Kẽm là thành phần đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương khớp, cơ bắp và trí não. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bổ sung kẽm hợp lý và đúng chuẩn. Trong bài viết này, cùng Seoul Center tìm hiểu tất tần tật về thành phần này nhé.
Kẽm là gì?
Kẽm (tên tiếng Anh là Zinc) là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, dù chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ kẽm mỗi ngày nhưng nếu thiếu chúng, cơ thể sẽ gặp phải một số căn bệnh nguy hiểm. Thực tế, Zinc không thể tự sản sinh bên trong chúng ta mà cần được cung cấp từ bên ngoài.
Theo các chuyên gia, kẽm được bổ sung vào cơ thể thông qua hệ thống tiêu hoá và tồn tại ở ruột non của chúng ta. Cung cấp thành phần này thông qua dạng viên uống hoặc dùng các thực phẩm chứa nhiều kẽm là cách được nhiều người sử dụng.
Vai trò của chất kẽm trong cơ thể
Kẽm có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều bộ phận trong cơ thể, bao gồm hệ thần kinh, xương khớp, sự phát triển chiều cao,… Bên cạnh đó, Zinc còn có tác dụng lớn đối với quá trình làm đẹp của chị em phụ nữ. Dưới đây là công dụng nổi bật của thành phần này:
Cơ bắp phát triển săn chắc
Kẽm đóng vai trò quan trọng tạo nên những cơ bắp “cuồn cuộn” và săn chắc hơn. Đặc biệt, đối với những người thường luyện tập thể dục thể thao, bổ sung nguyên tố này là cách giúp cơ thể nhanh hồi phục, hỗ trợ tăng cơ nhanh và giúp quá trình tập luyện có kết quả như mong đợi.
Hệ thống xương khớp chắc chắn
Xương khớp phần lớn cấu tạo bởi canxi, do đó, bổ sung kẽm là cách giúp chuyển hóa canxi và hỗ trợ hệ xương khớp khỏe mạnh. Trong khung xương, kẽm đóng vai trò hình thành và đảm bảo sự chắc chắn của bộ phận này. Tuy nhiên, cần lưu ý về việc bổ sung đồng thời canxi và Zn vì bổ sung quá nhiều sẽ gây ra tình trạng thừa và khiến 2 thành phần này cạnh tranh với nhau.
Hệ thần kinh linh hoạt
Kẽm và vitamin B6 được xem là thành phần góp phần giúp hệ thần kinh hoạt động nhanh chóng, linh hoạt. Theo đó, kẽm hoạt động giúp các chất truyền dẫn trong não vận hành dễ dàng, máu lưu thông được khắp cơ thể. Điều này giúp hạn chế tình trạng căng thẳng, đau đầu, hệ thần kinh có thể xử lý mọi thông tin nhanh chóng hơn.
Mang đến mái tóc chắc khỏe
Bên cạnh việc hỗ trợ sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể, kẽm còn giúp chị em sở hữu mái tóc chắc khỏe, bồng bềnh. Trong sự phát triển của tóc, nguyên tố vi lượng này được xem là nhân tố quan trọng trong sự hình thành và giúp tóc khỏe hơn.
Bổ sung đầy đủ kẽm sẽ kích thích mọc tóc, giúp tóc đen dài, bóng mượt và bồng bềnh. Nếu cơ thể thiếu hụt, tình trạng tóc sẽ khô xơ, dễ gãy rụng và hư tổn nặng. Do đó, cần bổ sung đầy đủ kẽm để tăng thêm sức sống, nuôi dưỡng mái tóc dài, bóng mượt nhé.
Giảm các bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới
Kẽm là khoáng chất cần thiết để cơ thể tăng trưởng và phát triển toàn diện. Đặc biệt, trong hệ thống sinh sản ở nam, Zn là yếu tố mang đến sự khỏe mạnh và khiến các cơ hoạt động tốt hơn.
Nếu thiếu kẽm, cơ thể nam giới thường đối mặt với một số bệnh về tuyến tiền liệt, các bệnh về sinh sản. Do đó, bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp nam giới “mạnh mẽ” và tăng trưởng tốt hơn. Tuy nhiên, cần chú ý bổ sung một lượng vừa đủ, tránh bổ sung nhiều sẽ khiến cơ thể dư thừa và gây ra tác dụng phụ.
Giúp đôi mắt sáng
Vitamin A là thành phần quan trọng quyết định đôi mắt sáng, linh hoạt. Theo các chuyên gia, kẽm là yếu tố tác động vào quá trình chuyển hoá và hấp thu vitamin A cho cơ thể.
Do đó, thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt vì lượng vitamin A cung cấp không được di chuyển vào võng mạc. Điều này dẫn đến thị lực kém, mắt mờ, lờ đờ. Đặc biệt ở người già, cần bổ sung nhiều kẽm để giữ thị lực tốt và giúp đôi mắt luôn nhanh nhạy, sáng rõ.
