Bỏ túi ngay các cách giảm sưng môi sau khi tiêm filler

Tình trạng sưng đau sau khi tiêm filler là bình thường bởi phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên nhiều người vẫn lo sợ tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kết quả thẩm mỹ. Dưới đây là những cách giảm sưng môi sau khi tiêm filler mang lại hiệu quả mà nhiều người đã áp dụng.

Làm thế nào để môi giảm sưng đau sau khi tiêm filler?
Làm thế nào để môi giảm sưng đau sau khi tiêm filler?

Nguyên nhân khiến môi bị sưng sau khi tiêm filler

Để áp dụng các cách giảm sưng môi sau khi tiêm filler thành công thì trước tiên bạn cần biết đâu là nguyên nhân gây ra những biểu hiện này. Có rất nhiều lý do khách quan và chủ quan như sau:

Phản ứng từ cơ địa mỗi người

Khi cơ thể dung nạp một chất gì đấy vào cơ thể chắc chắn sẽ xảy ra phản ứng và tác dụng phụ. Filler được biết là hợp chất làm đầy chứ axit hyaluronic được chứng nhận tương thích với cơ thể. Tuy nhiên khi tiêm filler vào môi, chất filler cần thời gian để dung nạp và kích thích các tế bào phản ứng. Bởi đó mà sau khi tiêm filler môi bị sưng là điều bình thường. Sau vài ngày, hợp chất này bắt đầu dung hòa với cơ thể và tình trạng sưng cũng mất đi.

Chất lượng của filler

Một trong những lý do nguy hiểm khiến môi sưng đỏ và kích ứng là sử dụng filler không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Khi tiêm phải loại filler này vào môi sẽ khiến cho cơ thể đào thải nhanh, môi sưng phù, đau nhức âm ỉ. Sau vài ngày bạn sẽ thấy màu môi bị thâm tím, kéo dài tình trạng viêm nhiễm và dẫn đến hoại tử. Cho dù bạn áp dụng các cách giảm sưng môi sau khi tiêm filler cũng không có tác dụng.

Filler kém chất lượng là nguyên nhân khiến môi bị sưng và viêm nhiễm
Filler kém chất lượng là nguyên nhân khiến môi bị sưng và viêm nhiễm

Quy trình vô trùng không đảm bảo

Đối với tất cả các dịch vụ thẩm mỹ kể cả tiêm filler đều cần thực hiện trong môi trường vô khuẩn, đảm bảo vệ sinh. Nếu cơ sở không sát trùng và khử khuẩn dễ khiến cho vi khuẩn bám dính gây nên tình trạng viêm nhiễm vết thương. Môi bị sưng kéo dài và dễ dàng lây nhiễm bệnh Herpes do dùng chung kim tiêm.

Tay nghề bác sĩ chưa cao

Thực hiện tiêm filler bởi các bác sĩ không đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn xảy ra nhiều hậu quả như: tiêm sai vị trí, tiêm quá liều hay quá sâu,… Khiến chất filler không phát huy tác dụng mà còn làm tắc mạch máu lưu thông, gây thâm tím và sưng phù kéo dài.

Tiêm filler môi bởi những người không đủ chuyên môn xảy ra rủi ro khó lường
Tiêm filler môi bởi những người không đủ chuyên môn xảy ra rủi ro khó lường

Do chăm sóc da không đúng cách

Chăm sóc không đúng cách cũng là lý do khiến môi bị sưng âm ỉ sau khi tiêm filler. Không tuân thủ lời khuyên từ bác sĩ trong chế độ kiêng cữ, sinh hoạt là lý do khiến môi dễ bị kích ứng và xê lệch chất làm đầy.

Xem thêm: Tiêm filler kiêng gì? Kiêng ăn bao lâu?

Môi bị sưng sau khi tiêm filler có phải là biến chứng không?

Rất nhiều khách hàng thắc mắc môi bị sưng sau khi tiêm filler có phải là biến chứng không. Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng sưng ở môi.

Nếu như môi của bạn bị sưng do phản ứng từ cơ thể trong 2 – 3 ngày đầu và dần mất đi, thì chắc chắn bạn không gặp phải biến chứng.

Tuy nhiên, nếu bạn xét thấy mình đã thực hiện tiêm filler và gặp phải 4 nguyên nhân còn lại mà chúng tôi vừa kể trên khiến cho môi bị sưng bầm kéo dài. Từ sau khi thực hiện đến khoảng 2 tuần mà tình trạng sưng môi vẫn không chấm dứt, xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì rất có thể bạn đã gặp phải biến chứng sau khi tiêm filler.

