Kem chống nắng luôn là vật bất ly thân của chúng ta mỗi khi ra ngoài. Hiện nay trên thị trường có 2 dạng kem chống nắng phổ biến là kem chống nắng vật lý và hoá học. Vậy đâu mới là “chân ái” cho làn da bạn? Cùng Seoul Center tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới nhé.

Sự khác biệt giữa kem chống nắng vật lý và hóa học
Kem chống nắng vật lý và hoá học thường có cơ chế hoạt động, thành phần và kết cấu hoàn toàn khác nhau. Tuỳ vào trường hợp và đặc điểm của mỗi làn da sẽ phù hợp với mỗi loại kem chống nắng.
Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý có tên gọi trong tiếng anh là Sunblock. Đây là loại kem chống nắng có thành phần thiên nhiên, lành tính và chứa nhiều khoáng chất cần thiết.

Thành phần: Trong kem chống nắng có thành phần chính là titanium dioxide và zinc oxide. Hai chất này có công dụng ngăn ngừa làn da trước các tác hại từ môi trường, ánh nắng.
Kết cấu: Kem chống nắng vật lý thường có kết hơi đặc, khó tán trên da, chất kem hơi đục và không nhiều mùi thơm.
Cơ chế tác dụng: Kem chống nắng vật lý hoạt động với cơ chế tạo ra một lá chắn vững chắc, ngăn không cho tia UV tác động vào bên trong làn da. Theo đó, thành phần titanium dioxide và zinc oxide sẽ phản xạ lại tia UV và các tác hại từ môi trường.
Ưu điểm:
Sở hữu nhiều thành phần thiên nhiên, lành tính nên kem chống nắng dạng vật lý có những ưu điểm nổi bật như sau:

- Sau khi thoa kem lên vùng da có thể phát huy tác dụng ngay lập tức mà không cần chờ đợi.
- Lá chắn bền vững và chống nắng trong khoảng thời gian dài.
- Chống lại các tia UV bao gồm UVA và UVB.
- Không gây kích ứng, lành tính, dịu nhẹ nên phù hợp với nhiều loại da, nhiều đối tượng khác nhau. Ngay cả với da nhạy cảm, dễ bị nổi mụn cũng không bị kích ứng, khó chịu.
Nhược điểm:
Bên cạnh ưu điểm như trên, kem chống nắng này vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Kết cấu kem thường khá dày, đặc nên khó đều màu da. Điều này thường khiến lỗ chân lông bít tắc, làn da nặng nề, dễ bị đổ dầu và khó chịu.
- Dễ bị trôi nếu làn da ra nhiều mồ hôi hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời, dưới nước.
- Không phù hợp với người có màu da đen vì dễ khiến gương mặt trắng bệch.
- Làm lớp nền trang điểm không tự nhiên và khó thẩm thấu các dưỡng chất.
Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hoá học còn có tên gọi trong tiếng anh là Sunscreen. Chứa một số thành phần chuyên chống nắng, lọc tia UV và chuyển hoá thành những chất vô hại với cơ thể. Chống nắng dạng hoá học thường được sử dụng nhiều trên thị trường.

Thành phần: Kem chống nắng hoá học có các thành phần như mexoryl SX (lọc tia cực tím, ngăn tác hại từ ánh nắng), avobenzone (lọc tia UVA hiệu quả), oxybenzone (lọc được tia UVA và UVB), tinosorb S và M (ổn định bộ lọc chống nắng),…
Kết cấu: Kem có kết cấu mỏng nhẹ, dễ thấm và không gây nhờn rít, bí bách cho da.
Cơ chế tác dụng: Chống nắng hoá học hoạt động với cơ thể tiếp nhận tia UV và xử lý chúng trước khi gây hại cho làn da. Theo đó, tia UV sẽ được phân huỷ thành các chất vô hại và đào thải ra khỏi cơ thể theo nhiều cách khác nhau.
Ưu điểm:
Trên thị trường, kem chống nắng hoá học phổ biến và có nhiều loại để chọn lựa hơn. Một số ưu điểm nổi bật của dạng chống nắng này như sau:

- Thường có kết cấu nhẹ, mỏng, nhanh tiệp vào da và không làm bít tắc lỗ chân lông.
- Đều màu da và không làm da trông bóng nhờn, nhiều vệt trắng.
- Có đa dạng các chỉ số SPF chống tia UV, kháng nước chống trôi hiệu quả.
- Thích hợp cho da dầu mụn, da nhiều khuyết điểm và phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau.
- Nhiều thương hiệu, mẫu mã và công dụng chống nắng đa dạng.
- Trong công thức chống nắng còn bổ sung thêm các thành phần dưỡng chất chăm sóc da từ bên trong.
Nhược điểm:
Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng kem chống nắng hoá học vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định như sau:
- Chứa nhiều thành phần hoá học nên có thể gây kích ứng, đặc biệt với làn da nhạy cảm.
- Cần thoa dặm lại sau 2 tiếng vì kem nhanh trôi.
- Cần sử dụng trước khi ra ngoài từ 15 – 20 phút mới đạt hiệu quả chống nắng.
- Dễ khiến mắt bị cay, xốn, khó chịu do tác động từ thành phần hoá học.
- Tiếp xúc với nhiệt độ cao quá lâu sẽ khiến làn da dễ bị biến đổi, sạm màu hoặc ửng đỏ.
Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?
Kem chống nắng vật lý và hoá học đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Để trả lời câu hỏi nên dùng chống nắng dạng vật lý hay hoá học thật sự khá khó. Bởi lẽ lựa chọn tuỳ thuộc vào đặc điểm da và sở thích của từng người sử dụng.

Đối với làn da thường makeup
Trường hợp bạn là người thường xuyên trang điểm thì kem chống nắng hoá học được xem là “chân ái” của bạn. Với đặc điểm nhanh thấm, mỏng nhẹ nên chống nắng hoá học giúp làn da mềm mịn hơn. Nhiều người sử dụng kem này thay thế bước kem lót trong quy trình trang điểm.
Trước khi trang điểm làn da cần được chống nắng và bảo vệ cẩn thận. Do đó, hãy chọn các loại chống nắng hoá học có chỉ số SPF từ 30 – 50 để đảm bảo an toàn cho da. Nếu bạn sở hữu làn da khá nhạy cảm, dễ kích ứng thì có thể chọn loại chống nắng vật lý lại hoá học sẽ dễ chịu hơn.

Ngoài ra, để lớp trang điểm vừa tự nhiên vừa đảm bảo hiệu quả chống nắng, bạn có thể sử dụng thêm phấn phủ có chỉ số SPF. Nếu làn da tiết nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước, bạn có thể dùng phấn phủ có chỉ số chống nắng thay vì thoa lại kem chống nắng tốn thời gian.
Đối với làn da nhạy cảm
Nếu cơ địa bạn có làn da nhạy cảm và dễ bị kích ứng thì kem chống nắng vật lý sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Với thành phần dịu nhẹ, lành tính và an toàn tuyệt đối cho da, chống nắng dạng vật lý khiến da dễ chịu, thoải mái và không lo ngại bị dị ứng.

Kem chống nắng vật lý có cơ chế phản xạ lại ánh nắng mặt trời nên có khả năng chống nắng cực kỳ hiệu quả. Hơn nữa, với khả năng chống nắng tức thì và thời gian duy trì lâu, da nhạy cảm sẽ không cần thoa lại kem nhiều lần, hạn chế việc tiếp xúc với nhiều thành phần khác nhau.
Đối với trường hợp đi biển, hoạt động ngoài trời
Trong trường hợp cần hoạt động nhiều ngoài trời, có thể cân nhắc giữa kem chống nắng thành phần vật lý và hoá học. Tuỳ thời gian hoạt động, quá trình hoạt động mà chọn lựa sản phẩm tối ưu nhất.

Chẳng hạn bạn thường xuyên ra ngoài trời để làm việc, nên chọn kem chống nắng vật lý vì có khả năng chống tia UV lập tức và thời gian duy trì lâu. Ngược lại, nếu bạn tham gia hoạt động ngoài trời, tắm biển thì ưu tiên dùng kem chống nắng hoá học vì khả năng chống nước hiệu quả.
Một số lưu ý khác khi sử dụng kem chống nắng
Hiện nay, kem chống nắng xuất hiện với nhiều tên gọi khác nhau như sun cream, sun milk, sun matte,… Bạn cần tìm hiểu kỹ, đọc bảng thành phần để phân biệt được đâu là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học.
Ngoài ra, tùy vào tính chất công việc, thời gian tiếp xúc với môi trường mà bạn cần chọn lựa loại kem phù hợp. Tốt hơn cả là có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để chọn sản phẩm tối ưu nhất.

Luôn đảm bảo làn da được sạch sẽ trước và sau khi thoa kem chống nắng. Cuối ngày, hãy tẩy trang và dùng sữa rửa mặt để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn còn sót lại, giúp làn da mịn màng và khỏe mạnh hơn.
Trên đây là những thông tin về kem chống nắng vật lý và hoá học. Phân biệt được từng loại sẽ giúp bạn bảo vệ và chăm sóc da tốt hơn mỗi ngày. Hy vọng các chia sẻ trên đây hữu ích, giúp bạn chọn lựa dòng chống nắng phù hợp với cơ địa của mình. Đừng quên theo dõi Seoul Center để cập nhật thêm các bí kíp làm đẹp, dưỡng da mới nhất hiện nay nhé.
Bình luận bài viết