Điều chỉnh nội tiết tố nữ
Tương tự với vai trò đối với nam giới, kẽm cũng góp phần cân bằng nội tiết tố nữ. Thành phần này giúp sản sinh lượng hormone để điều hoà cơ thể. Ngoài ra, kẽm cũng tham gia vào sản xuất insulin, là thành phần cân bằng lượng đường trong máu và giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Bên cạnh đó, kẽm còn có tác dụng trong việc kích thích tuyến giáp, hỗ trợ các bộ phận sinh sản ở nữ. Các chức năng khác như giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, ngừa tiểu đường, ung thư, các bệnh lý khác cũng nhờ vào việc bổ sung Zinc cho cơ thể.
Mang đến làn da mịn màng
Thành phần này giúp sản sinh collagen từ bên trong, giúp làn da được căng bóng, mịn màng và đàn hồi hơn. Ngoài ra, kẽm cũng điều tiết bã nhờn hiệu quả, giảm thiểu tình trạng thừa dầu, tạo môi trường vi khuẩn trú ngụ và gây ra mụn. Bổ sung kẽm đầy đủ là cách giúp bạn sở hữu làn da khỏe mạnh, trắng hồng và mịn màng.
Biểu hiện của thừa, thiếu kẽm
Việc bổ sung quá nhiều hoặc quá ít kẽm sẽ khiến cơ thể đối mặt với một số loại bệnh nguy hiểm. Dưới đây là những biểu hiện của tình trạng thừa hoặc thiếu kẽm, nắm được các biểu hiện này sẽ giúp bạn điều chỉnh quá trình ăn uống và cân bằng lượng chất này trong cơ thể.
Biểu hiện thừa kẽm
Quá trình ăn uống bổ sung quá nhiều kẽm sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc và gây ra các biểu hiện nguy hiểm. Khi cơ thể bị thừa Zn sẽ xảy ra các biểu hiện như sau:
- Buồn nôn: Bổ sung nhiều kẽm khiến cơ thể bị ợ hơi, buồn nôn liên tục. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày dùng 15mg thường sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng buồn nôn và mệt mỏi.
- Đắng miệng: Dư thừa kẽm gây ra tình trạng đắng miệng, ăn không ngon và gây mất vị giác.
- Đau bụng và tiêu chảy: Biểu hiện đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón là cảnh báo tình trạng thừa kẽm trong cơ thể. Ngoài ra, ngộ độc kẽm từ các đồ vật gia dụng chứa kẽm clorua cũng khiến chúng ta gặp vấn đề về tiêu hoá.
- Sức đề kháng yếu: Thừa nguyên tố vi lượng này khiến hệ miễn dịch bị rối loạn, suy giảm các chức năng kháng khuẩn, kháng viêm. Do đó, cơ thể dễ nhiễm bệnh và dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
- Nồng độ cholesterol xấu tăng: Theo các chuyên gia, bổ sung nhiều hơn 50mgr mỗi ngày sẽ làm lượng cholesterol tốt bị suy giảm, tăng lượng cholesterol xấu nên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.
Xem thêm: Uống nước lá vối có tác dụng giảm cân không?
Biểu hiện của thiếu kẽm
Thiếu kẽm sẽ đi cùng các căn bệnh nguy hiểm. Dưới đây là những biểu hiện của thiếu kẽm cảnh báo bạn cần bổ sung thêm thành phần này:
- Tóc gãy rụng: Thành phần này giúp hấp thụ protein và tăng tế bào sinh trưởng, đây là yếu tố để tóc mọc nhanh và chắc khỏe. Thiếu kẽm thường khiến tóc hư tổn, xơ rối và dễ gãy rụng.
- Răng ố vàng: Kẽm tồn tại trong mảng bám, men răng và nước bọt. Do đó, tình trạng răng ố vàng, không sáng bóng, thường xuyên bị viêm nướu, loét miệng… là biểu hiện thiếu kẽm.
- Mụn và các vấn đề trên da: Nếu làn da gặp tình trạng mụn, nốt đỏ đóng vảy hoặc vết thương hở lâu lành là biểu hiện của hàm lượng Zn thấp.
- Đau nhức xương khớp: kẽm có chức năng giúp xương phát triển và tăng trưởng nhanh chóng, tái tạo collagen cho các khớp hoạt động hiệu quả. Do đó, hệ thống xương khớp đau nhức cũng là dấu hiệu nên bổ sung kẽm vào cơ thể.
- Móng tay dễ gãy, có đốm trắng: Các đốm trắng nổi ở móng tay được gọi là vạch Beau, đây là biểu hiện cơ thể đang thiếu kẽm. Ngoài ra, móng tay còn dễ gãy, giòn và lâu mọc. Cơ thể cần cung cấp dưỡng chất này để các tế bào, mô quanh móng phát triển hoàn thiện hơn.