Tìm hiểu thêm: Biến chứng khi tiêm filler thường gặp

Môi sưng kéo dài, biểu hiện bất thường là biểu hiện của biến chứng
Môi sưng kéo dài, biểu hiện bất thường là biểu hiện của biến chứng

Điều cần thiết lúc này là bạn phải báo ngay tình trạng của mình cho bác sĩ thực hiện và đưa ra giải pháp khắc phục. Nếu như bạn không tin tưởng cơ sở thực hiện, hãy đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Các cách giảm sưng môi sau khi tiêm filler

Với những nguyên nhân mà các chuyên gia Viện thẩm mỹ Seoul Center vừa cung cấp, bạn đã xác định được đâu là lý do khiến môi của mình bị sưng. Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những cách giảm sưng môi sau khi tiêm filler cực kỳ hữu ích.

Chườm lạnh sau khi tiêm filler

Một trong những phương pháp có hiệu quả tức thời trong những ngày đầu sau khi tiêm filler là chườm lạnh. Bạn không nên chườm đá trực tiếp lên môi làm dính nước, hãy sử dụng túi chườm lạnh để chườm lên môi bị sưng trong 24 giờ đầu. Cứ 30 phút cách nhau, bạn chườm lạnh 5 phút sẽ thấy môi bớt sưng hẳn.

Chườm lạnh môi giúp giảm sưng nhanh chóng
Chườm lạnh môi giúp giảm sưng nhanh chóng

Uống thuốc giảm sưng

Sau khi thực hiện tiêm môi, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau trong tuần đầu. Nhờ uống thuốc mà môi của bạn hết đau nhức, môi đỡ sưng và khô thoáng. Nếu môi của bạn quá sưng thì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên bạn chỉ được dùng khi có chỉ định.

Chế độ chăm sóc phù hợp

Xây dựng cho mình những thói quen dưới đây chính là cách giảm sưng môi sau khi tiêm filler:

  • Không sờ nắn, dùng tay massage làm viêm nhiễm, xê dịch và vón cục chất filler.
  • Không tiếp xúc nước trong 2 – 3 ngày đầu khi môi còn sưng, nên dùng ống hút hay thìa để ăn.
  • Không xông hơi trong thời gian đầu ảnh hưởng đến tác dụng của filler và làm chảy dịch.
  • Không son môi hay dùng mỹ phẩm thoa trong tháng đầu tiên. Đeo khẩu trang không quá chặt khiến môi bị chèn ép.
  • Che chắn môi khi ra ngoài tránh ánh nắng và bụi bặm gây môi sưng và thâm sạm.
  • Không nằm sấp hay vận động cơ mặt mạnh, tránh nhai hay ăn các thực phẩm cứng tác động đến định hình dáng môi gây sưng.
  • Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi và ngủ đúng giờ để có sức đề kháng tốt.
Hạn chế sờ tay lên môi dễ làm nhiễm khuẩn
Hạn chế sờ tay lên môi dễ làm nhiễm khuẩn

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ngoài đảm bảo các cách giảm sưng môi sau khi tiêm filler ở trên thì chế độ ăn uống, dinh dưỡng cũng sẽ giúp môi bớt sưng và nhanh hồi phục:

Tránh ăn các thực phẩm gây kích ứng, sưng tấy
Tránh ăn các thực phẩm gây kích ứng, sưng tấy
  • Tránh ăn các thực phẩm quá cay hoặc quá mặn làm kích ứng môi và kéo dài tính trạng sưng đỏ.
  • Bổ sung rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin, uống nhiều nước để tái tạo tế bào và sản sinh collagen ở môi.
  • Đặc biệt nên uống các loại nước chứa nhiều vitamin C để kháng viêm và giảm sưng rất tốt
  • Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng là cách giảm sưng môi sau khi tiêm filler như hải sản, thịt bò, và phê, bia rượu,…
  • Ngoài ra, tránh ăn thực chứa nhiều dầu mỡ hay hút thuốc khiến môi thâm sạm.

Bạn đang áp dụng đúng phương pháp nhưng không hiệu quả?

Hãy để Chuyên gia tại Seoul Center tư vấn miễn phí cho bạn

Với những cách giảm sưng môi sau khi tiêm filler mà chúng tôi vừa gợi ý, mong rằng sẽ giúp các chị em mau chóng giảm bớt tình trạng sưng môi trong những ngày đầu thẩm mỹ. Việc chăm sóc là vô cùng cần thiết để đôi môi hồi phục nhanh và tái tạo màu môi căng mọng, tràn đầy đầy sức sống.

đội ngũ bác sĩ
1800 088 878 phone Đặt lịch hẹn Đặt lịch hẹn Tư vấn ngay Tư vấn ngay cskh.seoulcenter@gmail.com mail
Chi nhánh Chi nhánh Tư vấn Hotline Hotline Đặt hẹn Đặt hẹn Tải app Tải app
Chọn chi nhánh
Vui lòng chọn khu vực
Chọn thời gian
Hôm nay, Thứ 5 - 23/03/2023
  • Thứ 5
    23/03
  • Thứ 6
    24/03
  • Thứ 7
    25/03
  • CN
    26/03
  • Thứ 2
    27/03
  • Thứ 3
    28/03
  • Thứ 4
    29/03
  • Thứ 5
    30/03
  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30
Đặt lịch hẹn thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!