Việc thực hiện phẫu thuật dao kéo chắc chắn sẽ để lại những vết sẹo trên da. Tuy nhiên, với những người cơ địa sẹo lồi thì đây quả thực là “cơn ác mộng”. Vết tích này nếu nằm ở những vị trí thường thấy sẽ khiến cho bạn tự ti, không dám diện váy áo hở. Liệu có cách điều trị sẹo lồi hoàn toàn hay không? Seoul Center sẽ bật mí cho bạn trong bài viết dưới đây.
Sẹo lồi là gì?
Sẹo là kết quả của việc hồi phục vết thương hình thành nên các mô sợi collagen thay thế vào vùng da này. Tuy nhiên, sẹo lồi là sự phát triển quá mức của các tổ chức xơ sau khi tổn thương hồi phục. Chúng phát triển không ngừng và nổi lên trên bề mặt da và lan rộng ra ngoài gây mất thẩm mỹ.
Đối tượng trong độ tuổi 10 – 30 có nguy cơ bị sẹo lồi cao nhất và tỷ lệ ở nữ giới cao hơn nam giới.
Thế nào là cơ địa sẹo lồi?
Người có cơ địa sẹo lồi là khi cơ thể họ sản sinh quá mức collagen trong quá trình phục hồi vết thương. Cơ địa sẹo lồi thường dễ hình thành sau khi phẫu thuật, tai nạn hơn so với người bình thường. Nguyên nhân chính là do bẩm sinh hoặc chế độ chăm sóc không hợp lý.
Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, người da màu có tỉ lệ sẹo lồi cao gấp 1,5 lần so với người da trắng. Cách tốt nhất để nhận biết mình có phải người cơ địa sẹo lồi hay không đó là tự bản thân trải nghiệm sau khi lành vết thương. Để giảm tối đa tình trạng này, bạn cần hết sức chú ý kiêng ăn một số thực phẩm và vệ sinh vết thương hợp lý.
Nguyên nhân gây ra sẹo lồi
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra sẹo lồi đó là người bệnh thực hiện các phẫu thuật hoặc chấn thương tác động trên da. Cùng với đó, kết hợp với những nguyên nhân khác gây ra sẹo lồi như:
- Vết thương không được điều trị nhanh chóng, vệ sinh không đúng cách.
- Sau phẫu thuật ăn rau muống, trứng, thịt bò, hải sản, đồ nếp.
- Để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào da.
- Gãi, cọ xát vết thương.
Dấu hiệu nhận biết cơ địa sẹo lồi
Không có cách nào nhận biết người có cơ địa sẹo lồi hay không, chỉ khi nào bạn gặp phải những chấn thương trên da mới có thể xác định được.
Thông thường, đặc điểm nhận dạng của sẹo lồi như sau:
- Vết sẹo gồ cao trên bề mặt da có màu hồng hoặc nâu sẫm.
- Bề mặt nhẵn bóng và không có lông so với vùng da xung quanh.
- Vết sẹo căng, gây cảm giác ngứa hoặc đau cho người bệnh.
Những vị trí thường bị sẹo lồi
Thông thường, những vị trí xuất hiện sẹo lồi sẽ ở nơi có vết thương, vết trầy xước do mụn, phẫu thuật, bỏng, tai nạn. Cụ thể như:
- Vùng xương ức.
- Dái tai, da mặt, da cổ.
- Da bụng, bả vai, lưng, cổ.
- Tay chân.
- Sẹo thủy đậu.
Các phương pháp điều trị dành cho người cơ địa sẹo lồi
Hoàn toàn có thể xóa sẹo lồi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên,mức độ thành công tùy thuộc mà tình trạng sẹo hiện tại và không có liệu pháp nào cho hiệu quả 100%. Chúng chỉ có thể giúp vết sẹo nhỏ, mờ và phẳng dần chứ không thể xóa hoàn toàn như da lành xung quanh.
Theo đó, có 2 phương pháp điều trị hiệu quả đó là điều trị nội khoa và ngoại khoa:
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là phương pháp chủ yếu được thực hiện bằng thuốc kháng sinh tác động vào bên trong vết sẹo, hoàn toàn không cần áp dụng phẫu thuật. Có 4 phương pháp điều trị nội khoa cho sẹo lồi bao gồm:
Tiêm corticosteroid
Corticosteroid có tác dụng làm giảm tổng hợp collagen và glycosaminoglycan, từ đó ngăn chặn hình thành sẹo lồi. Theo đó, các bác sĩ sẽ dùng triamcinolone acetonide để tiêm trực tiếp vào vết sẹo. Bệnh nhân sẽ phải tiêm từ 2-3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng và mỗi lần tiêm mất khoảng 15 phút.
Hiệu quả điều trị bằng corticosteroid sẽ đạt khoảng 50-100% và tỷ lệ tái phát từ 9 – 50% trong vòng 5 năm. Phương pháp phù hợp với sẹo lồi đang hoạt động, những vết sẹo còn đỏ, ngứa hoặc đau. Bạn càng thực hiện sớm thì khả năng điều trị càng cao.