- Loét miệng: Kẽm thấp khiến cơ thể hạn chế hấp thụ những dưỡng chất khác, đặc biệt là vitamin. Do đó, tình trạng loét miệng và thường xuyên tái diễn.
Cách bổ sung kẽm hợp lý
Tuỳ vào từng độ tuổi, giới tính mà lượng kẽm cần bổ sung sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, có nhiều cách cung cấp thành phần này vào cơ thể. Dưới đây là bảng nhu cầu kẽm cần thiết cho từng đối tượng khác nhau:
Độ tuổi | Nhu cầu Zinc (mg/ ngày) |
Dưới 6 tháng tuổi | 2mg/ ngày |
Từ 7 tháng – 3 tuổi | 5mg/ ngày |
Từ 3 tuổi – 13 tuổi | 10mg/ ngày |
Người lớn | 15mg/ ngày |
Phụ nữ mang thai | 15 – 25mg/ ngày |
Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung thêm bằng một số loại thực phẩm hoặc các loại thuốc, viên uống. Tuy nhiên, cần đảm bảo đúng liều lượng và phù hợp với cơ thể từng người.
Bổ sung thông qua thực phẩm: cần đa dạng thực đơn bữa ăn, lựa chọn thực phẩm nhiều Zn và bổ sung các dưỡng chất khác như vitamin, khoáng chất để bổ trợ.
Bổ sung bằng cách uống thuốc: Bạn có thể tham khảo và chọn các loại thuốc viên hoặc dung dịch uống để bổ sung Zinc, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về hàm lượng sử dụng để không bị thừa kẽm và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Đối với phụ nữ đang mang thai, cần bổ sung nhiều kẽm để thai nhi phát triển toàn diện. Đây cũng là cách giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng hơn.
Những thực phẩm chứa nhiều kẽm
Để bổ sung kẽm vào cơ thể, việc ăn uống và chọn lựa thực phẩm đóng vai trò khá quan trọng. Cung cấp từ nguồn thức ăn mỗi ngày là cách tốt nhất để cơ thể sở hữu hàm lượng này dồi dào. Dưới đây là một số thực phẩm giàu kẽm bạn có thể tham khảo:
- Thịt: Các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê, thịt nai,… đều chứa rất nhiều kẽm và protein tốt cho cơ thể.
- Các loại hạt: Những loại hạt như lúa mì, ngô, đậu,… chứa nhiều Zn và cũng khá quen thuộc với chúng ta. Theo ước tính, 100gr ngũ cốc có tới 52g kẽm cần thiết cho cơ thể.
- Các loại động vật có vỏ: Các loại động vật như sò, tôm, hến, hàu,… thường là các loại hải sản chứa lượng Zinc dồi dào. Những thực phẩm này còn có thể chế biến thành các món ăn thơm ngon, hấp dẫn.
- Các loại nấm, rau quả: Những loại rau chân vịt, nấm cũng là thực phẩm chứa kẽm nhiều và thường dễ kém. Đây là nguồn thực phẩm mang đến lượng kẽm dồi dào và tốt cho sức khỏe.
Lưu ý cần nhớ trong quá trình bổ sung kẽm
Thành phần kẽm được biết đến là quan trọng với cơ thể, tuy nhiên quá trình bổ sung cần chú ý những thông tin cơ bản. Để hạn chế tình trạng thừa hoặc thiếu kẽm, hãy lưu ý các vấn đề sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, cân đối lựa chọn thực phẩm giàu kẽm như hải sản và các loại thịt. Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C, hoa quả để đảm bảo chế độ ăn giàu dưỡng chất.
- Chọn các loại ngũ cốc, bột, bánh quy,… để bổ sung kẽm và tiết kiệm chi phí. Cần chú ý thời gian sử dụng và hàm lượng phù hợp để đảm bảo an toàn.
- Không bổ sung quá 40mg/ ngày, đối với nữ giới chỉ cần 8mg/ ngày và nam giới là 11mg/ ngày.
- Những đối tượng mang thai, cho con bú, người ăn chay, bị rối loạn tiêu hoá nên bổ sung thêm kẽm mỗi ngày.
- Không sử dụng bia rượu vì sẽ đào thải kẽm và các chất dinh dưỡng ra bên ngoài.
- Không chế biến thực phẩm chín nhừ vì sẽ làm hao hụt lượng kẽm vốn có.
Trên đây là toàn bộ thông tin về kẽm và cách sử dụng chúng hợp lý. Thành phần này có vai trò quan trọng với cơ thể nên cần xây dựng thực đơn và bổ sung đúng cách. Hy vọng với thông tin trên, bạn đã hiểu được tầm quan trọng của Zinc, đừng quên theo dõi Seoul Center để cập nhật thêm các thông tin hữu ích nhé.
Bình luận bài viết