co thắt bao xơ thì bạn nên lựa chọn túi gel có kết cấu, giúp giảm khả năng co lại của bao. Khi bề mặt của mô cấy có kết cấu sẽ khiến mô sẹo xung quanh mô cấy khó phát triển hơn. Nhưng bạn cần được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng trước khi lựa chọn vì không phải ai cũng phù hợp với túi độn có kết cấu. Chỉ phù hợp khi túi cấy ghép được đặt bên dưới phần cơ ngực.

Sử dụng túi độn gel có kết cấu

Áp dụng phương pháp đặt “dưới cơ” tối ưu

Các bác sĩ phẫu thuật nâng ngực cho biết đặt chất liệu độn dưới cơ ngực có thể làm giảm đáng kể nguy cơ xảy ra co thắt bao xơ. Nếu đặt chất liệu độn một phần bên dưới vị trí cấy ghép cơ dẫn đến 8-12% nguy cơ co thắt bao xơ. Ngược lại, 12-18% nguy cơ bao xơ khi đặt mô cấy ghép cơ. Nếu cấy ghép được đặt hoàn toàn dưới cơ thì chỉ có 4-8% tỷ lệ co thắt bao xơ.

Massage ngực nhẹ nhàng

Một trong những phương pháp phòng tránh co thắt bao xơ sau nâng ngực là massage vòng 1 đều đặn mỗi tuần. Massage ngực nhẹ nhàng khi đã ổn định có thể ngăn ngừa co thắt bao xơ và giữ được độ mềm tự nhiên như ngực thật. Tuy nhiên, nên chú ý cách massage đúng phương pháp, tránh làm xáo trộn các mô của vú khi trong quá trình lành vết thương mà chưa được phép. Ngược lại, massage không đúng cách dễ làm tổn thương mô và ngực dễ bị co cứng hơn.

Với những chia sẻ của Seoul Center về tình trạng co thắt bao xơ sau nâng ngực đã giúp bạn biết được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như các biện pháp khắc phục kịp thời. Hãy phòng tránh sớm biến chứng nguy hiểm này trước khi diễn biến nặng hơn, ảnh hưởng đến chức năng vòng 1 của nàng.

Đăng ký ngay

để được tư vấn miễn phí

Hotline Chat trực tiếp Tư vấn ngay Hotline Hotline Đặt hẹn Đặt lịch hẹn
logo-white
TƯ VẤN NGAY
ĐẶT LỊCH HẸN

để được hỗ trợ tốt nhất.

CHỌN CHI NHÁNH

mà bạn muốn đặt lịch

Chọn khu vực

Chọn chi nhánh
Vui lòng chọn khu vực

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, 28/09/2023

Vui lòng chọn chi nhánh trước khi đặt lịch hẹn.

Bạn đang đặt hẹn vào ngày 00/00/0000 00:00
Đặt lịch hẹn thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
*Tên không được để trống.
*Tên không chứa số, ký tự đặt biệt và không quá 32 ký tự.
*Số điện thoại không được để trống.
*Số điện thoại không hợp lệ.
*Ghi chú không được chứa ký tự đặc biệt và không quá 250 ký tự.

Form đã được gửi thành công!

{{ formError }}