Điều trị bằng Interferon
Interferon-alpha & gamma có tác dụng ức chế tổng hợp collagen thông qua việc loại bỏ Ribonucleic acid. Cơ chế thực hiện đó là tiêm 1 triệu đơn vị/cm theo chiều dài da xung quanh vị trí sẹo sau khi phẫu thuật. Nhắc lại mũi thứ 2 vào 1-2 tuần sau mũi đầu. Trong một số trường hợp bệnh nhân có sẹo lồi lớn thì bắt buộc phải dùng thuốc gây mê bằng Acetaminophen để điều trị.
Điều trị bằng Imiquimod 5%
Imiquimod 5% được bào chế dạng kem có tác dụng điều trị sẹo lồi tại chỗ. Bạn nên bôi ngay sau khi cắt bỏ sẹo và bôi đều đặn trong khoảng 8 tuần. Đối với những vết sẹo lớn, có nguy cơ bị rách hoặc là vết thương hở, bạn nên bôi thuốc sau 4-6 tuần phẫu thuật.
Điều trị bằng 5-fluorouracil
Tiêm 5-fluorouracil là phương pháp khá phù hợp với những người có cơ địa sẹo lồi. Trung bình khoảng 5-10 lần tiêm, bạn sẽ thấy kết quả điều trị. Trong trường hợp vết sẹo lớn, cần kết hợp 0,9 ml 5-fluorouracil (50mg/ml) với 0.1 ml Triamcinolone acetonide (10 mg/ml) để đạt hiệu quả cao nhất.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị sẹo lồi ngoại khoa là phương pháp trị liệu những tổn thương bằng phẫu thuật đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề chuyên môn, thiết bị y tế hiện đại,…Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị ngoại khoa được sử dụng phổ biến đó là:
Phẫu thuật lạnh trị sẹo lồi
Phương pháp này sử dụng thủ thuật làm lạnh sẹo lồi bằng Nitrogen lỏng có nhiệt độ -196 độ C để phá vỡ liên kết tế bào khiến cho phần sẹo bị hoại tử và xẹp xuống. Phương pháp này sẽ được thực hiện khoảng 2-3 tuần/lần.
Hiệu quả điều trị cho thấy hiệu quả đối với 50% người có cơ địa sẹo lồi sau 8-10 buổi điều trị. Làm mờ lên tới 70% so với vết sẹo ban đầu. Trong trường hợp vết sẹo lớn, gồ cao thì cần phối kết hợp với tiêm steroid để đạt hiệu quả cao nhất.
Xạ trị điều trị cơ địa sẹo lồi
Đây là phương pháp sử dụng tia phóng xạ để ngăn cản sự hình thành và tổng hợp của sẹo lồi. Từ đó, giảm viêm và ức chế sự phát triển của chúng. Phương pháp này hoàn toàn có thể kết hợp với phẫu thuật. Chúng được áp dụng theo từng đợt ngắn và đạt hiệu quả cao nhất khi áp dụng 2 tuần đầu sau khi cắt bỏ sẹo.
Tuy nhiên, phương pháp xạ trị không được khuyến khích bởi nguy cơ gây ung thư da sau 15 – 20 năm và tuyệt đối không áp dụng cho trẻ nhỏ.
Lưu ý dành cho người có cơ địa sẹo lồi
Như chúng tôi đã nói ở trên, việc điều trị sẹo lồi hoàn toàn là rất khó khăn. Đồng thời, chúng còn có nguy cơ tái phát gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, chúng ta thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy lưu ý một số vấn đề sau:
- Hạn chế phẫu thuật, tác động dao kéo không cần thiết.
- Thoa một lớp dưỡng ẩm mỏng và băng vết thương không dính da, giữ chặt băng tạo áp lực vừa đủ lên vết thương.
- Khi vết thương lên da non, tuyệt đối không gãi, cọ xát khiến cho vết thương lâu lành và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Khi vết thương hồi phục hoàn toàn, có thể sử dụng băng gel silicone để ngăn chặn sự phát triển của sẹo lồi. Băng liên tục từ 12 – 14 tiếng trong 1-2 tháng.
- Điều trị sẹo lồi càng sớm càng tốt.
- Kiêng hoàn toàn các thực phẩm gây sẹo lồi ít nhất 3 tuần như: thịt bò, rau muống, trứng, đồ ăn cay nóng, trứng, hải sản.
- Thoa kem chống nắng thường xuyên cho vùng da bị tổn thương nhằm tránh tăng sắc tố melanin quá mức.
- Hạn chế xỏ bông tai, xăm mình.
- Thực hiện các phương pháp điều trị sẹo lồi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những phương pháp điều trị tốt nhất dành cho người cơ địa sẹo lồi và một số lưu ý giúp bạn hạn chế tối đa hình thành sẹo. Hy vọng rằng, bài viết của Seoul Center sẽ hữu ích với bạn.
XEM THÊM:
Bình luận bài viết